Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5660:2010

CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009

TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI PHỤ GIA THỰC PHẨM

General standard for food additives

Lời nói đầu

TCVN 5660:2010 thay thế TCVN 5660:1992;

TCVN 5660:2010 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009;

TCVN 5660:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm và các chất nhiễm bẩn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI PHỤ GIA THỰC PHẨM

General standard for food additives

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Phụ gia thực phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này

Chỉ có các loại phụ gia thực phẩm được liệt kê ở đây phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này1) được công nhận là thích hợp để sử dụng cho thực phẩm. Tiêu chuẩn này chỉ xem xét các phụ gia thực phẩm đã được Ủy ban chuyên gia hỗn hợp của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)/Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Phụ gia thực phẩm (JECFA)2) quy định lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) hoặc đã được xác định là an toàn3) dựa trên cơ sở các tiêu chí khác và áp dụng Hệ thống đánh số quốc tế (INS) theo Codex. Việc sử dụng các phụ gia thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này được coi là vì mục đích công nghệ.

1.2. Các loại thực phẩm có thể sử dụng phụ gia

Tiêu chuẩn này đưa ra các điều kiện đối với các phụ gia thực phẩm để có thể sử dụng cho tất cả các loại thực phẩm đã được tiêu chuẩn hóa cũng như chưa tiêu chuẩn hóa. Việc sử dụng các phụ gia đối với các thực phẩm đã tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào các điều kiện sử dụng được thiết lập theo các tiêu chuẩn sản phẩm và theo tiêu chuẩn này.

1.3. Các loại thực phẩm có thể không được sử dụng phụ gia

Các nhóm thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm đơn lẻ không cho phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại phụ gia thực phẩm cũng được quy định trong tiêu chuẩn này.

1.4. Mức sử dụng tối đa của các phụ gia thực phẩm

Mục tiêu chính của việc thiết lập mức sử dụng tối đa của các phụ gia thực phẩm trong các nhóm thực phẩm khác nhau là để đảm bảo lượng ăn vào của một loại phụ gia thực phẩm không vượt quá ADI của nó.

Các phụ gia thực phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này và mức sử dụng tối đa của chúng được dựa vào các quy định về phụ gia thực phẩm của các tiêu chuẩn sản phẩm đã có hoặc theo quy định phù hợp với mức đề nghị tối đa của ADI.

Để xây dựng mức sử dụng tối đa, có thể sử dụng Phụ lục A. Việc đánh giá các dữ liệu thực tế về tiêu thụ thực phẩm cũng nên được xem xét.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Phụ gia thực phẩm (Food additive)

Tất cả các chất mà bản thân nó không được dùng theo cách thông thường như một loại thực phẩm hoặc không được dùng như một thành phần đặc trưng của thực phẩm, cho dù phụ gia này có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Các chất này được chủ định bổ sung vào thực phẩm vì mục đích công nghệ (kể cả để cải thiện tính chất cảm quan) trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản (trực tiếp hoặc gián tiếp) để tạo ra kết quả mong muốn cho thực phẩm hay các sản phẩm phụ và chúng sẽ trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc tác động đến những đặc tính nhất định của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm các chất nhiễm bẩn hoặc chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) về Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm

  • Số hiệu: TCVN5660:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản