Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5267-1:2008

MẬT ONG - PHẦN 1: SẢN PHẨM ĐÃ CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP

Honey - Part ong: Processed and intended for direct consumption products

Lời nói đầu

TCVN 5267-1:2008 thay thế TCVN 5267:1990;

TCVN 5267-1:2008 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 12:1981, soát xét 2-2001, Phần 1.

TCVN 5267-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường vá mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

CODEX STAN 12:1981, soát xét 2-2001. Mật ong gồm có hai phần:

Phần một của tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại mật ong và bao gồm tất cả các dạng sản phẩm chế biến để tiêu dùng trực tiếp.

Phần hai của tiêu chuẩn này bao gồm các loại mật ong dùng trong công nghiệp hoặc được dùng như một thành phần của thực phẩm khác. Phần hai này cũng bao gồm mật ong được đóng gói trong thùng lớn để bán, được đóng gói lại thành các gói nhỏ để bán lẻ (sẽ được xây dựng).

 

TCVN 5267: 2008

MẬT ONG - PHẦN 1: SẢN PHẨM ĐÃ CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP

Honey - Part ong: Processed and intended for direct consumption products

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại mật ong và bao gồm tất cả các dạng sản phẩm chế biến để tiêu dùng trực tiếp.

2. Mô tả

2.1 Định nghĩa sản phẩm

Mật ong (honey): Chất ngọt tự nhiên thu được từ ong cho mật, ong lấy mật hoa hoặc lấy dịch tiết ra từ cây, hoặc dịch tiết ra từ các côn trùng hút mật thực vật sống trên cây, sau đó chuyển hoá chúng bằng cách kết hợp với các chất đặc biệt trong cơ thể, tích luỹ, khử nước, lưu giữ và để trong tổ ong cho đến chín và ngấu.

 2.1.1 Mật ong hoa (blossom honey or nectar honey)

Mật ong thu được từ mật hoa thực vật.

2.1.2 Mật ong rừng (honeydew honey)

Mật ong từ dịch tiết của côn trùng (Hemiptera) hút mật thực vật hoặc dịch tiết ra từ thực vật.

2.2 Mô tả

Mật ong chủ yếu gồm các loại đường khác nhau, chủ yếu là fructoza và glucoza cũng như các thành phần khác như các axit hữu cơ, các enzym và các hạt rắn từ việc thu gom mật. Màu sắc của mật ong thay đổi từ gần như không màu đến màu nâu sẫm. Trạng thái có thể là dạng lỏng, sánh hoặc kết tinh từng phần hoặc toàn bộ. Hương vị và mùi thơm thay đổi theo nguồn gốc của thực vật.

3. Thành phần chính và yêu cầu chất lượng

3.1 Mật ong để bán không được pha trộn bất kỳ thành phần thực phẩm nào khác, kể cả phụ gia thực phẩm, cũng như không bổ sung bất kỳ thành phần nào khác với mật ong. Mật ong không được có bất kỳ chất không mong muốn, hương vị, mùi thơm, hoặc mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài trong quá trình chế biến và bảo quản. Mật ong không có dấu hiệu bị lên men hoặc sủi bọt. Không được loại bớt phấn hoa hoặc thành phần đặc biệt nào của mật ong, trừ trường hợp không thể tránh được trong khi loại bỏ tạp chất chất hữu cơ hoặc vô cơ.

3.2 Mật ong không được đun nóng hoặc xử lý vì trong điều kiện như vậy có thể làm thay đồi thành phần cơ bản và/hoặc làm hỏng chất lượng của mật ong.

3.3 Không xử lý bằng hoá chất hoặc hoá sinh vì

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5267-1:2008 (CODEX STAN 12:1981, sx 2-2001, Phần 1) về mật ong - Phần 1: Sản phẩm đã chế biến và sử dụng trực tiếp

  • Số hiệu: TCVN5267-1:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản