Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành
Điều 9. Hệ thống khai thác mỏ lộ thiên
Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác mỏ lộ thiên bao gồm: Chiều cao tầng, chiều rộng mặt tầng, góc nghiêng sườn tầng, góc bờ công tác...
1. Chiều cao của tầng: Thực hiện theo thiết kế, nhưng ở những khu vực đất đá tụt lở được phép điều chỉnh chiều cao tầng bóc đất đá hoặc khoáng sản theo hướng chiều cao tầng thực tế nhỏ hơn chiều cao tầng thiết kế.
1.1. Chiều cao của tầng bóc đất đá, tuỳ theo tính chất cơ lý đất đá và thiết bị được sử dụng để lựa chọn cho phù hợp:
a) Khi dùng máy xúc gầu thuận hoặc gầu ngược xúc trực tiếp đất đá không phải nổ mìn chiều cao tầng không được quá chiều cao xúc tối đa của máy xúc;
b) Khi dùng máy xúc gầu thuận hoặc gầu ngược xúc đất đá phải nổ mìn thì chiều cao tầng được chọn bằng 1,2 ¸ 1,5 lần chiều cao xúc tối đa của máy xúc;
c) Khi sử dụng máy xúc gầu ngược đứng ở mức trung gian thì chiều cao của tầng khai thác không được vượt quá tổng chiều sâu và chiều cao xúc tối đa của máy.
1.2. Để đảm bảo chất lượng và giảm tổn thất, việc khai thác khoáng sản có thể được tiến hành theo các phân tầng. Chiều cao phân tầng được lựa chọn tuỳ thuộc vào góc nghiêng, chiều dày thân khoáng, loại thiết bị sử dụng và công nghệ xúc bốc.
2. Chiều rộng mặt tầng:
2.1. Chiều rộng mặt tầng công tác được xác định trên cơ sở các thông số sau:
a) Chiều rộng của đống đất đá nổ mìn (nếu đất đá phải nổ mìn);
b) Chiều rộng nền đường xe tải chạy (kể cả lề đường hai bên);
c) Chiều rộng luồng đặt thiết bị phụ trợ (đường điện, nước, khí, hơi nén ..) đường cho thiết bị vận chuyển phục vụ;
d) Chiều rộng bờ an toàn ở mép tầng (tuỳ theo chiều cao tầng và góc ổn định của sườn tầng và thiết bị vận tải);
đ) Chiều rộng của luồng dự phòng để mở tài nguyên (nếu chế độ khai thác mỏ quy định cần có luồng xúc cụt).
2.2. Việc xác định kích thước của các yếu tố trên, trừ luồng dự phòng để mở tài nguyên tuỳ thuộc tính chất cơ lý đất đá mỏ, thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng và giải pháp kỹ thuật để phù hợp với kế hoạch sản xuất - kinh doanh.
Kích thước luồng dự phòng để mở tài nguyên nhằm đảm bảo sản xuất điều hoà được xác định trong từng điều kiện cụ thể căn cứ theo chế độ khai thác mỏ.
3. Góc nghiêng sườn tầng:
a) Tuỳ theo tính chất cơ lý của đất đá và thiết bị xúc bốc mà góc nghiêng sườn tầng có thể khác nhau.
b) Trong quá trình xúc bốc góc nghiêng sườn tầng có thể thay đổi theo tính chất cơ lý của đất đá nhưng không để tạo thành hàm ếch.
4. Góc nghiêng bờ công tác:
a) Góc nghiêng bờ công tác có thể thay đổi theo từng giai đoạn để điều hoà hệ số bóc và đảm bảo sản lượng theo từng kỳ kế hoạch, nhưng phải theo trình tự của thiết kế hoặc phải điều chỉnh thiết kế nếu xét thấy hợp lý và cần thiết.
b) Trong quá trình thực hiện được phép tăng góc bờ nghiêng công tác đến góc ổn định bờ mỏ.
5. Quy định bổ sung đối với khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên.
5.1. Khi khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên phải dùng phương pháp cắt tầng và khai thác tuần tự từ trên xuống dưới. Không được khai thác theo kiểu cắt chân hoặc khoét hàm ếch.
5.2. Chiều cao tầng khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên không được quá:
a) 3 m khi khai thác bằng thủ công và dùng búa khoan cầm tay;
b) 20 m nếu cơ khí hoá toàn bộ quá trình khai thác.
5.3. Độ dốc của sườn tầng không vượt quá 750.
5.4. Khi mặt bằng làm việc ở trên cao thì đường lên xuống cho người đi bộ phải có bậc thang, độ dốc không quá 400, phải có lan can và khoảng cách 10 m lại phải có một bậc rộng để nghỉ chân.
5.5. Khi tiến hành các thao tác thủ công ở trên sườn dốc có độ cao trên 03 m thì phải đặt sàn đỡ có bề rộng tối thiểu là 1 m và phải đeo dây an toàn.
5.6. Khoảng cách giữa người làm việc thủ công trên tuyến khai thác không được nhỏ hơn 6 m; ở những chỗ bổ, đập đá không được nhỏ hơn 4 m. Nếu phía trên có người đang làm việc không được làm bất cứ công việc gì hoặc đi qua lại phía dưới.
5.7. Khi cậy gỡ đá ở trên tầng cao phải bố trí người gác để không cho người hoặc xe, máy móc vào trong vùng nguy hiểm.
5.8. Để vận chuyển những khối đá nặng trên 60 kg cũng như để nâng những khối đá bất kỳ lên cao trên 3 m nhất thiết phải cơ giới hoá công việc bốc dỡ.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVN04:2009/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 07/07/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quy định chung về công tác an toàn:
- Điều 4. Quy định về nơi làm việc
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - bảo hộ lao động.
- Điều 6. Quyền và trách nhiệm người lao động trong công tác an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 7. Công tác an toàn trong hoạt động sản xuất mỏ lộ thiên
- Điều 13. Quy định về đổ thải
- Điều 14. Thoát nước ở bãi thải
- Điều 15. Thông số về kỹ thuật an toàn bãi thải
- Điều 16. Quản lý bãi thải
- Điều 17. Đổ thải bằng ôtô kết hợp với máy ủi
- Điều 18. Đổ thải bằng toa xe
- Điều 19. Quy định về thoát nước mỏ
- Điều 20. Các công trình thoát nước và tháo khô mỏ
- Điều 21. Cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Điều 22. Các thông số của hệ thống khai thác bằng sức nước
- Điều 23. Khai thác bằng súng bắn nước
- Điều 24. Lắp đặt, vận hành súng bắn nước
- Điều 25. Quy định về khai thác thủ công
- Điều 26. Quy định đối với khai thác bằng phương pháp thủ công
- Điều 27. Quá trình khai thác thủ công
- Điều 28. Xe goòng thủ công
- Điều 29. Quy định về tàu hút
- Điều 30. Kiểm tra tầu hút bùn trước khi vận hành
- Điều 31. Vận hành tầu hút
- Điều 32. Sửa chữa tầu hút tại hiện trường
- Điều 42. Vận hành máy ủi
- Điều 43. Kiểm tra, sửa chữa máy ủi
- Điều 44. Các phương tiện, thiết bị san gạt khác
- Điều 45. Vận tải bằng ô tô
- Điều 46. Vận tải bằng băng tải
- Điều 47. Vận chuyển bằng tời dây
- Điều 48. Vận tải bằng máng trượt
- Điều 49. Vận tải phối hợp
- Điều 54. Trạm biến áp, thiết bị phân phối và tủ điện
- Điều 55. Trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn điện
- Điều 56. Tiếp đất
- Điều 57. Đường dây tiếp xúc của tầu điện cần vẹt
- Điều 61. Cấp dỡ tải bằng ôtô
- Điều 62. Cấp dỡ tải bằng toa xe đường sắt
- Điều 63. Thiết bị máy tời kéo toa xe
- Điều 64. Vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải.
- Điều 65. Vận chuyển bằng máng cào
- Điều 66. Vận chuyển bằng máng dẫn
- Điều 67. Máy đập, máy nghiền
- Điều 68. Máy sàng
- Điều 69. Thiết bị máng rửa và máng xoắn
- Điều 70. Máy tuyển lắng khí nén
- Điều 71. Máy tuyển huyền phù
- Điều 72. Máy tuyển xoáy lốc huyền phù
- Điều 73. Máy tuyển từ
- Điều 74. Máy bơm nước và nước tuần hoàn
- Điều 75. Máy bơm bùn, bơm huyền phù
- Điều 76. Các thiết bị khử nước
- Điều 77. Bể lắng cô đặc
- Điều 78. Thông tin liên lạc và điều độ sản xuất
- Điều 79. Bun ke chứa
- Điều 80. Kho chứa sản phẩm
- Điều 81. Lấy mẫu thí nghiệm
- Điều 82. Điều chế dung dịch hoá chất
- Điều 83. Tiến hành phân tích, hoá nghiệm mẫu
- Điều 84. Phòng phân tích, hóa nghiệm
- Điều 87. Công tác phòng ngừa sự cố, an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 88. Cấp cứu mỏ bán chuyên
- Điều 89. Phòng ngừa sự cố khai thác mỏ
- Điều 90. Mục tiêu và yêu cầu
- Điều 91. Kế hoạch giải quyết sự cố mỏ lộ thiên
- Điều 92. Công tác giải quyết sự cố
- Điều 93. Kế hoạch phòng chống bão lụt, chống sét
- Điều 94. Triển khai phòng chống bão lụt, chống sét
- Điều 95. Công tác phòng cháy chữa cháy
- Điều 100. Tổ chức quản lý công tác an toàn mỏ
- Điều 101. Kiểm tra về an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 102. Thống kê, báo cáo sự cố - tai nạn lao động.
- Điều 103. Công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật an toàn.
- Điều 104. Các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 1 và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các quy định của Quy chuẩn này.
- Điều 105. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
- Điều 106. Trong trường hợp các văn bản, quy phạm pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc thực hiện phải theo quy định của văn bản, quy phạm pháp luật hiện hành.
- Điều 107. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chuẩn này, tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra sẽ bị xử lý, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành./.