Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành
Điều 27. Quá trình khai thác thủ công
1. Theo thường kỳ hoặc sau mỗi trận mưa lớn người quản lý phải đi kiểm tra khu vực làm việc: mặt tầng, sườn tầng và những nơi xung yếu liên quan khác; Nếu có sự cố, tụt lún hoặc hỏng hóc, thì phải xử lý giải quyết, chỉ sau khi đã khắc phục hậu quả xong mới cho người lao động vào làm việc.
2. Không được bố trí người vào làm việc ở những nơi:
a) Có lệnh cấm;
b) Có biển báo nguy hiểm;
c) Những nơi đất đá treo, tụt lở phía trên chưa được xử lý;
d) Những nơi không đủ ánh sáng làm việc.
3. Trước khi cắt tầng công tác mới, phải kiểm tra sườn tầng và mặt tầng; Sườn tầng phải đảm bảo độ dốc quy định, không được để chỗ lồi lõm ra vào; mặt tầng phải bằng phẳng, không gồ ghề, dốc đường vận chuyển phải phù hợp đối với từng loại phương tiện vận tải.
4. Trong phạm vi cách mép tầng công tác trên 1 m, không được để các hòn đá hoặc bất kỳ vật gì khác có thể rơi xuống tầng dưới.
Trước khi làm việc ở tầng công tác phải tổ chức cậy om; Trong khi đang cậy om, cậy gỡ sườn tầng bên trên, cấm người làm việc ở phía dưới.
5. Trước khi cuốc, bẩy phải kiểm tra gương tầng, đề phòng đất đá nứt, tụt lở, đổ xuống bất ngờ. Khi cuốc hoặc bẩy bắn phải làm lần lượt từ lớp trên xuống; Người làm việc phải chọn chỗ đứng thật vững chắc, an toàn, không đứng quay mặt vào gương tầng để cào đất đá xuống tầng dưới. Khi bẩy đất đá phải bẩy bằng cách kéo tay vào phía trong người mình để tránh ngã theo đà rơi của vật bẩy.
Không được đào hàm ếch hoặc đứng phía dưới cậy bẩy ngược lên cao
6. Khi đang làm việc, không được phóng choòng từ tầng trên xuống tầng dưới hoặc cắm chòong và để choòng dựa vào gương tầng.
7. Phải báo hiệu và quan sát kỹ khu vực phía dưới, trước khi đổ đất xuống; Phải phát lệnh báo trước khi bắn bẩy, đẩy đá để mọi người xung quanh tránh vào vị trí, nơi an toàn.
8. Gặp những chỗ nứt nẻ, tụt lở lớn, bắn bẩy đá to nguy hiểm, thì phải như sau:
a) Người chỉ huy theo dõi phân công người có kinh nghiệm vào làm việc và bố trí người cảnh giới khu vực nguy hiểm.
b) Cảnh báo cho những người ở các tầng dưới tránh vào nơi an toàn, thu dọn và tháo gỡ tất cả các phương tiện làm việc vận chuyển về phía dưới, cắm cờ báo hiệu giới hạn vùng nguy hiểm.
c) Người chỉ huy khai trường quy định, giới hạn vùng nguy hiểm ở mỗi bên hoặc tầng có liên quan.
d) Sau khi giải quyết, hết sự nguy hiểm mới cho phép người vào làm việc.
9. Các công việc làm ở những nơi gần sông, suối, hồ ao, núi cao, địa hình nguy hiểm hoặc ở nơi làm việc mới phải có tối thiểu từ hai người làm trở lên. Trong khi làm việc không được tự ý, tuỳ tiện bơi lội, tắm.
10. Đối với khai trường khai thác lộ vỉa, khai thác lại ở bãi thải, các mỏ đã kết thúc; khai thác thủ công kết hợp với cơ giới (máy xúc, máy ủi, ô tô loại nhỏ..) phải:
a) áp dụng các quy định về “cơ giới hoá công tác khai thác” và quy định về “khai thác thủ công” của Quy chuẩn này.
b) Khi sử dụng công nghệ có nối tiếp giữa cơ giới và thủ công xen kẽ nhau, mỏ cần có những quy định chặt chẽ về an toàn ở các khâu nối tiếp công việc hoặc xen kẽ với nhau và được cơ quan quản lý kỹ thuật an toàn cấp trên phê duyệt.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVN04:2009/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 07/07/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quy định chung về công tác an toàn:
- Điều 4. Quy định về nơi làm việc
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - bảo hộ lao động.
- Điều 6. Quyền và trách nhiệm người lao động trong công tác an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 7. Công tác an toàn trong hoạt động sản xuất mỏ lộ thiên
- Điều 13. Quy định về đổ thải
- Điều 14. Thoát nước ở bãi thải
- Điều 15. Thông số về kỹ thuật an toàn bãi thải
- Điều 16. Quản lý bãi thải
- Điều 17. Đổ thải bằng ôtô kết hợp với máy ủi
- Điều 18. Đổ thải bằng toa xe
- Điều 19. Quy định về thoát nước mỏ
- Điều 20. Các công trình thoát nước và tháo khô mỏ
- Điều 21. Cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Điều 22. Các thông số của hệ thống khai thác bằng sức nước
- Điều 23. Khai thác bằng súng bắn nước
- Điều 24. Lắp đặt, vận hành súng bắn nước
- Điều 25. Quy định về khai thác thủ công
- Điều 26. Quy định đối với khai thác bằng phương pháp thủ công
- Điều 27. Quá trình khai thác thủ công
- Điều 28. Xe goòng thủ công
- Điều 29. Quy định về tàu hút
- Điều 30. Kiểm tra tầu hút bùn trước khi vận hành
- Điều 31. Vận hành tầu hút
- Điều 32. Sửa chữa tầu hút tại hiện trường
- Điều 42. Vận hành máy ủi
- Điều 43. Kiểm tra, sửa chữa máy ủi
- Điều 44. Các phương tiện, thiết bị san gạt khác
- Điều 45. Vận tải bằng ô tô
- Điều 46. Vận tải bằng băng tải
- Điều 47. Vận chuyển bằng tời dây
- Điều 48. Vận tải bằng máng trượt
- Điều 49. Vận tải phối hợp
- Điều 54. Trạm biến áp, thiết bị phân phối và tủ điện
- Điều 55. Trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn điện
- Điều 56. Tiếp đất
- Điều 57. Đường dây tiếp xúc của tầu điện cần vẹt
- Điều 61. Cấp dỡ tải bằng ôtô
- Điều 62. Cấp dỡ tải bằng toa xe đường sắt
- Điều 63. Thiết bị máy tời kéo toa xe
- Điều 64. Vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải.
- Điều 65. Vận chuyển bằng máng cào
- Điều 66. Vận chuyển bằng máng dẫn
- Điều 67. Máy đập, máy nghiền
- Điều 68. Máy sàng
- Điều 69. Thiết bị máng rửa và máng xoắn
- Điều 70. Máy tuyển lắng khí nén
- Điều 71. Máy tuyển huyền phù
- Điều 72. Máy tuyển xoáy lốc huyền phù
- Điều 73. Máy tuyển từ
- Điều 74. Máy bơm nước và nước tuần hoàn
- Điều 75. Máy bơm bùn, bơm huyền phù
- Điều 76. Các thiết bị khử nước
- Điều 77. Bể lắng cô đặc
- Điều 78. Thông tin liên lạc và điều độ sản xuất
- Điều 79. Bun ke chứa
- Điều 80. Kho chứa sản phẩm
- Điều 81. Lấy mẫu thí nghiệm
- Điều 82. Điều chế dung dịch hoá chất
- Điều 83. Tiến hành phân tích, hoá nghiệm mẫu
- Điều 84. Phòng phân tích, hóa nghiệm
- Điều 87. Công tác phòng ngừa sự cố, an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 88. Cấp cứu mỏ bán chuyên
- Điều 89. Phòng ngừa sự cố khai thác mỏ
- Điều 90. Mục tiêu và yêu cầu
- Điều 91. Kế hoạch giải quyết sự cố mỏ lộ thiên
- Điều 92. Công tác giải quyết sự cố
- Điều 93. Kế hoạch phòng chống bão lụt, chống sét
- Điều 94. Triển khai phòng chống bão lụt, chống sét
- Điều 95. Công tác phòng cháy chữa cháy
- Điều 100. Tổ chức quản lý công tác an toàn mỏ
- Điều 101. Kiểm tra về an toàn - bảo hộ lao động
- Điều 102. Thống kê, báo cáo sự cố - tai nạn lao động.
- Điều 103. Công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật an toàn.
- Điều 104. Các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 1 và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các quy định của Quy chuẩn này.
- Điều 105. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
- Điều 106. Trong trường hợp các văn bản, quy phạm pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc thực hiện phải theo quy định của văn bản, quy phạm pháp luật hiện hành.
- Điều 107. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chuẩn này, tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra sẽ bị xử lý, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành./.