Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12107:2017

DẦU GẠO

Rice bran oils

Lời nói đầu

TCVN 12107:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Dầu gạo là sản phẩm thu được từ cám gạo (phần vỏ lụa ngoài cùng của hạt gạo lức). Đây là loại dầu ăn hỗ trợ tốt cho sức khỏe, chứa nhiều loại vitamin và một số chất chống oxy hóa tự nhiên, có hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt không chứa axit béo dạng trans. Dầu gạo có thể sử dụng để chiên, xào, làm các món xốt, salad trộn, các món nướng hay thay thế cho tất cả các loại dầu ăn khác.

Dầu gạo là loại dầu có sự cân bằng tốt giữa các axit béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Trong số các chất không xà phòng hóa của dầu gạo, chiếm tỷ lệ cao nhất là các vitamin E (các tocopherol và tocotrienol), oryzanol (chất chống oxy hóa chỉ có duy nhất trong dầu gạo), các phytosterol, polyphenol và squalene (chất có vai trò rất quan trọng trong tổng hợp các sterol trong cơ thể).

Tận dụng thế mạnh là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo, hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất thành công dầu gạo từ các phụ phẩm trong quá trình chế biến gạo như Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sáng lập của Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO).

Theo đề nghị của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật xây dựng TCVN 12107:2017 trên cơ sở: tham khảo tiêu chuẩn quốc tế CODEX STAN 210 Dầu thực vật; tiêu chuẩn của một số quốc gia và các tài liệu nghiên cứu khác.

 

DẦU GẠO

Rice bran oils

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dầu gạo dùng làm thực phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2625 (ISO 5555) Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu

TCVN 2627 Dầu thực vật - Phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong

TCVN 2640 (ISO 6320) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số khúc xạ

TCVN 6120 (ISO 662) Dầu và mỡ động vật và thực vật - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi

TCVN 6121 (ISO 3960) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số peroxit

TCVN 6122 (ISO 3961) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số iôt

TCVN 6123 (ISO 3596) Dầu mỡ động thực vật - Xác định chất không xà phòng hóa - Phương pháp dùng chất chiết dietyete

TCVN 6125 (ISO 663) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chất không hòa tan

TCVN 6126 (ISO 3657) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng

TCVN 6127 (ISO 660) Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị s axit và độ axit

TCVN 6128 (ISO 661) Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị m

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12107:2017 về Dầu gạo

  • Số hiệu: TCVN12107:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản