Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2640:2007

ISO 6320:2000

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ

Animal and vegetable fats and oils - Determination of refractive index

 

Lời nói đầu

TCVN 2640:2007 thay thế TCVN 2640:1999;

TCVN 2640:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6320:2000 và bản đính chính kỹ thuật 1:2007;

TCVN 2640:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ

Animal and vegetable fats and oils - Determination of refractive index

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số khúc xạ của dầu mỡ động vật và thực vật.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. chỉ số khúc xạ (của môi trường) [refractive index (of a medium)]

tỷ số giữa vận tốc ánh sáng của bước sóng xác định trong chân không với vận tốc ánh sáng ở trong môi trường.

Chú thích 1: Trong thực tế, vận tốc ánh sáng trong không khí được sử dụng thay cho vận tốc ánh sáng trong chân không và trừ khi có quy định khác, bước sóng được chọn là bước sóng trung bình D của natri (589,6 nm).

Chú thích 2: Chỉ số khúc xạ của một chất đã cho thay đổi theo bước sóng của tia ánh sáng tới và theo nhiệt độ. Ký hiệu là ntD, trong đó t là nhiệt độ tính bằng oC.

4. Nguyên tắc

Đo chỉ số khúc xạ của mẫu ở dạng lỏng tại nhiệt độ quy định bằng khúc xạ kế.

5. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các loại thuốc thử có độ tinh khiết phân tích, nước cất hay nước không chứa các chất khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1. Etyl laurat, có chất lượng phù hợp để đo khúc xạ và chỉ số khúc xạ đã biết.

5.2. Hexan hoặc các dung môi thích hợp khác như dầu nhẹ, axeton hoặc toluen dùng để làm sạch lăng kính của khúc xạ kế.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thử nghiệm và cụ thể sau đây:

6.1. Khúc xạ kế, ví dụ: loại Abbe thích hợp để đo chỉ số khúc xạ trên khoảng từ nD = 1,300 đến nD = 1,700 với sai số ± 0,0001.

6.2. Nguồn sáng, đèn khí natri

Có thể dùng ánh sáng tự nhiên, nếu khúc xạ kế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2640:2007 (ISO 6320:2000) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số khúc xạ

  • Số hiệu: TCVN2640:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản