Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 258-3:2007

VẬT LIỆU KIM LOẠI - THỬ ĐỘ CỨNG VICKERS -PHẦN 3: HIỆU CHUẨN TẤM CHUẨN

Metallic materials - Vickers hardness test - Part 3: Calibration of reference blocks

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp hiệu chuẩn tấm chuẩn dùng để kiểm định gián tiếp máy thử độ cứng Vickers theo quy định trong TCVN 258-2 : 2007.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các vết lõm có đường chéo ³ 0,020 mm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 258 - 1 : 2007 (ISO 6507 - 1 : 2005) Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers - Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 258 - 2 : 2007 (ISO 6507- 2 : 2005) Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers - Phần 2: Kiểm định và hiệu chuẩn máy thử.

ISO 376 : 2004 Metallic materials - Calibration of force-proving instruments used for used for the verification of uniaxial testing machines (Vật liệu kim loại - Hiệu chuẩn các dụng cụ thử lực dùng để kiểm định máy thử đồng trục).

ISO 4287 :1997 Geometrical Product Specifications (GPS) - Surface texture: Profile method - Terms, definitions and surface texture parameters (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS). Cấu trúc bề mặt - Phương pháp profin - Thuật ngữ, định nghĩa và thông số cấu trúc bề mặt).

3. Chế tạo tấm chuẩn

3.1. Tấm chuẩn phải được chế tạo riêng để sử dụng làm tấm chuẩn độ cứng.

CHÚ THÍCH: Phải lưu ý đến sự cần thiết của việc sử dụng qui trình chế tạo để đạt được sự đồng nhất, ổn định của tổ chức và sự đồng đều của độ cứng bề mặt.

3.2. Tấm chuẩn kim loại được hiệu chuẩn phải có chiều dày không nhỏ hơn 5 mm.

3.3. Tấm chuẩn không được nhiễm từ. Nếu tấm chuẩn bằng thép, người chế tạo phải đảm bảo chắc chắn là đã được khử từ ở cuối quá trình chế tạo.

3.4. Dung sai độ phẳng của bề mặt thử và mặt đỡ không được vượt quá 0,005 mm. Dung sai độ song song không được vượt quá 0,010 mm trên chiều dài 50 mm.

3.5. Bề mặt thử không được có vết xước gây khó khăn cho việc đo vết lõm. Nhám bề mặt Ra không được lớn hơn 0,00005 mm đối với bề mặt thử và 0,0008 mm đối với bề mặt đáy. Chiều dài chuẩn đo độ nhám I = 0,80 mm (xem ISO 4287: 1997, 3.1.9).

3.6. Không được gia công lại bằng cắt gọt tấm chuẩn, chiều dày tại thời điểm hiệu chuẩn phải được ghi trên tấm chuẩn chính xác đến 0,01 mm hoặc nhãn hiệu nhận biết phải được gắn trên bề mặt thử [xem 8.1.e)].

4. Máy hiệu chuẩn

4.1. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong TCVN 258-2, máy hiệu chuẩn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của 4.2 đến 4.7.

4.2. Máy hiệu chuẩn phải được kiểm định trực tiếp trong khoảng thời gian không quá 12 tháng.

Kiểm định trực tiếp bao gồm:

a) Kiểm định lực thử;

b) Kiểm định mũi thử;

c) Kiểm định thiết bị đo;

d) Kiểm định chu trình thử, nếu không thể thực hiện thì ít nhất phải kiểm định lực thử.

4.3. Dụng cụ dùng để kiểm định và hiệu chuẩn phải đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia.

4.4. Phải đo từng lực thử bằng dụng cụ đo lực (cấp 0,5 hoặc cao hơn theo ISO 376 : 2004), hoặc bằng phương pháp khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn. Lực thử phải xác định với sai lệch ± 0,1 % đối với độ cứng lực thử thấp và thông thường, với sai lệch + 0,5 % đối với độ cứng tế vi.

4.5. Mũi thử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bốn mặt của mũi thử kim cương hình tháp đáy vuông phải có độ bóng cao, không có khuyết tật bề mặt và độ phẳng trong khoảng 0,0003 mm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 258-3:2007 (ISO 6507-3 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers - Phần 3: Hiệu chuẩn tấm chuẩn

  • Số hiệu: TCVN258-3:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản