Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 258-2:2007

VẬT LIỆU KIM LOẠI - THỬ ĐỘ CỨNG VICKERS

PHẦN 2: KIỂM ĐỊNH VÀ HIỆU CHUẨN MÁY THỬ

Metallic materials - Vickers hardness test – Part 2: Verification and calibration of testing machines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui dinh phương pháp kiểm định máy thử độ cứng Vickers phù hợp với TCVN 258-1.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm định trực tiếp để kiểm tra các chức năng chính của máy thử và phương pháp kiểm định gián tiếp thích hợp để kiểm tra toàn bộ máy thử. Phương pháp kiểm định gián tiếp có thể được sử dụng để kiểm tra định kỳ hàng ngày hoạt động của máy trong khi vận hành.

Nếu máy thử độ cứng này cũng được dùng để thử độ cứng theo các phương pháp khác, thì nó phải được kiểm định riêng cho từng phương pháp.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho máy thử độ cứng xách tay.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 258-1 : 2007 (ISO 6507-1 : 2005) Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers – Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 258-3 : 2007 (ISO 6507-3 : 2005) Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers - Phần 3: Hiệu chuẩn tấm chuẩn.

ISO 376: 2004 Metallic materials - Calibration of force-proving instruments used for the verification of uniaxial testing machines (Vật liệu kim loại - Hiệu chuẩn các dụng cụ thử lực dùng để kiểm định máy thử đồng trục).

ISO 3878 Hardmetals - Vickerss hardness test. Hợp kim cứng - Thử độ cứng Vickers.

3. Điều kiện chung

Máy thử độ cứng Vickers trước khi kiểm định phải được kiểm tra để đảm bảo rằng máy được lắp đặt hoàn chỉnh theo hướng dẫn của người sản xuất:

Đặc biệt máy thử phải được kiểm tra để đảm bảo rằng:

a) trục giữ mũi thử có thể trượt nhẹ nhàng theo đúng dẫn hướng;

b) bộ phận giữ mũi thử được lắp chắc chắn trong trục giữ.

c) khi đặt và bỏ lực thử không được giật cục hoặc rung sao cho việc đọc số đo không bị ảnh hưởng;

d) nếu thiết bị đo được gắn liền với máy thử

- sự thay đổi từ khi bỏ lực thử sang chế độ đo không làm ảnh hưởng đến kết quả đo (số đọc);

- sự chiếu sáng không làm ảnh hưởng đến kết quả đo;

- cố gắng đảm bảo sao cho tâm của vết lõm nằm ở tâm của trường nhìn.

Thiết bị chiếu sáng của kính hiển vi đo phải tạo ra sự chiếu sáng đồng đều trên toàn bộ trường quan sát và có độ tương phản lớn nhất giữa vết lõm và các bề mặt bao quanh.

4. Kiểm định trực tiếp

4.1. Qui định chung

4.1.1. Kiểm định trực tiếp phải tiến hành ở nhiệt độ (23 ± 5) oC. Nếu việc kiểm định được thực hiện ngoài khoảng nhiệt độ đó, thì phải ghi điều này trong báo cáo kiểm định.

4.1.2. Các dụng cụ dùng để kiểm định và hiệu chuẩn phải được liên kết với chuẩn quốc gia.

4.1.3. Kiểm định trực tiếp bao gồm:

a) kiểm định lực thử;

b) kiểm định mũi thử;

c) kiểm định thiết bị đo;

d) kiểm định chu trình thử.

4.2. Kiểm định lực thử

4.2.1. Phải đo từng lực thử sử dụng trong phạm vi đo của máy thử. Khi có thể, phải đo ở không ít hơn ba vị trí của trục giữ mũi được đặt cách đều nhau trong phạm vi dịch chuyển của nó trong khi thử.

4.2.2. Phải đo ba lần đối với mỗi lực thử tại từng vị trí của trục giữ. Ngay trước khi tiến hành mỗi phép đo, trụ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 258-2:2007 (ISO 6507-2 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers - Phần 2: Kiểm định và hiệu chuẩn máy thử

  • Số hiệu: TCVN258-2:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản