Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 197 – 66

KIM LOẠI

PHƯƠNG PHÁP THỬ KÉO

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kim loại đen, kim loại màu, hợp kim và các sản phẩm của chúng; trừ thép dây, thép ống, thép đai, thép tấm có bề dày nhỏ hơn 0,5 mm. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử kéo tĩnh ở nhiệt độ thường để xác định những đặc trưng cơ học sau đây:

a) giới hạn tỷ lệ (qui ước);

b) giới hạn chảy (vật lý);

c) giới hạn chảy (qui ước);

d) giới hạn bền;

e) giới hạn bền thực khi đứt;

g) độ dãn dài tương đối sau khi đứt;

h) độ thắt tương đối sau khi đứt.

Việc áp dụng tiêu chuẩn này phải được quy định trong các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của kim loại hay các văn bản về kỹ thuật tương tự.

I. CHỈ DẪN CHUNG

1. Thử kéo thường được tiến hành đến khi mẫu thử bị phá vỡ để xác định một hay một số đặc trưng cơ học của vật liệu. Những kích thước được định nghĩa và ký hiệu như sau:

a) Chiều dài làm việc của mẫu thử (tính bằng mm) là chiều dài phần mẫu có diện tích mặt cắt ngang không đổi;

b) chiều dài tính toán ban đầu của mẫu thử l0 (tính bằng mm) là chiều dài phần mẫu để tính độ dãn dài;

c) chiều dài tính toán sau khi đứt của mẫu thử l1 (tính bằng mm) là chiều dài phần mẫu để tính độ dãn dài sau khi phá vỡ;

d) đường kính ban đầu phần làm việc của mẫu thử hình trụ d0 (tính bằng mm);

e) đường kính nhỏ nhất của mẫu thử hình trụ sau khi phá vỡ d1 (tính bằng mm);

g) bề dày ban đầu phần làm việc của mẫu thử dẹt a0 (tính bằng mm);

h) bề rộng ban đầu phần làm việc của mẫu thử dẹt b0 (tính bằng mm);

i) diện tích mặt cắt ngang ban đầu tại phần làm việc của mẫu thử F0 (tính bằng mm2);

k) diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất của mẫu thử sau khi b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo

  • Số hiệu: TCVN197:1966
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1966
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản