TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 3939 - 84
KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ UỐN VA ĐẬP Ở NHIỆT ĐỘ THẤP
Metals - Method for testing the impact strength at low temperature
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử uốn va đập của kim loại đối với những mẫu có mặt cắt hình vuông, mỗi cạnh 10 mm và chiều dài 50 mm ở nhiệt độ thấp đến âm 120oC.
1. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ KÝ HIỆU
1.1. Các thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu dùng trong tiêu chuẩn này phải phù hợp với điều 1 của TCVN 312 - 84
1.2. Nhiệt độ thử t°C - nhiệt độ của mẫu thử tại thời điểm mẫu bị phá hủy.
1.3. Để ký hiệu công va đập và độ dai va đập khi thử mẫu nhiệt độ thấp, thường ghi các chữ số chỉ nhiệt độ thử ở phía trước sau các thành phần chữ cái.
Ví dụ:
KCU -40 150/5/5
KCV-60 150/5/7,5
2. BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP
Thử phá hủy mẫu ở nhiệt độ thấp được thực hiện bằng nhiều lần va đập của búa kiểu con lắc trên mẫu có cắt rãnh hình chữ … hay chữ V. Mẫu được đặt nằm về phía đối diện với chiều tác dụng lực của búa kiểu con lắc và cách đều hai gối tỳ hai đầu của mẫu.
Trong kết quả thử cần phải xác định công toàn phần dùng tiêu hao vào việc phá hủy mẫu và xác định độ dai va đập.
3. MẪU THỬ
Hình dạng, kích thước và sai lệch cho phép cần phải phù hợp yêu cầu trong điều 3 của TCVN 312-84.
4. THIẾT BỊ THỬ
Máy búa đập kiểu con lắc để thử uốn va đập phải phù hợp yêu cầu trong TCVN 312-84.
5. TIẾN HÀNH THỬ
5.1. Để làm lạnh mẫu thường dùng một số các hỗn hợp ví như:
- Axit cacbonic cứng (dạng băng khô) với rượu etylic hoặc chất lỏng không độc hại, không đóng băng ở nhiệt độ đến 75oC;
- Hợp chất nitơ lỏng với các chất lỏng không độc hại, không đóng băng ở nhiệt độ đến âm 120oC
- Nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 120o C.
Cho phép làm lạnh mẫu bằng các phương pháp khác, ví dụ trong buồng lạnh của các máy làm lạnh có khí nén tuần hoàn.
Quá trình làm lạnh mẫu phải được tiến hành trong điều kiện bảo đảm an toàn lao động và kỹ thuật an toàn.
5.2. Nhiệt độ của môi trường bao quanh mẫu phải được đo bằng thiết bị đo nhiệt có sai số không quá ± 0,5o c.
5.3. Mẫu phải được đặt vào trong bình chứa các hợp chất làm lạnh có thể tích đủ để nhanh chóng làm lạnh hoàn toàn mẫu đến nhiệt độ cần thiết.
Sau khi đã làm lạnh mẫu đến nhiệt độ thử (tính đến nhiệt độ quá lạnh cần thiết) mẫu phải được giữ trong môi trường làm lạnh không ít hơn 15 phút.
5.4. Để đảm bảo nhiệt độ định trước của mẫu trong khi thử, trước khi đặt các mẫu lên máy búa cần phải làm lạnh chúng quá nhiệt độ cần thiết. Mức độ làm lạnh quá nhiệt độ cần thiết phải là:
2 - 3o C nếu nhiệt độ thử đến âm 40oC.
3 - 4o C nếu nhiệt độ thử đến âm 60o C.
4 - 6o C nếu nhiệt độ thử đến âm 120o C.
5.5. Thời gian kể từ khi lấy mẫu ở môi trường làm lạnh ra và đặt lên máy búa cho đến khi thực hiện va đập không được lâu quá 5 phút.
5.6. Các dụng cụ dùng để lấy mẫu từ môi trường làm lạnh ra cần phải được làm lạnh cùng lúc với mẫu. Sau khi lấy mẫu từ các hợp chất làm lạnh ra cần phải làm sạch mẫu trước khi đưa lên máy để thử.
6. XỬ LÝ KẾT QUẢ
Xử lý kết quả cần phải thực hiện theo yêu cầu TCVN 312-84
7. BIÊN BẢN THỬ
7.1. Biên bản ghi kết quả thử phải trình bày theo mẫu quy định trong TCVN 312-84. Trong đó cần phải ghi rõ nhiệt độ thử của từng mẫu.
7.2. Dạng phá hủy của mẫu chỉ ghi vào biên bản thử khi có yêu cầu cần thi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257-1:2001 (ISO 6508-1 : 1999) về vật liệu kim loại – Thử độ cứng rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:2006 (ISO 7801 : 1984) về Vật liệu kim loại – Dây -Thử uốn gập hai chiều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006) về thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 1: Phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 về Kim loại và hợp kim - Tên gọi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Brinen
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
- 1Quyết định 327-QĐ năm 1984 ban hành bốn tiêu chuẩn Nhà nước về Kim loại và thép do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2919/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257-1:2001 (ISO 6508-1 : 1999) về vật liệu kim loại – Thử độ cứng rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:2006 (ISO 7801 : 1984) về Vật liệu kim loại – Dây -Thử uốn gập hai chiều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006) về thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 1: Phương pháp thử
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 312:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thường do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 về Kim loại và hợp kim - Tên gọi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Brinen
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3939:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thấp
- Số hiệu: TCVN3939:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 21/09/1984
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực