TCVN 1828 - 76
ỐNG KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ MỞ RỘNG MIỆNG ỐNG
Tubing - Expansion testing method
1. CHỈ DẪN CHUNG
Phép thử mở rộng miệng ống được tiến hành bằng cách đẩy côn ép vào miệng ống (côn hình nón cụt) cho đến khi đạt được một đường kính ngoài đã quy định mà không xuất hiện các vết rạn nứt ở vùng biến dạng.
2. LẤY MẪU
2.1. Số lượng mẫu, phương pháp gia công mẫu, tỉ lệ giữa độ dày thành ống và đường kính ngoài của mẫu, đường kính ngoài được quy định sau khi mở rộng, góc của đầu côn… được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm.
2.2. Mẫu phải được cắt từ đầu ống kim loại với chiều dài bằng hai lần đường kính ngoài của ống nếu góc nhọn của côn (β) bằng hoặc nhỏ hơn 300 và gấp 1,5 lần đường kính ngoài của ống nếu góc của đầu côn lớn hơn 300. Trong tất cả các trường hợp, chiều dài tối thiểu của mẫu phải là 50 mm.
2.3. Mẫu phải được cắt vuông góc với trục của ống và phải gia công mặt cắt, mép mẫu phải được mài tròn cạnh. Tránh không làm cho mẫu bị ảnh hưởng của gia công nhiệt.
2.4. Phép thử này có thể làm trực tiếp ngay trên ống.
3. THIẾT BỊ THỬ
3.1. Phép thử tiến hành trên máy vạn năng hoặc bằng các thiết bị nén có điều khiển tốc độ nén.
3.2. Những côn ép phải làm bằng thép, có độ cứng tối thiểu là 62 HRC. Mặt xung quanh của côn ép phải được mài nhẵn. Góc côn ép β bằng 30; 45; 60 hoặc 1200.
Có thể dùng côn ép với độ lệch hình nón theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 20.
4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ TÍNH KẾT QUẢ
4.1. Phép thử tiến hành ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 ± 100C.
4.2. Côn ép phải được bôi mỡ trước lúc thử và được nén từ từ vào mẫu cho tới khi đạt được đường kính ngoài đã quy định.
4.3. Tốc độ nén côn ép vào mẫu không quá 50 mm/phút.
4.4. Mẫu thử coi là đạt yêu cầu nếu khi đạt đến giá trị đường kính ngoài đã quy định mà không xuất hiện các vết rạn nứt trong vùng biến dạng.
Nếu trước lúc đạt đến giá trị đường kính ngoài đã quy định mà xuất hiện các vết rạn nứt thì kết thúc phép thử và đo độ mở rộng.
4.5. Xác định độ mở rộng (tính bằng %) theo công thức sau:
X = . 100
Trong đó:
D – đường kính ngoài trước lúc mở rộng, mm;
D1 – đường kính ngoài sau khi mở rộng, mm.
5. BIÊN BẢN THỬ
Khi báo cáo kết quả thử cần ghi rõ:
Ký hiệu mẫu;
Số lượng và phương pháp gia công mẫu;
Kích thước mẫu;
Góc côn ép β;
Đường kính ngoài quy định;
Đường kính ngoài thực tế đạt được;
Đánh giá mẫu sau khi thử;
Kết quả tính toán.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3939:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thấp
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256-1:2006 về Vật liệu kim loại – Thử độ cứng Brinell- Phần 1: Phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1829:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử cuốn mép do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1830:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử nén hẹp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1831:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử uốn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1832:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử bằng áp lực dung dịch do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 314:1969 về Ống kim loại - Phương pháp thử kéo
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7703-1:2007 (ISO 8179-1:1995) về Ống gang dẻo - Lớp phủ ngoài bằng kẽm - Phần 1: Lớp phủ kẽm kim loại có lớp hoàn thiện
- 1Quyết Định 437-KHKT/QĐ năm 1976 Ban hành 46 tiêu chuẩn Nhà nước về động cơ ô-tô – máy kéo; mối ghép then hoa; bánh răng; thủy lực khí nén; gang thép; thép dụng cụ; ống, dây kim loại; phay đất; công tắc; đui đèn; trường thạch; chai lọ đựng thuốc uống; bao tay bảo hộ lao động và thuật ngữ kỹ thuật nhiệt đới của Chủ nhiệm Uỷ Ban Khoa Học và Kỷ Thuật Nhà Nước
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3939:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thấp
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256-1:2006 về Vật liệu kim loại – Thử độ cứng Brinell- Phần 1: Phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1829:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử cuốn mép do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1830:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử nén hẹp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1831:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử uốn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1832:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử bằng áp lực dung dịch do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 314:1969 về Ống kim loại - Phương pháp thử kéo
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7703-1:2007 (ISO 8179-1:1995) về Ống gang dẻo - Lớp phủ ngoài bằng kẽm - Phần 1: Lớp phủ kẽm kim loại có lớp hoàn thiện
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1828:1976
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 04/12/1976
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực