TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3940-84
KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ KÉO Ở NHIỆT ĐỘ CAO
Metals - Method of tension test at hight temperature.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kim loại và những sản phẩm bằng kim loại có bề dày không nhỏ hơn 0,5mm và đường kính không nhỏ hơn 3 mm.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử, kéo tĩnh ở nhiệt độ trên 35 đến 1200oC để xác định những đặc trưng cơ học sau đây:
Giới hạn chảy (quy ước và vật lý);
- Giới hạn bền;
- Độ giãn dài tương đối sau khi đứt;
- Độ thắt tương đối sau khi đứt;
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ KÝ HIỆU
1.1. Các dặc trưng cơ học được định nghĩa và ký hiệu quy ước theo TCVN 197 - 66.
1.2. Để chỉ rõ nhiệt độ của kim loại khi thử, bên phải các ký hiệu quy ước của các đặc trưng cơ học theo TCVN 197 - 66 còn phải ghi thêm chỉ số biểu thị nhiệt độ của kim loại khi thử.
Ví dụ: sch/350 ; sb/350
Trong đó số 350 biểu thị nhiệt độ của kim loại khi thử được tính theo độ bách phân.
2. BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP
Thử nghiệm bao gồm việc kéo mẫu thử ở nhiệt độ định trước với tốc độ biến dạng hoặc tốc độ đặt tải đã được định trước để xác định các đặc trưng cơ học tương ứng với tốc độ biến dạng hoặc tốc độ đặt tải theo TCVN 197-66.
3. MẪU THỬ
3.1. Hình dạng kích thước và các yêu cầu khác của mẫu thử theo TCVN 197 - 66.
3.2. Có thể khắc vạch ở hai đầu của phần chiều dài tính đối với mẫu thử hình trụ tròn (mẫu tròn) để kẹp dụng cụ biến dạng.
4. THIẾT BỊ THỬ
4.1. Máy thử kéo là các loại máy thí nghiệm chuyên hoặc các loại máy kéo vạn năng có thể lắp đặt các thiết bị nung
4.2. Thiết bị nung nóng phải đảm bảo sao cho toàn bộ độ dài tính toán của mẫu thử được nung nóng đều đến nhiệt độ định trước và phải giữ nguyên nhiệt độ đó với độ chênh nhỏ cho phép trong suốt quá trình kéo mẫu.
Chiều dài làm việc của thiết bị nung nóng ít nhất phải gấp 5 lần chiều dài tính toán của mẫu thử, nhưng không ngắn hơn 250mm nếu trong tiêu chuẩn về sản phẩm kim loại không quy định kích thước cụ thể. Trường hợp cần thử vận với độ dãn dài tương đối sau khi đứt là 200% thì chiều dài bị nung phải được tăng tương ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn cho sản phẩm kim loại.
4.3. Thiết bị kiểm tra nhiệt độ phải có cấp chính xác không thấp hơn 0,5
Trong các thí nghiệm trọng tài chỉ sử dụng những thiết bị bộ phận tự động ghi nhiệt độ.
5. ĐIỀU KIỆN THỬ VÀ TÍNH KẾT QUẢ
5.1. Điều kiện thử và tính kết quả theo TCVN 197 - 66.
5.2. Đặt các cặp nhiệt lên mẫu thử để đo nhiệt độ của mẫu thử, số lượng và vị trí đặt các cặp nhiệt phụ thuộc vào chiều tính toán của mẫu thử.
- Khi chiều dài tính toán đến 100 mm - đặt hai cặp nhiệt hai đầu của phần chiều dài tính toán. Khi chiều dài tính đến 50 mm chỉ cần đặt một cặp nhiệt ở giữa chiều dài tính…
- Khi chiều dài tính toán lớn hơn 100mm - đặt ba cặp nhiệt ở hai đầu và ở giữa chiều dài tính toán.
5.3. Mối hàn của cặp nhiệt cần được bảo vệ tránh sự bức xạ trực tiếp của nguồn nung.
5.4. Thời gian nung nóng mẫu thử đến nhiệt độ thử và thời gian giữ nguyên nhiệt độ đó được quy định trong tiêu chuẩn cho sản phẩm kim loại.
Khi không có các quy định cần thiết về thời gian nung nóng mẫu thử đến nhiệt độ định trước thì thời gian này được quy định không quá một giờ, và thời gian giữ nguyên nhiệt độ đó từ 20 đến 30 phút.
5.5. Sai lệch cho phép của nhiệt độ thử được quy định trong bảng sau:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 (ST SEV 472 – 78) về kim loại – phương pháp thử uốn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998) về vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257-1:2001 (ISO 6508-1 : 1999) về vật liệu kim loại – Thử độ cứng rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 312:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thường do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 về Kim loại và hợp kim - Tên gọi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Brinen
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009) về Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng
- 1Quyết định 327-QĐ năm 1984 ban hành bốn tiêu chuẩn Nhà nước về Kim loại và thép do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2916/QĐ-BKHCN năm 2006 hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam về Vật liệu kim loại do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1985 (ST SEV 471: 1977) về kim loại - phương pháp thử kéo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 198:1985 (ST SEV 472 – 78) về kim loại – phương pháp thử uốn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998) về vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257-1:2001 (ISO 6508-1 : 1999) về vật liệu kim loại – Thử độ cứng rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1829:2008 (ISO 8494 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử gấp mép
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại - Ống - Thử nén bẹp
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1832:2008 về Vật liệu kim loại - Ống - Thử thủy lực
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5886:2006 (ISO 783 : 1999) về Vật liệu kim loại – Thử kéo ở nhiệt độ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 312:1984 về Kim loại - Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thường do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 về Kim loại và hợp kim - Tên gọi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại - Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 197:1966 về Kim loại - Phương pháp thử kéo
- 16Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 256:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Brinen
- 17Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 257:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Rocven
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009) về Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3940:1984 về Kim loại - Phương pháp thử kéo ở nhiệt độ cao do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3940:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 21/09/1984
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực