Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 258 - 67

KIM LOẠI

PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ CỨNG VICKE

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ cứng Vicke đối với kim loại đen, kim loại màu, hợp kim và những lớp mặt ngoài mỏng bằng kim loại có độ cứng từ 8 đến 1000 đơn vị Vicke, ở nhiệt độ thường.

I. QUI ĐỊNH CHUNG

1. Độ cứng Vicke của kim loại được xác định bằng cách ấn mũi kim cương hình tháp lên mẫu thử dưới tải trọng P; giữ tải trọng đó trong một khoảng thời gian nhất định; sau khi bỏ tải trọng P, đo đường chéo của vết lõm (d), từ đó suy ra độ cứng Vicke.

2. Số đơn vị độ cứng Vicke (HV) được xác định bằng tỷ số giữa tải trọng tác dụng P với diện tích của vết lõm (F) theo công thức sau:

HV = =  = 1,8544

trong đó:

P - tải trọng tác dụng tính bằng kg lực;

a - góc đỉnh giữa hai mặt đối nhau của hình tháp, bằng 1360;

d  - đường chéo của vết lõm lấy theo giá trị trung bình sau khi bỏ tải trọng, tính bằng mm.

3. Trong tất cả các trường hợp, ký hiệu độ cứng Vicke là HV, có kèm theo các trị số về tải trọng, về thời gian giữ tải trọng và số đơn vị độ cứng xác định được.

Ví dụ: HV 10/30-500, có nghĩa là số đơn vị độ cứng 500, tải trọng tác dụng 10 kg lực, thời gian giữ tải trọng 30 giây.

II. ĐIỀU KIỆN THỬ

4. Khi xác định độ cứng Vicke phải theo đúng các điều quy định sau đây:

a) Tải trọng phải tăng đến mức cần thiết một cách từ từ, không va chạm;

b) Tải trọng tác dụng P phải không thay đổi trong suốt thời gian giữ tải đã quy định;

c) Sai lệch cho phép của tải trọng P không được quá 1%.

5. Mũi kim cương hình tháp phải đảm bảo có góc đỉnh giữa hai mặt đối nhau α = 1360 ± 30’.

Góc giữa các mặt và trục chỉ được sai lệch so với giá trị danh nghĩa trong giới hạn 30’.

Đoạn thẳng tạo nên giữa hai mặt giao nhau ở đỉnh không được lớn hơn 0,002 mm. Phần làm việc của mũi hình tháp không được bé hơn 0,3 mm theo chiều trục. Trên các mặt của mũi hình tháp không được có vết rạn nứt hoặc các khuyết tật khác có thể phát hiện được bằng kính phóng to 30 lần.

6. Bề mặt của mẫu thử ít nhất phải đạt độ nhẵn 8.

7. Khi xác định độ cứng trên mặt cong thì bán kính cong không được nhỏ hơn 5 mm. Trường hợp đặc biệt, do sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan, cho phép mặt cong có bán kính nhỏ hơn 5 mm.

8. Cần tránh hiện tượng mẫu thử bị nung nóng hoặc biến cứng do gia công cơ khí.

9. Giá đỡ mẫu thử phải cứng vững. Trong suốt thời gian thử không được làm cho mẫu bị xê dịch trên giá đỡ.

Phải đảm bảo lực tác dụng có phương vuông góc với mặt mẫu thử.

10. Chiều dày của mẫu thử hay lớp mỏng ít nhất phải bằng 1,5 lần đường chéo của vết lõm (d). Trên mặt dưới của mẫu thử không được có hiện tượng biến dạng sau khi thử.

III. XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG

11. Được dùng các tải trọng sau đây để xác định độ cứng Vicke: 5, 10, 20, 30, 50, 100 kg lực.

Cho phép dùng tải trọng nhỏ hơn nếu có đủ thiết bị phù hợp với điều kiện thử.

Để kết quả thử được chính xác nên dùng tải trọng lớn khi đảm bảo đúng như điều 10 trong tiêu chuẩn này.

12. Thời gian giữ tải trọng P quy định như sau:

a)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 258:1967 về Kim loại - Phương pháp thử độ cứng Vicke

  • Số hiệu: TCVN258:1967
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1967
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản