Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 122/2000/T-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2000

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 122/2000/T-BTC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2000/NĐ-CP NGÀY 29/12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)

Căn cứ vào Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ vào Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế GTGT; Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

A- PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT

I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT:

1- Đối tượng chịu thuế GTGT:

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăngĐiều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế nêu tại Mục I Phần A Thông tư này.

2- Đối tượng nộp thuế GTGT:

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGTĐiều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác.

II- ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT:

Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT, Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ, các hàng hóa, dịch vụ sau đây không thuộc diện chịu thuế GTGT:

1- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra.

Sơ chế thông thường là việc sơ chế gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà các loại sản phẩm này qua sơ chế chưa trở thành loại sản phẩm, hàng hoá khác.

Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt các sản phẩm nông nghiệp; ướp đá, ướp muối, phơi khô cá, tôm và các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản khác.

2- Sản phẩm muối bao gồm: muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.

3- Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% quy định tại Điểm 1 Mục I Phần B Thông tư này.

Ví dụ 1: Công ty A sản xuất thuốc lá điếu, phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì Công ty A không phải nộp thuế GTGT đối với mặt hàng thuốc lá điếu ở khâu sản xuất đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Các cơ sở kinh doanh mua, bán thuốc lá điếu phải nộp thuế GTGT mặt hàng thuốc lá. Trường hợp Công ty sản xuất A hoặc cơ sở kinh doanh thuốc lá điếu xuất khẩu thì thuốc lá điếu xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0%, sẽ được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của nguyên, vật liệu sử dụng để sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu xuất khẩu.

Ví dụ 2: Cơ sở kinh doanh B nhập khẩu rượu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu thì không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Khi cơ sở này bán rượu cho các đối tượng khác thì cơ sở phải tính và nộp thuế GTGT đối với sản phẩm rượu bán ra.

4- Hàng hoá nhập khẩu sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp;

- Máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài dưới mọi hình thức dùng cho sản xuất, kinh doanh (loại trong nước chưa sản xuất được).

- Thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần thiết để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; phụ tùng, khí tài máy bay, thiết bị đặc chủng chuyên dùng cho máy bay (loại trong nước chưa sản xuất được)

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế GTGT cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.

Ví dụ: Công ty Dệt A nhập khẩu một số máy dệt loại trong nước chưa sản xuất được, trong đó có cả một số mô tơ điện đồng bộ của máy dệt là loại trong nước đã sản xuất được thì mô tơ nhập khẩu đồng bộ này cũng không chịu thuế GTGT.

Để xác định thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật liệu xây dựng để hình thành tải sản cố định, phụ tùng, vật tư cần thiết để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm do, phát triển mỏ dầu khí; phụ tùng, khí tài máy bay, thiết bị đặc chủng dùng cho máy bay loại trong nước chưa sản xuất được không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các hồ sơ sau:

+ Hợp đồng nhập khẩu, nếu nhập khẩu uỷ thác phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu;

+ Giấy báo trúng thầu và hợp đồng bán cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (nếu cơ sở nhập khẩu để cung cấp cho dự án trúng thầu);

+ Hợp đồng cho thuê tài chính (nếu Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu để cho doanh nghiệp thuê tài chính);

+ Xác nhận thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Giám đốc doanh nghiệp sử dụng tài sản, vật tư xây dựng nhập khẩu hoặc xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp (kể cả trường hợp nhập khẩu phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư để tiến hành hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; phụ tùng, khí tài bay, thiết bị đặc chủng chuyên dùng cho máy bay).

Riêng đối với máy bay, giàn khoan, tầu thuỷ thuê của nước ngoài, loại trong nước chưa sản xuất được, dùng cho sản xuất, kinh doanh không phải nộp thuế GTGT, các cơ sở đi thuê chỉ phải xuất trình cho cơ quan Hải quan hợp đồng thuê ký với nước ngoài.

Doanh nghiệp trong trường hợp này bao gồm các pháp nhân là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các loại hàng hoá nhập khẩu trên thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu được xác định căn cứ vào danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, vật tư, phụ tùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

5- Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;

6- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

7- Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư bao gồm hoạt động cho vay vốn, cho thuê tài chính của các tổ chức Ngân hàng, tín dụng, tài chính, Quỹ đầu tư và hoạt động chuyển nhượng vốn theo Pháp luật; hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Các dịch vụ tín dụng không chịu thuế GTGT là hoạt động cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả vốn vay theo pháp luật.

Đối với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay thì doanh thu về dịch vụ bảo lãnh vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng doanh thu do khách hàng hoàn trả cho tổ chức tín dụng không chịu thuế GTGT.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các hoạt động như môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.

8- Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm ngươì sử dụng điện...; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp khác và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động.

9- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh và dịch vụ thú y.

10- Các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao dưới đây:

- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, tổ chức luyện tập, thi đấu mang tính phong trào, quần chúng, không thu tiền hoặc có thu tiền dưới hình thức bán vé vào xem, thu tiền luyện tập nhưng không nhằm mục đích kinh doanh. Các khoản doanh thu khác như: bán hàng hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm... phải chịu thuế GTGT.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

- Sản xuất phim các loại (phim đã ghi hình) không phân biệt chủ đề, loại hình phim.

- Nhập khẩu (phim đã ghi hình), phát hành và chiếu phim:

+ Đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề, loại phim;

+ Đối với phim ghi trên băng hình, đĩa hình chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.

Loại phim và chủ đề phim được xác định theo các quy định của Bộ Văn hoá và Thông tin.

11- Dạy học, dạy nghề bao gồm: dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi người.

12- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn tiền Ngân sách nhà nước cấp.

13- In, xuất bản, nhập khẩu, phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình), giáo trình, sách văn bản pháp luật (sách in các văn bản pháp luật, các Văn kiện, Nghị quyết, văn bản pháp quy khác); sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền (séc, trái phiếu, ngân phiếu, tín phiếu ...); tiền mặt từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

- Báo in kể cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành;

- Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

- Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến phổ thông trung học;

- Sách giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

- Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

- Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số;

- Tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiểu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, quốc kỳ, Đoàn kỳ, đội kỳ;

- Băng, đĩa âm thanh hoặc ghi hình ghi nội dung các loại sách trên;

14- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ; hàng hoá và dịch vụ công ích khác.

- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải, khơi thông cống rãnh, xử lý nước thải, úng ngập đường phố và khu dân cư.

- Duy trì vườn thú bao gồm hoạt động quản lý, chăm sóc, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, vườn quốc gia; trồng cây, hoa ở các công viên, đường phố.

Đối với các công viên, vườn thú... có tổ chức bán vé thu tiền mà khoản thu này được xác định là một khoản phí theo chế độ thu phí và lệ phí của nhà nước để bù đắp chi phí hoạt động quản lý công viên, vườn thú.v.v.. thì khoản thu này không chịu thuế GTGT.

- Hoạt động dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà, xe ô tô phục vụ tang lễ của các tổ chức làm dịch vụ tang lễ; mai táng, hoả táng.

Các hoạt động có thu phí, lệ phí theo chế độ phí và lệ phí của Nhà nước thì khoản thu này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

15- Duy tu, sửa chữa, phục chế, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ lợi ích công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được Nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng số vốn thực chi cho công trình.

16- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt của các cơ sở vận tải xe buýt được thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa thành thị với khu công nghiệp lân cận theo tuyến đường, điểm đỗ, thời gian chạy, giá vé cước do cấp có thẩm quyền quy định.

17- Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước, do ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện;

18- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

19- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh

- Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Các vũ khí, khí tài này bao gồm các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh.

Hoạt động sửa chữa vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ công an thực hiện.

- Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.

Cơ sở nhập khẩu vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc diện không chịu thuế GTGT nói trên phải gửi cho cơ quan Hải quan các hồ sơ sau:

+ Giấy xác nhận hàng hoá nhập khẩu phục vụ quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

+ Danh mục hàng hoá nhập khẩu trong chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (do Bộ Thương mại hoặc Tổng cục Hải quan cấp)

+ Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu uỷ thác)

20- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu thuộc nguồn vốn ODA không hoàn lại), quà tặng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.

Mức hàng hoá nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thủ tục xử lý hàng nhập khẩu viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu trong các trường hợp này thực hiện theo quy định tại Mục I, Điểm 3 Mục I Phần D Thông tư số 172/1998/T-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính về miễn thuế nhập khẩu.

- Hàng hoá bán cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam;

Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam được miễn thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; giấy xác nhận của Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ (Bộ Tài chính) về khoản viện trợ này.

Khi bán hàng, cơ sở phải lập hoá đơn theo đúng quy định tại Mục IV Phần B Thông tư này, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, người nước ngoài để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai và quyết toán thuế.

- Hàng hoá, dịch vụ bán cho đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao.

Đối tượng miễn trừ ngoại giao được miễn thuế GTGT đối với các hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc đóng tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Cơ quan đại diện) và người đứng đầu các cơ quan đại diện này được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về thuế GTGT đối với các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu hoặc mua tại thi trường Việt Nam:

Dịch vụ cho thuê nhà làm trụ sở Cơ quan đại diện và nhà ở của người đứng đầu Cơ quan đại diện;

Điện, nước sinh hoạt dùng cho trụ sở Cơ quan đại diện và nhà ở của người đứng đầu Cơ quan đại diện;

Điện thoại, Fax và dịch vụ lắp đặt (kể cả điện thoại di động);

Xăng hoặc dầu diezel cho xe ô tô của Cơ quan đại diện mang biển số ngoại giao (NG), không quá 400 lít/01 tháng/01 xe;

Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhà là tài sản được dùng làm trụ sở Cơ quan đại diện hoặc nhà ở của người đứng đầu Cơ quan đaị diện;

Trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị cho trụ sở Cơ quan đại diện và nhà ở cho người đứng đầu Cơ quan đại diện;

Hàng nhập khẩu hoặc mua trong nước theo quy định tại Thông tư số 04/TLB ngày 12/2/1996;

Một số hàng hoá thiết yếu khác mua tại các cửa hàng được phép bán miễn thuế..

+ Các viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, viên chức của tổ chức quốc tế và nhân viên hành chính kỹ thuật của các Cơ quan đại diện được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về thuế GTGT đối với các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu hoặc mua tại thị trường Việt Nam:

Các mặt hàng nhập khẩu hoặc mua trong nước theo định lượng quy định tại Thông tư số 04/T-LB ngày 12/2/1996 của Liên Bộ Thương mại - Ngoại giao - Tài chính -Tổng cục Hải quan;

Xăng hoặc dầu diezel dùng cho xe ô tô mang biển số ngoại giao (NG), không qua 300 lít/01 tháng/01 xe;

Một số hàng hoá thiết yếu khác mua tại các cửa hàng được phép bán miễn thuế;

+ Cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc và thành viên cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng chung sống với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với tổ chức quốc tế đó.

Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và thành viên cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng chung sống với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về thuế GTGT theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam đã ký kết với tổ chức đó.

+ Các trường hợp được phép chuyển nhượng tài sản là nhà ở, xe ô tô, xe gắn máy giữa các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự thuộc đối tượng được hưởng miễn trừ ngoại giao không thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT.

Trường hợp là hàng nhập khẩu, cơ quan Hải quan hướng dẫn thủ tục để xác định đối tượng không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cùng với việc miễn thuế nhập khẩu.

Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi mua hàng hoá, dịch vụ phải cung cấp cho người bán hàng hoá hoặc dịch vụ Giấy chứng nhận đối tượng thuộc diện hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT đối với hàng hoá và dịch vụ đó do Vụ Lễ tân - Bộ Ngoại giao cấp (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu và chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan thuộc đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao). Đối với các hàng hoá, dịch vụ được miễn thuế GTGT theo định lượng thì các đối tượng được miễn trừ ngoại giao phải xuất trình sổ mua hàng do Bộ Ngoại giao cấp; giấy chứng nhận đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ bao gồm các nội dung:

Tên địa chỉ tại Việt Nam của đối tượng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT;

Tên hàng hoá, dịch vụ được miễn trừ thuế GTGT;

Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thì ghi là hàng nhập khẩu;

Số, ngày của hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ ký giữa người cung cấp và đối tượng hưởng ưu dãi miễn trừ thuế GTGT;

Khi xuất bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bán hàng lập hóa đơn theo đúng quy định tại Mục IV, phần B Thông tư này. Hoá đơn ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, cá nhận mua hàng hoá, dịch vụ là đối tượng được miễn thuế GTGT và lưu giữ giấy chứng nhận đối tượng hưởng ưu đãi miễn thuế GTGT của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai và quyết toán thuế.

21- Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu đã ký với nước ngoài;

Hàng hoá thuộc diện không chịu thuế GTGT trong trường hợp này do cơ quan Hải quan giải quyết. Thủ tục không thu thuế GTGT được thực hiện như thủ tục miễn thuế nhập khẩu hoặc xử lý thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng ký với nước ngoài.

22- Hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho các đối tượng và trường hợp sau đây:

- Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế như: cung ứng nhiên liệu, nguyên vật liệu, phụ tùng, nước và các loại thực phẩm, suất ăn phục vụ hành khách cho tầu biển, máy bay, tầu hoả quốc tế; bốc xếp hàng hoá xuất khẩu.

- Vận tải hàng hoá, hành khách quốc tế.

Vận tải quốc tế bao gồm vận tải của nước ngoài hoặc của các cơ sở kinh doanh vận tải trong nước tham gia vận tải hàng hoá, hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại, vận tải hàng hoá giữa các cảng nước ngoài .

- Dịch vụ cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, doanh nghiệp chế xuất, trừ dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động.

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình ở nước ngoài, cho các doanh nghiệp chế xuất

- Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và cửa khẩu biên giới.

- Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.

- Hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp chế xuất mua bán với nhau; hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất.

23- Chuyển giao công nghệ và phần mềm máy tính, trừ phần mềm xuất khẩu.

- Chuyển giao công nghệ được xác định theo quy định tại Chương II "Chuyển giao công nghệ" của Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc, thiết bị thì việc không thu thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ chuyển giao.

- Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Quyết định số 128/2000/QĐ-Tg ngày 20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.

24- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định phù hợp với các quy định quốc tế.

25- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, cụ thể dưới đây:

- Dầu thô;

- Đá phiến, cát, đất hiếm;

- Đá quý;

- Quặng măng-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng cờ-rôm-mít, quặng êmênhít, quặng a-pa-tít.

26- Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ (-) chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh đó.

Hộ kinh doanh có mức thu nhập thấp không phải nộp thuế GTGT do Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế kiểm tra, xác định, lập danh sách và thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh biết.

Hộ kinh doanh trong thời gian được thông báo không phải nộp thuế GTGT nếu tình hình kinh doanh có thay đổi, thu nhập cao hơn mức thu nhập theo quy định, Chi cục thuế phải thông báo cho hộ kinh doanh biết và đưa vào diện phải nộp thuế GTGT kể từ tháng có thu nhập cao hơn mức quy định.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế GTGT trên đây không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ này ở khâu không chịu thuế GTGT.

B- CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

I- GIÁ TÍNH THUẾ GTGT:

Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế GTGTĐiều 6 của Nghị định số 79/2000/NĐ-CP, giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:

1- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT.

Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp Ngân sách Nhà nước.

2- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu; giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Ví dụ: Cơ sở nhập khẩu ti vi nguyên chiếc, giá tính thuế nhập khẩu là 2.000.000 đ/chiếc.

- Thuế suất thuế nhập khẩu là 30%, thuế GTGT là 10%.

- Thuế nhập khẩu phải nộp:

2.000.000 đ x 30% = 600.000 đ

- Giá tính thuế GTGT là:

2.000.000 đ + 600.000 đ = 2.600.000 đ

- Thuế GTGT phải nộp là:

2.600.000 đ x 10% = 260.000 đ

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

3- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương (trừ sản phẩm, hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo theo quy định tại Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Ví dụ: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đ/chiếc. Thuế GTGT phải nộp tính trên số quạt xuất trao đổi là:

400.000 đồng/chiếc x 50 chiếc x 10% = 2.000.000 đồng.

4- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại.

Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.

5- Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nước ngoài.

Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam thuê một Công ty ở nước ngoài thiết kế xây dựng, giá thanh toán theo hợp đồng phải trả Công ty ở nước ngoài là 100 triệu đồng thì Công ty A phải tính và nộp thuế GTGT 10% trên giá 100 triệu đồng.

6- Dịch vụ cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển; máy móc thiết bị v.v...

Giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.

Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.

Đối với trường hợp thuê dàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê trả cho nước ngoài.

7- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.

Ví dụ: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Honda loại 100 c, giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT là 25 triệu đồng, giá trả góp 6 tháng là 25 triệu đồng, cộng lãi trả góp 0,3 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT tính theo giá 25 triệu đồng/chiếc.

8- Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công.

9- Đối với xây dựng, lắp đặt.

- Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu.

Ví dụ: Công ty xây dựng A nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng trong đó giá trị vật tư xây dựng là 1.100 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.

- Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu.

Ví dụ: Công ty xây dựng X nhận thầu xây dựng công trình, vật tư do bên chủ công trình cấp, giá trị xây dựng không có vật tư xây dựng là 600 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 600 triệu đồng.

- Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty XD Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.

Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ, trong đó:

- Giá trị xây lắp: 80 tỷ

- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt (loại thuế suất 5%): 120 tỷ

+ Bên B sẽ tính thêm phần thuế GTGT 5% bằng 10 tỷ

+ Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 210 tỷ

+ Bên A: - Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ (giá trị không có thuế GTGT)

- Tiền thuế GTGT đã trả 10 tỷ được khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp bên A chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần xây nhà xưởng làm xong trước và thanh toán trước) thì khi bên A tính tiền trả phần xây nhà 80 tỷ sẽ phải cộng thêm 5% thuế GTGT trả cho bên B; số tiền phải thanh toán có thuế GTGT sẽ là 80 tỷ + 4 tỷ = 84 tỷ.

10- Đối với các cơ sở kinh doanh được nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuế, trừ tiền sử dụng đất theo giá đất quy định khi giao đất.

Ví dụ: Công ty Đầu tư và phát triển nhà X được Nhà nước giao 10.000 m2 đất để xây dựng nhà bán, trong đó 3.000 m2 đất sử dụng làm đường nội bộ trong khu quy hoạch không phải nộp tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải nộp Ngân sách Nhà nước theo giá 200.000 đồng/m2. Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 50 m2, giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 300 triệu đồng (trong đó giá nhà 200 triệu, giá chuyển quyền sử dụng đất là 100 triệu).

Giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là:

300 triệu đồng - (50 m2 x 200.000 đồng/m2) = 290 triệu đồng

Thuế GTGT đầu ra là: 290 triệu đồng x 5% = 14,5 triệu đồng

Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cho thuê cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ để cho thuê lại, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế GTGT, trừ giá thuê đất phải nộp Ngân sách Nhà nước.

Ví dụ: Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 30.000 đồng/m2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty Z thuê 5.000 m2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng) là 100.000 đồng/m2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần.

Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm là:

(5.000 m2 x 100.000 đ) - (5.000 m2 x 30.000 đ) x 01 năm = 350.000.000 đ.

Thuế GTGT là: 350.000.000 đ x 5% = 17.500.000 đ.

11- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT được trừ giá đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.

12- Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, ủy thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.

Đối với đại lý vận tải, đại lý giao nhận hàng hoá, giá tính thuế là toàn bộ doanh thu bao gồm cả các khoản thu hộ khách hàng. Trường hợp doanh thu có cước vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì doanh thu tính thuế được trừ tiền cước vận tải quốc tế và phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

13­- Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.

Vận tải bao gồm: vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường ống,

Đối với hoạt động vận tải hàng không, tàu biển, đường sắt... có hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) không chịu thuế GTGT.

14- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)

Giá chưa có thuế GTGT

=

1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó

Ví dụ: Một bưu điện tỉnh trong tháng 1/1999 bán 10.000 con tem, giá mỗi con tem là 400đ thì giá không có thuế và thuế GTGT của số tem này được tính như sau:

- Giá ghi trên tem vé (giá bán có thuế ) = 10.000 x 400 đ = 4.000.000 đ

4.000.000 đ

- Giá chưa có thuế GTGT

=

=

3.636.363 đồng

1 + 10%

- Thuế GTGT phải nộp 10% = 3.636.363 đ x 10 % = 363.636 đ

Hoặc bằng: 4.000.000 đ - 3.636.363 đ = 363.636 đ.

- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản không chịu thuế GTGT như chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan ở nước ngoài (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản chi này được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Thuế GTGT đầu ra theo hợp đồng này được xác định như sau:

+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:

32.000 USD - 10.000 USD = 22.000 USD

+ Thuế GTGT đầu ra là:

22.000 USD

x

10%

=

2.000 USD

1 + 10%

+ Doanh thu của cơ sở được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

32.000 USD - 2.000 USD = 30.000 USD

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định theo quy định để tính thuế GTGT phải nộp.

Ví dụ 2: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì doanh thu tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).

15- Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ {doanh thu bán hàng phát mại trừ (-) phần phải trả khách hàng (nếu có), trừ (-) số tiền cho vay}.

Khoản thu từ dịch vụ này được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT đầu ra và doanh thu của cơ sở kinh doanh.

Ví dụ:

Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.

+ Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng:

110 triệu đ

x

10%

=

10 triệu đồng

1 + 10%

+ Doanh thu cầm đồ của cơ sở được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

110 triệu đ - 10 triệu đ = 100 triệu đồng

16- Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định Luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.

Xuất bản là quá trình xuất bản ấn phẩm được tiến hành từ khâu bản thảo đến khâu phát hành xuất bản phẩm cho người tiêu dùng

Ví dụ: Nhà xuất bản văn học bán sách văn học cho Công ty phát hành sách: Giá in trên bìa (giá có thuế GTGT) với giá 6.300 đồng/quyển.

Phí phát hành (25%) là: 1.575đồng/quyển.

Giá tính thuế GTGT xác định như sau:

+ Trường hợp Nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hành thì giá tính thuế của xuất bản phẩm được xác định như sau:

Giá ghi trên bìa - Phí phát hành

Giá tính thuế ở khâu xuất bản

=

1 + thuế suất

Giá tính thuế GTGT ở khâu xuất bản (NXB văn học) bằng:

6.300 đ - 1.575 đ

=

4.500đồng/quyển

1 + 5%

Thuế GTGT đầu ra ở khâu xuất bản là:

4.500 đ/quyển x 5% = 225 đ/quyển.

Tổng số tiền thanh toán là:

4.500 đ/quyển + 225 đ/quyển = 4.725 đ/quyển

Giá tính thuế ở khâu phát hành (ở Công ty phát hành sách) là:

6.300 đ

=

6.000đồng/quyển

1 + 5%

Thuế GTGT đầu ra: 6.000 đ/quyển x 5% = 300 đ/quyển.

Thuế GTGT phải nộp ở khâu phát hành sách là:

300 đ/quyển - 225 đ/quyển = 75 đ/quyển

(Giả định không có thuế GTGT đầu vào khác).

+ Trường hợp Nhà xuất bản xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng, giá tính thuế GTGT của hoạt động xuất bản được xác định như sau:

Giá ghi trên bìa

Giá tính thuế ở khâu xuất bản

=

1 + thuế suất

Trường hợp Nhà xuất bản ký gửi bán xuất bản phẩm đúng giá (đại lý) thì việc sử dụng hoá đơn chứng từ, kê khai nộp thuế của Nhà xuất bản, cơ sở nhận ký gửi thực hiện như trường hợp bán hàng hoá thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.

Giá bán ghi trên bìa trừ chi phí phát hành không được thấp hơn giá thành trang tiêu chuẩn. Trường hợp giá bán ghi trên bìa trừ chi phí phát hành thấp hơn giá thành trang tiêu chuẩn, cơ sở xuất bản phát sinh thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra không được hoàn thuế.

17- Đối với dịch vụ in, giá tính thuế là tiền công in không bao gồm tiền giấy in.

Trường hợp cơ sở in cung cấp giấy cho khách hàng thì cơ sở in phải hạch toán riêng giá giấy và tiền công in để tính thuế riêng cho dịch vụ in và doanh thu bán giấy in theo thuế suất của dịch vụ in và sản phẩm giấy.

18- Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được.

II. THUẾ SUẤT THUẾ GTGT:

Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGTĐiều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ, thuế suất thuế GTGT được áp dụng như sau:

1- Thuế suất 0% áp dụng đối với:

1.1 Hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, hàng sản xuất chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu, sản phẩm phần mềm máy tính xuất khẩu.

Xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài, bán cho doanh nghiệp khu chế xuất và các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Các trường hợp đưa hàng hóa ra nước ngoài để bán, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hoá xuất khẩu cũng được áp dụng thuế suất 0%.

Hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải có các hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu, cụ thể sau đây:

- Hợp đồng bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu ký với nước ngoài, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu.

- Hóa đơn GTGT bán hàng hoặc xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất và cho các đối tượng khác được xác định như xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.

- Chứng từ thanh toán tiền hoặc chứng từ xác nhận thanh toán của khách hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế xuất.

- Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận hàng đã xuất khẩu của cơ quan hải quan. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có tờ khai hải quan về hàng hoá xuất khẩu của bên nhận uỷ thác, nếu là bản sao phải có đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu ký, đóng dấu.

1.2. Sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cung ứng dịch vụ phần mềm cho nước ngoài, cho doanh nghiệp chế xuất; dịch vụ xuất khẩu lao động;

Các trường hợp được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% trên đây phải có hồ sơ sau: hợp đồng sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dịch vụ xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ phần mềm ký với nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế xuất; hoá đơn GTGT thanh toán dịch vụ được áp dụng thuế suất 0%; chứng từ thanh toán hoặc chứng từ xác nhận thanh toán của khách hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế xuất.

1.3 Một số trường hợp hàng hoá được coi như xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%:

a/ Hàng hoá gia công xuất khẩu chuyển tiếp theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài:

Trường hợp này áp dụng đối với hàng gia công xuất khẩu của cơ sở trực tiếp gia công theo hợp đồng gia công cơ sở đã ký với bên nước ngoài (gọi là cơ sở giao hàng), nhưng hàng gia công chưa được xuất khẩu ra nước ngoài mà được giao chuyển tiếp cho cơ sở khác ở trong nước (gọi là cơ sở nhận hàng) theo chỉ định của bên nước ngoài để tiếp tục gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh theo hợp đồng gia công đã ký với nước ngoài, tiền gia công do bên nước ngoài trực tiếp thanh toán.

Khi xuất hàng gia công chuyển tiếp cho cơ sở khác theo chỉ định của phía nước ngoài, cơ sở giao hàng lập hoá đơn GTGT ghi thuế suất 0%. Hàng hoá gia công xuất khẩu phải có đủ hồ sơ, chứng từ sau:

- Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam.

- Hoá đơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của phía nước ngoài;

- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhận của Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận.

Về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/1998/T-TCHQ ngày 29/8/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Chương II Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuất khẩu. Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty B tại Việt nam để sản xuất ra giầy hoàn chỉnh.

Trường hợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lập chứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800 triệu đồng nhận được tính thuế GTGT là 0%.

b/ Hàng hoá gia công xuất khẩu thông qua cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài:

Điều kiện hàng hoá gia công xuất khẩu thông qua cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài được áp dụng thuế suất 0%:

- Giá gia công trên hợp đồng gia công ký với nước ngoài phải bằng giá gia công quy định trong hợp đồng ký giữa cơ sở trực tiếp gia công và cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài.

- Cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài chỉ hưởng hoa hồng trên tiền gia công.

- Khi xuất hàng gia công cho cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài, cơ sở trực tiếp gia công hàng xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để thanh toán tiền công gia công, ghi thuế suất 0%.

Trong trường hợp này cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu phải có đủ hồ sơ, chứng từ sau để làm căn cứ áp dụng thuế suất 0%:

+ Hợp đồng gia công hàng hoá ký với nước ngoài của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài (bản sao) do cơ sở ký và đóng dấu;

+ Hợp đồng gia công xuất khẩu ký với cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công hàng xuất khẩu với nước ngoài.

+ Tờ khai hàng hoá xuất khẩu của cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài có xác nhận của Hải quan về số lượng, mặt hàng gia công thực tế đã xuất khẩu (bản sao). Trường hợp tờ khai Hải quan ghi chung hàng hoá xuất khẩu của nhiều cơ sở gia công thì cơ sở trực tiếp ký hợp đồng gia công với nước ngoài phải sao gửi tờ khai Hải quan kèm theo xác nhận bảng kê cụ thể về số lượng, loại hàng gia công xuất khẩu uỷ thác của đơn vị gia công. Bên nhận uỷ thác phải ký, đóng dấu vào bảng kê, bản sao tờ khai Hải quan và chịu trách nhiệm về số liệu trên bảng kê;

+ Bản thanh lý hợp đồng gia công uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ có ghi rõ số lượng sản phẩm gia công xuất khẩu đã giao, số lượng thực xuất khẩu, tiền gia công phải thanh toán, đã thanh toán.

Các hồ sơ trên nếu là bản sao phải có xác nhận sao y bản chính, chữ ký của giám đốc và đóng dấu của doanh nghiệp lưu giữ bản chính.

Ví dụ: Công ty X ký hợp đồng gia công hàng may mặc với nước ngoài may 100.000 bộ quần áo với tiền công là 200 triệu đồng, nhưng Công ty X ký hợp đồng này thông qua một Công ty xuất nhập khẩu Y để xuất trả hàng gia công cho nước ngoài với hoa hồng bằng 5% trên tiền công.

Trường hợp này Công ty X thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu. Khi lập hoá đơn xuất hàng giao cho Công ty Y, Công ty X được ghi thuế suất 0%, toàn bộ doanh thu gia công hàng xuất khẩu 200 triệu nhận được tính thuế GTGT là 0%. Tiền hoa hồng xuất khẩu Công ty Y phải tính thuế GTGT theo quy định.

c/ Hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng bao gồm hàng hoá do các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp sản xuất ra bán cho khách hàng nước ngoài theo hợp đồng nhưng hàng không xuất khẩu ra khỏi Việt Nam mà được giao cho cơ sở khác trong nước theo chỉ định của người mua nước ngoài. Trường hợp này phải có đủ các điều kiện sau:

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản phẩm bán (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu):

+ Hàng hoá do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.

+ Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có hợp đồng xuất khẩu ký với thương nhân nước ngoài.

+ Việc thanh toán được thực hiện qua ngân hàng và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

- Đối với doanh nghiệp trong nước là cơ sở mua hàng (gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu):

+ Phải ký hợp đồng nhập khẩu với thương nhân nước ngoài.

+ Hàng hoá nhập khẩu phải là nguyên liệu để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); là nguyên liệu, bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất và nộp thuế theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu (đối với doanh nghiệp Việt Nam).

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu với thương nhân nước ngoài, việc gia công thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày30/7/1998 của Chính phủ và Thông tư số 18/1998/T-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ thương mại.

Khi giao hàng cho doanh nghiệp trong nước theo chỉ định của người mua nước ngoài, doanh nghiệp bán hàng phải lập hoá đơn GTGT và mở tờ khai xuất khẩu theo hướng dẫn tại Công văn số 55/TCHQ-GSQL ngày 30/1/1999 của Tổng cục Hải quan.

Hàng hoá được áp dụng thuế suất 0% trong trường hợp này phải có hồ sơ, chứng từ theo quy định tại Điểm 1.1 Mục này, trong đó hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và các phụ lục kèm theo (nếu có) ký với người mua nước ngoài quy định rõ tên người nhận và địa điểm giao hàng; hoá đơn GTGT phải ghi rõ tên người mua nước ngoài, người nhận hàng và địa điểm nhận hàng; tờ khai hải quan hàng xuất khẩu có xác nhận hàng thực xuất theo quy định của cơ quan Hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng nhập khẩu ký với nước ngoài nếu không có đủ các điều kiện trên thì phải nộp thuế GTGT theo quy định.

2- Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ:

2.1. Than đá, than cám, than cốc, than bùn và than đóng cục, đóng bánh.

2.2. Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng) bao gồm:

- Các loại máy móc, thiết bị như: máy nổ, máy phay, máy tiện, máy bào, máy cán kéo, đột, dập; các loại thiết bị đồng bộ, thiết bị rời, thiết bị đo điện, đo nước, kết cấu dầm cầu, khung kho và sản phẩm kết cấu bằng kim loại; các loại ô tô, phương tiện vận tải khác (kể cả tầu, thuyền các loại); các loại phụ tùng, bán thành phẩm của các loại sản phẩm nói trên như: pít tông, xi lanh, phụ tùng thay thế các loại.

- Các loại công cụ sản xuất như máy khoan, máy cơ khí nông nghiệp nhỏ, máy cưa các loại, máy bào, máy tuốt lúa, máy bơm nước; máy móc, công cụ làm đất và thu hoạch.

- Các sản phẩm là công cụ sản xuất nhỏ như: kìm, búa, cưa, đục, xẻng, cuốc, liềm hái, bộ đồ nghề là sản phẩm cơ khí, đinh.

- Lưới rào bằng thép từ B27 đến B41, dây thép gai, tấm lợp bằng kim loại, dây cáp chịu lực bằng kim loại, băng tải bằng kim loại.

2.3. Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại Điểm 24 Mục I Phần A Thông tư này.

Sản phẩm luyện cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý bao gồm những sản phẩm trực tiếp của công nghiệp luyện cán kéo ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm như: gang, thép, nhôm ở dạng thỏi, thanh hoặc đã qua cán kéo thành thép tấm, thép thanh, thép cuộn, nhôm lá, nhôm tấm.

Những sản phẩm luyện cán kéo đã sản xuất chế biến thành các sản phẩm khác thì thuế suất được xác định theo mặt hàng.

2.4. Khuôn đúc các loại bao gồm các loại khuôn dùng làm công cụ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá được tạo hình bằng khuôn như khuôn đúc các chi tiết máy, khuôn để sản xuất các loại ống.

2.5. Hoá chất cơ bản gồm các loại hoá chất ghi trong Danh mục tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2.6. Máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính.

2.7. Vật liệu nổ bao gồm thuốc nổ, dây cháy chậm, kíp nổ và các dạng được chế biến thành sản phẩm nổ chuyên dụng nhưng không thay đổi tính năng tác dụng của vật liệu nổ.

2.8. Que hàn.

2.9. Lốp và bộ xăm lốp cỡ từ 900 - 20 trở lên.

2.10. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

2.11. Đá mài.

2.12. Giấy in báo.

2.13. Bình bơm thuốc trừ sâu.

2.14. Đất, đá, cát, sỏi (không bao gồm các sản phẩm được làm từ đất, đá, cát, sỏi như đá xẻ, đá ốp lát, ganitô).

2.15. Dây cáp điện sử dụng điện áp từ 600 Vôn trở lên.

2.16. Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.

2.17. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ nước sạch do các cơ sở tự khai thác ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng đó không thuộc diện chịu thuế và các loại nước giải khát thuộc nhóm thuế suất 10%).

2.18. Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng

Phân bón bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt, phân vi sinh.v.v.

- Quặng làm nguyên liệu để sản xuất ra phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.

- Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc diệt dán, diệt chuột, diệt mối, mọt, côn trùng, thuốc trừ nấm, trừ cỏ, thuốc hạn chế hoặc kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng v.v...

2.19. Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh, các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương, dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, bơm kim tiêm, truyền máu, dụng cụ phòng tránh thai và các thiết bị chuyên dùng cho y tế khác; bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế, băng vệ sinh phụ nữ.

2.20. Chân, tay giả, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

2.21. Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi (bao gồm cả vắc - xin, sinh phẩm, nước cất để pha chế thuốc tiêm); sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh theo Danh mục mặt hàng quy định tại Phụ lục số 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này;.

2.22. ống thuỷ tinh trung tính (ống tuýp và ống được định hình như ống tiêm để đựng thuốc tiêm, ống nghiệm).

2.23 Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, thước kẻ, bảng, phấn, com pa dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm.

2.24. Đồ chơi cho trẻ em.

2.25. Các loại sách, trừ sách không chịu thuế GTGT quy định tại Điểm 13 Mục I Phần A Thông tư này.

2.26. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô và các loại con giống, cây giống, hạt giống, trừ các sản phẩm do các tổ chức, cá nhân sản xuất trực tiếp bán ra không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm 1 Mục I Phần A Thông tư này.

2.27. Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống và lương thực.

- Lâm sản chưa qua chế biến là các loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên như: tre, luồng, song, mây, nứa, mộc nhĩ, nấm, rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

- Thực phẩm tươi sống là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, kể cả loại được ướp đông, phơi khô.

- Lương thực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ, bột mỳ.

2.28. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, nứa, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá .v.v.

2.29. Ván ép nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu như tre, nứa, bột gỗ, dăm gỗ, sợi gỗ, mùn cưa, bã mía, trấu ... được ép thành tấm, không bao gồm sản phẩm gỗ dán.

2.30. Bông sơ chế từ bông trồng trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại (bông nhập khẩu đã qua sơ chế, phân loại không thuộc nhóm này).

2.31. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm, mủ đông.

2.32. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp như cám, bã khô lạc, bột cá, bột xương.v.v.

2.33. Xây dựng, lắp đặt; duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại Điểm 15 Mục I Phần AThông tư này.

- Xây dựng không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu nguyên vật liệu.

- Hoạt động lắp đặt thuộc nhóm thuế suất này là hoạt động lắp đặt gắn liền với công trình xây dựng như lắp đặt máy móc, thiết bị, điện, nước, thang máy, nội thất gắn với công trình xây dựng.

Trường hợp bên bán vật tư, hàng hoá thực hiện đồng thời lắp đặt vào công trình xây dựng theo phương thức tính trọn gói trong giá bán hàng hoá thì áp dụng thuế suất theo mặt hàng bán ra.

2.34. Nhà, cơ sở hạ tầng do các cơ sở được Nhà nước giao đất đầu tư xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng để bán hoặc chuyển nhượng (trừ hoạt động kinh doanh mua, bán nhà đất).

2.35. Cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cho thuê trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ.

2.36. Nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ.

2.37. Vận tải, bốc xếp bao gồm hoạt động vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách và bốc xếp hàng hoá, hành lý, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại, trừ hoạt động môi giới, đại lý chỉ hưởng hoa hồng.

2.38. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật cụ thể sau đây:

- Dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao như: phục hồi, sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, phương tiện đo kiểm, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động, kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, kiểm chuẩn các vật liệu, sản phẩm.

- Xử lý số liệu, tính toán, phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu - triển khai;

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Hướng dẫn và tổ chức triển khai áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

2.39. Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cầy, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái sản phẩm nông nghiệp;

2.40. Phát hành và chiếu phim vi-đê-ô.

2.41. Băng, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình.

3- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:

3.1. Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.

3.2. Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra.

3.3. Sản phẩm cơ khí tiêu dùng.

3.4. Sản phẩm điện tử

3.5. Sản phẩm hóa chất (trừ hoá chất cơ bản), mỹ phẩm;

3.6. Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;

3.7. Sản phẩm bằng da, giả da.

3.8. Giấy và sản phẩm bằng giấy (trừ giấy in báo);

3.9. Đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác;

3.10. Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%).

3.11. Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;

3.12. Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;

3.13. Dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế; dịch vụ kiểm toán, kế toán; bảo hiểm, kể cả môi giới bảo hiểm, trừ loại bảo hiểm không chịu thuế GTGT quy định tại Điểm 8 Mục I Phần A Thông tư này.

3.14. Chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; sao chụp; quay vi-đê-ô.

3.15. Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;

3.16. Khách sạn, du lịch, ăn uống

- Khách sạn, du lịch được xác định theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc theo giấy phép kinh doanh.

- Kinh doanh ăn uống không phân biệt ăn uống bình dân, cao cấp.

3.17. Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định ở nhóm thuế suất 0%, 5%, 20% ở Mục I Phần B Thông tư này.

4- Mức thuế suất 20% đối với hàng hóa, dịch vụ sau:

4.1. Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;

Cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quí có hoạt động gia công, chế tác các sản phẩm này, nếu không hạch toán được riêng doanh thu, thuế của hoạt động này thì áp dụng chung mức thuế suất 20% đối với cả hoạt động gia công, chế tác và tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.

4.2. Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác.

4.3. Đại lý tàu biển.

Đại lý tàu biển là các dịch vụ làm thủ tục cho tàu biển ra, vào các cảng biển.

4.4. Dịch vụ môi giới.

Dịch vụ môi giới là hoạt động của các cơ sở kinh doanh làm trung gian cho các bên mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng.

Các mức thuế suất thuế GTGT quy định trên đây được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ; đối với cùng loại hàng hoá không phân biệt nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Đối với sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là sản phẩm cơ khí thuộc nhóm thuế suất 5% thì áp dụng thuế suất 5% theo các sản phẩm này.

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng tại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.

Ví dụ 1: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Ví dụ 2: Sửa chữa tàu biển áp dụng thuế suất của sản phẩm tàu biển là 5%.

Ví dụ 3: Sắt thép phế liệu do các cơ sở thu hồi khi bán ra áp dụng thuế suất 5%; nhựa phế thải thu hồi khi bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của sản phẩm nhựa là 10%.

Hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%, 10% được xác định căn cứ vào quy định tại Điểm 2, 3 Mục I này và mặt hàng cụ thể quy định tại Phụ lục số 4 “Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu”.

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.

Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:

1- Phương pháp khấu trừ thuế:

1.1.Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nói tại Điểm 2 Mục này.

1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT
đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

a/ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 4.600.000 đồng/ tấn; thuế GTGT 5% bằng 230.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 4.800.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 4.800.000đ/tấn x 5% = 240.000đ/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 4.600.000 đ/tấn và doanh thu được xác định lại bằng 4.560.000 đồng (= 4.800.000đ - 240.000đ). Doanh nghiệp mua thép cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua không ghi thuế GTGT này.

b/ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài theo quy định tại Điểm 9 Mục I Phần C Thông tư này) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % dưới đây:

- Tỷ lệ 3% trên giá mua theo hoá đơn đối với:

+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có hoá đơn bán hàng theo mẫu số 02/GTT-3L hoặc mẫu số 02/GTGT-2L ban hành kèm theo Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gọi tắt là hoá đơn bán hàng);

+ Hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của cơ sở sản xuất không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất sử dụng hoá đơn GTGT quy định tại Điểm 1 Mục IV Phần B Thông tư này;

+ Hàng hoá chịu thuế TĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán ra có hoá đơn bán hàng (kể cả trường hợp mua của đại lý bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng giá của cơ sở sản xuất, hưởng hoa hồng).

+ Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm.

- Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo Bảng kê đối với hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hoá đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến không chịu thuế GTGT, nếu cơ sở dùng các sản phẩm này để tiếp tục sản xuất, chế biến ra các hàng hoá khác thuộc diện chịu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ theo tỷ lệ quy định là giá thành sản xuất của các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản.

Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù (kể cả hoá đơn mua hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ quốc gia) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu tại Điểm 14 Mục I Phần B của Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Ví dụ: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:

Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế suất là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

110 triệu

x

10%

=

10 triệu đồng

1 + 10%

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.

c/ Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nếu hàng hoá, dịch vụ mua vào không sử dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì thuế GTGT đầu vào được tính vào chi phí của hoạt động đó.

Đối với tài sản cố định mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của tài sản cố định được tính vào nguyên giá của tài sản cố định.

- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sử dụng điện trong tháng là 5.000 KWh, trong đó dùng cho sản xuất xi măng là 4.000 KWh, dùng cho khu tập thể CBCNVC là 1.000 KWh (cơ sở hạch toán riêng được số điện dùng cho cán bộ CNV) thì cơ sở chỉ được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào của điện dùng cho sản xuất xi măng, cụ thể như sau:

Thuế GTGT đầu vào của điện được khấu trừ trong tháng là:

4.000 KWh x 700 đ/KWh x 10% = 280.000 đồng

Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được kê khai tạm tính hàng tháng. Khi quyết toán năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số của năm quyết toán. Đối với cơ sở kinh doanh có cơ cấu doanh thu giữa hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT tương đối ổn định, cơ sở kinh doanh có thể đăng ký với cơ quan thuế tỷ lệ tạm tính hàng tháng theo tỷ lệ doanh số năm trước, khi quyết toán năm sẽ quyết toán theo thực tế.

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế ở một doanh nghiệp vừa sản xuất bia (mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) và nước ngọt (mặt hàng chịu thuế GTGT) có chi phí mua một số loại nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng chung cho sản xuất hai loại sản phẩm này nhưng không hạch toán được riêng dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm là bao nhiêu thì thuế đầu vào của các vật tư này được tính khấu trừ như sau:

Tổng giá trị vật tư mua vào là 2.5­­00 triệu đồng (giá không có thuế GTGT).

Thuế GTGT đầu vào tổng hợp theo hóa đơn GTGT đầu vào là 250 triệu đồng, trong đó loại vật tư sử dụng chung không hạch toán riêng được là 500 triệu đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT là 50 triệu đồng.

Doanh số bán chưa có thuế GTGT hàng hóa chịu thuế GTGT là: 2.000 triệu đồng.

Doanh số bán của hàng hóa không chịu thuế GTGT là 2.000 triệu đồng.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư sử dụng chung được tính khấu trừ như sau:

Xác định tỷ lệ doanh số hàng hoá chịu thuế GTGT trên tổng doanh số hàng bán ra:

2.000 triệu đồng/ 4.000 triệu đồng = 50%

Thuế đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ (%) này là:

50 triệu đồng x 50% = 25 triệu đồng

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, trường hợp do lý do khách quan thì được khấu trừ trong thời gian tối đa là 03 tháng tiếp sau.

Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.

Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.

Ví dụ: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt đông cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế. Văn phòng Tổng công ty phải sử dụng kinh phí nộp cấp trên để thanh toán.

- Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TĐB trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định.

d/ Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

1.3. Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào, chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định tại Điểm 11 Mục I Phần C Thông tư này.

Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp hoá đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT và trường hợp quy định tại Điểm 2 Mục IV Phần này) hoặc không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế người bán nên không xác định được người bán.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT mua vào có hoá đơn bán hàng được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ 3% trên giá mua theo quy định tại Điểm 1.2 Mục này chỉ được tính khấu trừ đối với các hoá đơn bán hàng hợp pháp.

- Đối với hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến, đất, đá, cát, sỏi, phế liệu mua của người bán không có hoá đơn được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ 2% trên giá mua quy định tại Điểm 1.2 Mục này là Bảng kê hàng hoá mua vào (theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Đối với hàng hoá, dịch vụ đầu vào loại được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên giá mua, cơ sở kinh doanh chỉ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính thu nhập doanh nghiệp theo giá mua trừ (-) số tiền đã được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ (%) quy định trên giá mua.

Ví dụ: Trong kỳ doanh nghiệp B mua vật tư hàng hoá đầu vào là 100 triệu đồng, được tính khấu trừ theo tỷ lệ 3% bằng 03 triệu đồng thì chỉ được hạch toán vào chi phí 97 triệu đồng (100 triệu đồng - 03 triệu đồng), còn 03 triệu đồng hạch toán vào thuế đầu vào được khấu trừ.

2- Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.

2.1. Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;

- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

2.2. Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế

GTGT

phải nộp

=

Giá trị gia tăng

của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

x

Thuế suất thuế

GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

GTGT

của hàng hóa, dịch vụ


=

Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra

-

Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:

- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:

Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ.

Ví dụ: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25 triệu đồng.

- Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng, trong đó:

+ Nguyên liệu chính (gỗ): 14 triệu.

+ Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5 triệu.

Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau:

+ GTGT của sản phẩm bán ra:

25 triệu đồng - 19 triệu đồng = 6 triệu đồng.

+ Thuế GTGT phải nộp:

6 triệu đồng x 10% = 0,6 triệu đồng.

- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.

- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.

- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra.

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.

Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.

- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.

Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.

Doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.

2.3. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.

- Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.

Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương.

IV. HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ:

Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật.

1- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).

2- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.

3- Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.

4- Hoá đơn, chứng từ hợp pháp được sử dụng là:

- Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.

- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được Tổng cục Thuế chấp nhận cho sử dụng.

- Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.

- Các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo quy định tại Thông tư này.

5- Một số trường hợp được sử dụng và ghi hoá đơn cụ thể như sau:

5.1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ sau đây: hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, bán hàng hoá, dịch vụ cho đối tượng được miễn thuế GTGT, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT.

Riêng đối với hàng hoá chịu thuế TĐB do cơ sở sản xuất bán ra, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TĐB sử dụng hoá đơn bán hàng.

5.2. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế là đại lý bán hàng đúng giá theo quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng, khi bán hàng đại lý sử dụng hoá đơn GTGT của cơ sở đại lý. Hoá đơn ghi rõ hàng hoá bán đại lý, giá bán chưa có thuế, thuế suất, mức thuế GTGT và tổng cộng tiền thanh toán theo đúng giá quy định của bên chủ hàng. Khi thanh toán hoa hồng, cơ sở đại lý phải lập hoá đơn GTGT để thanh toán, trên hoá đơn chỉ ghi dòng giá bán là tiền hoa hồng, dòng thuế suất, tiền thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Riêng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế là đại lý bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất theo đúng giá quy định của cơ sở sản xuất, hưởng hoa hồng, khi bán hàng cơ sở sử dụng hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán đại lý.

- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng là đại lý bán hàng đúng giá quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng sử dụng hoá đơn bán hàng của cơ sở đại lý. Giá bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hoá đơn là giá đã có thuế GTGT theo quy định của bên chủ hàng. Khi thanh toán tiền hoa hồng được hưởng do bán hàng đại lý, cơ sở làm đại lý phải lập hoá đơn bán hàng ghi tiền hoa hồng được hưởng để bên chủ hàng thanh toán; trường hợp hàng hoá bán đại lý là hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất gửi bán, trên hoá đơn phải ghi rõ là hàng bán đại lý.

- Cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý mua hàng hoá theo đúng giá quy định của bên giao đại lý, hưởng hoa hồng, khi mua, trả hàng đại lý thu mua sử dụng chứng từ, hoá đơn, mã số thuế của cơ sở.

5.3. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:

- Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.

Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:

a/ Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ Nhà nước ở khâu nhập khẩu (nếu có).

b/ Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo Thông báo nộp thuế của cơ quan Hải quan.

c/ Tổng cộng tiền thanh toán. (= a + b)

Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.

5.4. Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu, hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu hàng hoá, cơ sở sử dụng hoá đơn GTGT.

Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo Lệnh Điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá (kể cả trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá gia công cho các cơ sở khác), khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở đi uỷ thác sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo Lệnh Điều động nội bộ. Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để giao cho cơ sở nhận uỷ thác.

5.5. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại:

- Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, cơ sở sử dụng hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Đối với hoá đơn GTGT gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuế GTGT chỉ ghi dòng giá thanh toán là giá thành hoặc giá vốn của hàng hoá.

- Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất dùng để trao đổi, thưởng hoặc trả thay tiền lương cho người lao động, tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì cơ sở phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.

5.6. Hàng hoá, dịch vụ bán áp dụng hình thức giảm giá thì giá bán ghi trên hoá đơn là giá đã được giảm.

Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Hoá đơn phải ghi rõ giảm giá hàng hoá bán của các hoá đơn nào.

5.7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng...ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:

a/ Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.

b/ Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo Lệnh Điều động nội bộ đối với hàng hoá điều chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất hàng gửi bán đại lý đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo Lệnh Điều động nội bộ

Cơ sở hạch toán phụ thuộc làm đại lý khi bán hàng hoá phải lập hoá đơn theo quy định, đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra (theo mẫu số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về cơ sở có hàng hoá điều chuyển đến hoặc hàng hoá gửi bán đại lý để các cơ sở này lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá thực tế tiêu thụ. Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ tại điểm này, trước khi thực hiện phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.

5.8. Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng... Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai thuế GTGT của bên bán.

Trường hợp trả lại một phần hàng hoá thì người bán lập lại hoá đơn cho hàng hoá người mua đã nhận và chấp nhận thanh toán theo số lượng, chủng loại, giá cả hai bên đã thoả thuận.

Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hàng hoá, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị, lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán làm căn cứ điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.

5.9. Đối với cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách ...phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.

5.10. Cơ sở kinh doanh xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo Lệnh Điều động nội bộ, khi bán hàng cơ sở lập hoá đơn theo quy định.

5.11. Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ (theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) để làm căn cứ tính thuế;.

5.12. Đối với công trình xây dựng có thời gian xây dựng kéo dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, khi lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao, cơ sở phải xác định rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.

5.13. Đối với cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà để bán, đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, dịch vụ vận tải có doanh thu vận tải quốc tế thì lập hoá đơn như sau:

- Dòng giá bán ghi giá bán nhà, giá cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu về dịch vụ du lịch trọn gói, doanh thu về vận tải chưa có thuế GTGT.

- Ghi dòng giá tính thuế GTGT là giá bán nhà (hoặc giá cho thuê hạ tầng) đã trừ tiền sử dụng đất (hoặc tiền thuê đất) phải nộp Ngân sách Nhà nước; doanh thu du lịch đã trừ các chi phí phát sinh ở nước ngoài như ăn, ở, cước vận chuyển; doanh thu vận tải đã trừ doanh thu của vận tải quốc tế.

- Dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định.

(Theo ví dụ tại Điểm 10 Mục I Phần B Thông tư này).

5.14. Cơ sở kinh doanh mua các mặt hàng là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến (hàng hoá không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất bán ra), đất, đá, cát, sỏi, phế liệu của người bán không có hoá đơn theo chế độ quy định phải lập Bảng kê hàng hoá mua vào (theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Bảng kê là chứng từ để tính thuế GTGT đầu vào. Bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua hàng có ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.

Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá mua hàng hoá trên Bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường địa phương tại thời điểm mua, ấn định mức giá để tính số thuế đầu vào được khấu trừ.

5.15. Đối với khoản chi bồi thường bảo hiểm phải lập Bảng kê theo chứng từ chi thực tế.

Các khoản chi bồi thường bảo hiểm, cơ sở kinh doanh bảo hiểm phải có hồ sơ sau:

- Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức nhận bồi thường, nếu là bản sao phải có đóng dấu xác nhận của tổ chức nhận bồi thường;

- Biên bản xử lý bồi thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập có chứng nhận của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường;

- Biên lai thanh toán tiền bồi thường có ký nhận của người nhận tiền bồi thường.

5.16. Đối với dịch vụ cho thuê tài chính, tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì cơ sở cho thuê tài chính phải lập hoá đơn theo mẫu số 13/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này. Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính tự in và đăng ký sử dụng với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế).

Cơ sở hoạt động cho thuê tài chính khi xuất tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hoá đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu).

Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hoá đơn.

Khi thuế GTGT của tài sản thuê mua tài chính đã được khấu trừ hết và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơ sở đi thuê, bên cho thuê thực hiện chuyển cho cơ sở thuê các hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn mua tài sản nhập khẩu cùng chứng từ nộp thuế GTGT của tài sản cho thuê tài chính.

5.17. Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài, cơ sở lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Cơ sở phải lưu giữ các chứng từ giao dịch với bên mua, bán ở nước ngoài theo đúng Pháp lệnh kế toán, thống kê. Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở trong nước phải lập hoá đơn theo quy định.

5.18. Đối với hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý, nếu cơ sở mua của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào (theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

5.19. Các doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn tự phát hành) theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Đối với cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh không thường xuyên có nhu cầu sử dụng hoá đơn thì được cơ quan thuế cung cấp hoá đơn lẻ để sử dụng cho từng trường hợp. Người cung cấp hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm gửi 01 liên hoá đơn (liên 3) cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế mở sổ theo dõi việc cấp, sử dụng hoá đơn đối với các đối tượng và trường hợp này.

C- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

I- ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ:

1- Cơ sở kinh doanh, kể cả các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế hoặc Chi cục thuế nếu là cá nhân kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.

Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.

Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang các địa điểm khác, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia, tách hay thành lập các cửa hàng, chi nhánh mới.v.v. phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.

2- Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính ở một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc kể cả trụ sở, văn phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở.

Riêng các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở.

3- Cơ sở xây dựng, lắp đặt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. Trường hợp xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) do các cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân như tổ, đội, ban quản lý công trình thực hiện... thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình.

4- Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh.

5- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế GTGT đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở phải lập và gửi bản đăng ký nộp thuế (theo mẫu số 09/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế khi nhận được đăng ký của cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kịp thời cho cơ sở về việc được áp dụng hay không được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT (nêu rõ lý do không được áp dụng) trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở. Cơ sở chỉ được thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báo cho áp dụng.

Những cá nhân (hộ) kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu trong quá trình thực hiện, cơ sở không thực hiện đúng các điều kiện quy định thì cơ quan thuế áp dụng biện pháp ấn định thuế phải nộp và ra thông báo đình chỉ việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

6- Về việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh.

Đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài là đối tượng được hoàn thuế GTGT chưa có mã số thuế phải làm thủ tục với Cục thuế nơi đóng trụ sở để được cấp mã số thuế.

II- KÊ KHAI THUẾ GTGT PHẢI NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy định như sau:

1- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định (mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT, 06/GTGT, 07A/GTGT, 07B/GTGT và 07C/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo.

2- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, việc kê khai thuế phải nộp đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp các cơ sở xây dựng, lắp đặt có tổ chức các đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân như: tổ, đội xây dựng, ban quản lý công trình thực hiện xây lắp các công trình ở địa phương khác (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi cơ sở đóng trụ sở chính không kê khai xác định được thuế GTGT đầu vào, thuế đầu ra, thuế phải nộp theo quy định thì đơn vị xây dựng, lắp đặt hoặc cơ sở chính phải kê khai doanh thu và thuế GTGT nộp tại địa phương nơi xây dựng công trình, hạng mục công trình theo tỷ lệ bằng 1% trên giá thanh toán công trình, hạng mục công trình chưa có thuế GTGT. Cơ sở xây dựng, lắp đặt có trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế GTGT theo chế độ quy định với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính. Số thuế GTGT đã nộp nơi xây dựng công trình được tính vào số thuế GTGT đã nộp khi cơ sở xây dựng kê khai nộp thuế GTGT tại văn phòng trụ sở chính. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện xây dựng công trình, hạng mục công trình ở địa phương khác sử dụng mã số thuế, hoá đơn của đơn vị cấp trên; sử dụng Tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 07C/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

- Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện thi công xây lắp những công trình, hạng mục công trình liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, khí... không xác định được doanh thu và chi phí phát sinh của công trình ở từng địa phương thì cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT ở địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở.

- Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm không phải tính thuế GTGT cho các khoản thu dịch vụ, hàng hoá bán ra sau đây:

+ Thu bồi thường nhận tái bảo hiểm và các khoản thu về bồi thường khác (nếu có).

+ Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về nhượng tái bảo hiểm.

+ Phí nhận tái bảo hiểm các khoản thu khác về nhận tái bảo hiểm (bao gồm phí nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam)

+ Thu đòi người thứ ba.

- Cơ sở có hàng bán thông qua đại lý (đại lý bán đúng giá quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng), căn cứ vào hoá đơn lập cho hàng bán qua đại lý quy định tại điểm 5.2 Mục IV Phần B Thông tư này, cơ sở kê khai nộp thuế hàng tháng đối với hàng hoá bán thông qua đại lý theo quy định tại Thông tư này.

Cơ sở là đơn vị hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương với trụ sở của cơ sở chính như chi nhánh, cửa hàng..., căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra của hàng hoá nhận điều chuyển và hàng hoá do cơ sở trực tiếp mua vào để kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở.

Cơ sở đại lý bán hàng đúng giá theo quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý nhưng hàng tháng phải lập bảng hê hoá đơn đầu vào, đầu ra của hàng hoá nhận bán đại lý theo quy định tại Điểm 5.2 Mục IV Phần B Thông tư này theo mẫu số 02/GTGT và mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị đại lý. Trường hợp cơ sở đại lý là đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thì Bảng kê số 02/GTGT ghi vào cột số 6 là giá bán đã có thuế GTGT. Thời gian lập, gửi bảng kê theo quy định về kê khai, nộp thuế.

Các cơ sở bán hàng đại lý theo giá quy định của chủ hàng, hưởng hoa hồng không phải nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền hoa hồng phải có đủ điều kiện sau:

+ Có hợp đồng bán đại lý trong đó quy định rõ: hoa hồng được hưởng, giá bán theo quy định của bên giao đại lý.

+ Hoá đơn lập cho hàng hoá bán đại lý đúng quy định tại Thông tư này.

+ Việc thanh toán tiền hàng và hoa hồng đại lý được thực hiện từng đợt sau khi đã hoàn thành việc bán số lượng hàng hoá nhất định.

Các cơ sở bán hàng đại lý nếu không đủ điều kiện trên thì phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý áp dụng như trường hợp hàng hoá mua đứt, bán đoạn.

Các trường hợp đại lý bán hàng hoá không đúng giá quy định của bên chủ hàng phải kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý. Nếu cơ sở bán đại lý phát sinh thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra do giá bán thấp hơn giá quy định của bên chủ hàng thì không được hoàn thuế GTGT.

Cơ sở nhận làm đại lý thu mua đúng giá quy định của bên giao đại lý, hưởng hoa hồng phải kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hoá thu mua đại lý. Cơ sở được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Điểm 1.2.b Mục II Phần B Thông tư này. Khi thanh toán tiền hoa hồng được hưởng, cơ sở nhận đại lý thu mua phải lập hoá đơn; tiền hoa hồng không phải tính thuế GTGT.

- Đối với tài sản cố định đang sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ thuế đầu vào nay chuyển sang sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho mục đích khác thì cơ sở phải tính thuế GTGT đầu ra trên giá trị của tài sản chuyển mục đích sử dụng. Giá trị tài sản được xác định tương đương với giá bán của tài sản đó.

- Đối với cơ sở có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu điện không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở phải có quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

- Đại lý bán vé xổ số kiến thiết hưởng hoa hồng không phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế GTGT do các Công ty xổ số kến thiết kê khai, nộp tập trung tại Công ty.

- Đối với các Tổng công ty, Công ty có các cơ sở trực thuộc, việc kê khai thuế GTGT phải nộp thực hiện như sau:

+ Các cơ sở hạch toán độc lập và các cơ sở hạch toán phụ thuộc xác định được thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở.

+ Các cơ sở hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở cùng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi có trụ sở chính của đơn vị cấp trên như Công ty, Tổng công ty thì Công ty, Tổng công ty thực hiện kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc.

+ Các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương(tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi đóng trụ sở chính của Công ty nếu không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, cơ sở không hạch toán được đầy đủ thuế đầu vào thì thực hiện kê khai, nộp thuế tập trung tại Văn phòng trụ sở chính của Công ty.

+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương nơi đóng trụ sở chính của Công ty trực tiếp bán hàng, phát sinh doanh thu thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở của cơ sở hạch toán phụ thuộc; nếu là hàng hoá điều chuyển nội bộ từ Công ty về để bán thì lập hoá đơn theo quy định tại Điểm 5.7 Mục IV Phần B Thông tư này.

Các Tổng công ty, Công ty căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của cơ sở mình, xác định và đăng ký cụ thể đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh. Trường hợp cần áp dụng việc kê khai, nộp thuế GTGT khác với hướng dẫn trên đây thì Tổng công ty, Công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ sở phải kê khai, tính thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hoá đơn lập quy định tại Điểm 5.16 Mục IV Phần B Thông tư này.

Cơ sở chỉ kê khai thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính theo quy định tại Thông tư này theo Bảng kê mẫu số 02/GTGT và Bảng kê mẫu số 03/GTGT đối với tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trong đó Bảng kê số 03/GTGT chỉ tiêu thuế GTGT “cột 7-thuế GTGT đầu vào” chỉ ghi tiền thuế GTGT của tài sản cho thuê phân bổ phù hợp với hoá đơn GTGT lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai.

Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến bên cho thuê phải thu hồi tài sản, bên cho thuê phải thông báo cho bên đi thuê và xác định rõ số thuế GTGT đã trả, số thuế GTGT chưa trả. Khi bên cho thuê tiếp tục cho đơn vị khác thuê thì số thuế GTGT chưa thu đủ, cơ sở cho thuê tính để thu tiếp theo hợp đồng mới.

Trường hợp tài sản cho thuê một thời gian, cơ sở cho thuê bán lại cho cơ sở đi thuê hoặc cơ sở khác thì cơ sở cho thuê phải tính thuế GTGT cho tài sản bán, lập hoá đơn GTGT, cơ sở chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản chưa thu đủ.

Trường hợp bên cho thuê và bên đi thuê cùng bỏ vốn mua tài sản, bên cho thuê chỉ thu tiền thuê (vốn và lãi) tương ứng với số vốn bỏ ra thì hoá đơn mua tài sản cho thuê do cơ sở cho thuê quản lý đến khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Số thuế GTGT tương ứng với số vốn bên cho thuê bỏ ra được tính vào hoá đơn thu tiền lần đầu.

Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong, số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thoả thuận thuê tiếp thì hoá đơn lập cho doanh thu lần sau không tính thuế GTGT.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT kê khai nộp thuế GTGT như sau:

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, cơ sở lập Tờ khai chi tiết (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này), trên Tờ khai không ghi các chỉ tiêu 1, 7, 8, 9.

+ Cơ sở lập Tờ khai chi tiết riêng cho hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động kinh doanh ngoại tệ (theo mẫu số 07A/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này), ghi các chỉ tiêu tương ứng của hàng hoá, ngoại tệ.

+ Trên cơ sở các tờ khai chi tiết trên, cơ sở tổng hợp lập Tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này). Tờ khai chỉ ghi chỉ tiêu 1,6, 8, 9, 10.

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh phải nộp cho cơ quan thuế các Tờ khai thuế GTGT tổng hợp và Tờ khai thuế GTGT chi tiết kèm theo Bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra (theo mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT và 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Đối với cơ sở kinh doanh như Ngân hàng có các đơn vị hạch toán phụ thuộc tại cùng địa phương thì các đơn vị phụ thuộc phải lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để lưu tại cơ sở chính. Khi tổng hợp lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, cơ sở chính chỉ tổng hợp theo số tổng hợp trên Bảng kê của các đơn vị phụ thuộc.

- Riêng đối với các Công ty vận tải hàng không thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT của hoạt động vận tải hàng không tại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở chính.

- Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT cho đối tượng và giá theo quy định của Nhà nước được Nhà nước trợ giá, trợ cước vận chuyển, khi bán hàng phải tính thuế GTGT đầu ra để kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hoá theo giá bán quy định của Nhà nước. Khoản tiền trợ giá, trợ cước được Ngân sách cấp không phải tính thuế GTGT, cơ sở hạch toán vào thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp kinh doanh, không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT nếu bán tài sản kể cả loại chịu thuế GTGT không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT đối với tài sản bán ra. Khi bán tài sản, đơn vị phải lập hoá đơn theo mẫu HĐ/TS/TL-3L tại Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính sự nghiệp (hoá đơn do Sở tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành). Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mua tài sản thanh lý không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, giải thể (kể cả trường hợp khi bán hàng thế chấp để thu nợ của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật) có bán tài sản là hàng hoá chịu thuế GTGT phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán ra. Cơ sở kinh doanh hay tổ chức bán thanh lý khi bán hàng hoá của cơ sở kinh doanh sáp nhập, giải thể phải lập hoá đơn theo quy định và kê khai, nộp thuế GTGT.

Trường hợp bán tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ “về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước”, bán tài sản của các doanh nghiệp phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT đối với tài sản này.

3- Các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam nhưng không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài trước khi thanh toán tiền trả phía nước ngoài.

Ví dụ 1: Công ty A ở Việt Nam nhận làm đại lý bán hàng hoá cho một Công ty ở nước ngoài thì Công ty A phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với mặt hàng chịu thuế GTGT khi nhập khẩu và bán trong nước như đối với hàng hoá do Công ty nhập khẩu để bán

Ví dụ 2: Công ty B ở Việt Nam thuê công ty ở nước ngoài thiết kế xây dựng theo giá hợp đồng dịch vụ là 100.000 USD, Công ty B ở Việt Nam phải nộp khoản thuế GTGT tính trên giá thanh toán dịch vụ này. Khoản thuế GTGT Công ty B đã nộp được coi là thuế đầu vào để tính khấu trừ theo quy định khấu trừ thuế.

4- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan thu thuế nhập khẩu.

5- Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu có nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai thuế GTGT như sau:

Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác hàng hoá không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác nhưng phải kê khai hoá đơn GTGT lập cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác đã trả cho cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu với cơ quan thuế trên Bảng kê số 03/GTGT cùng với hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào khác. Hoá đơn đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác kê riêng trong Bảng kê.

6- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với Chi cục thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi (trừ các trường hợp được miễn thuế GTGT theo quy định của Chính phủ). Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

7- Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

8- Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hóa, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã gửi tờ khai cho cơ quan thuế, sau đó phát hiện có sự sai sót về số liệu kê khai, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay cho tờ khai không đúng hoặc ghi điều chỉnh vào tờ khai tháng tiếp sau (nếu phát hiện sai sót sau khi cơ quan thuế đã ra thông báo nộp thuế).

9- Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, ngoại tệ, đá quý và cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán, trường hợp kê khai thuế phải nộp của tháng phát sinh giá trị gia tăng âm (-) thì không phải nộp thuế GTGT, giá trị gia tăng âm được kết chuyển để bù trừ vào GTGT phát sinh của tháng tiếp sau để tính thuế GTGT phải nộp và quyết toán thuế cả năm nhưng không được kết chuyển phần giá trị gia tăng âm của năm quyết toán thuế sang năm sau.

10- Đối với các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì các đơn vị này phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định. Trường hợp đơn vị không hạch toán và không xác định được riêng chi phí, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thì thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT và tỷ lệ (%) thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu do cơ quan thuế xác định để kê khai, nộp thuế.

11- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

Trường hợp các cơ sở kinh doanh ở Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán ở Việt Nam, việc kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT do các cơ sở Việt Nam nộp thay nhà thầu nước ngoài thì cơ sở kinh doanh ở Việt Nam được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào số thuế GTGT đã nộp thay nhà thầu nước ngoài.

12- Đối với hàng hoá do các cơ sở đã trúng thầu trực tiếp nhập khẩu (kể cả nhập khẩu dưới hình thức uỷ thác) hàng hoá quy định tại Điểm 4 Mục I Phần A Thông tư này để bán cho các doanh nghiệp làm tài sản cố định cho dự án đầu tư được duyệt không phải trả thuế GTGT của hàng hoá này.

Khi xuất bán hoặc xuất trả hàng uỷ thác nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Phần B Thông tư này.

13- Cơ sở kinh doanh khi lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ kê khai thuế hàng tháng gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp được áp dụng kê khai như sau:

- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra trong trường hợp trực tiếp bán lẻ cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng dầu, dịch vụ bưu điện, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trong trường hợp thu mua, thanh toán với những người bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thì được lập bảng kê chung của hàng hoá, dịch vụ mua vào này, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn.

III- NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG:

Các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu thuộc đối tượng phải kê khai thuế quy định tại Mục I trên đây và các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tính theo mức ấn định doanh thu để tính giá trị gia tăng và số thuế phải nộp có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

Trình tự, thủ tục nộp thuế thục hiện như sau:

1- Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế (theo mẫu số 08A/GTGT và 08B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này); thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

Khi nhận được thông báo nộp thuế, căn cứ vào số thuế phải nộp ghi trên thông báo, cơ sở thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước (tại Kho bạc Nhà nước). Đối với cơ sở có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, có thể làm thủ tục đề nghị Ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở kinh doanh nộp vào Ngân sách Nhà nước, thời gian nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước được tính từ ngày ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở kinh doanh vào Ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp thuế mà cơ sở chưa nhận được thông báo nộp thuế thì cơ sở căn cứ vào số thuế phải nộp theo kê khai của cơ sở để chủ động nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

Đối với những cơ sở có số thuế nộp hàng tháng lớn thì thực hiện tạm nộp số thuế phát sinh trong tháng theo định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần, khi kê khai số thuế phải nộp của cả tháng, trừ số thuế đã tạm nộp, cơ sở sẽ nộp tiếp số thuế còn thiếu. Kỳ nộp thuế do cơ quan thuế xác định và thông báo cho cơ sở thực hiện

Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế tính theo mức ấn định trên doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định để ra thông báo nộp thuế. Thời gian thông báo nộp thuế của tháng đối với các hộ kinh doanh do cơ quan thuế xác định phù hợp với từng ngành nghề và địa bàn nhưng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau. Thời hạn nọp thuế là ngày ấn định ghi trên Thông báo thuế.

Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế theo kê khai) ở địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào Ngân sách Nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá 3 ngày (kể từ ngày thu được tiền thuế); riêng đối với vùng núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày.

2- Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu.

Đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% thì thời hạn phải kê khai, nộp thuế GTGT thực hiện như quy định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.

Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế phải kê khai, nộp thuế GTGT ngay khi nhập khẩu.

Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu như: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, quà biếu, quà tặng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.v.v. nếu đem bán hoặc xuất dùng vào mục đích khác phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở như quy định đối với hàng hoá do cơ sở kinh doanh.

3- Cơ sở kinh doanh cố định, đi mua nguyên liệu, hàng hóa, vận chuyển hàng của cơ sở đi bán hoặc trao đổi với cơ sở khác, vận chuyển trong nội bộ cơ sở phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng lưu thông trên thị trường. Nếu không có đủ chứng từ theo quy định, cơ sở sẽ bị xử lý vi phạm về hoá đơn, chứng từ, xử lý vi phạm về thuế hoặc bị tịch thu hàng hoá (đối với hàng hoá là hàng nhập khẩu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp) theo quy định của pháp luật.

Khi nộp thuế, cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế hoặc cơ quan kho bạc Nhà nước cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số thuế GTGT trên hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được khấu trừ.

4- Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu.

Cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa phương khác (quận, huyện đối với đối tượng nộp thuế do Chi cục thuế trực tiếp quản lý; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đối tượng nộp thuế do Cục thuế trực tiếp quản lý) phải nộp đủ số thuế GTGT còn thiếu và có xác nhận của cơ quan thuê trực tiếp quản lý trước khi chuyển trụ sở.

Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển trụ sở nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc nộp thừa thuế thì được khấu trừ hoặc bù trừ khi kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương nơi cơ sở chuyển đến. Cơ sở kinh doanh phải lập bản tổng hợp về số thuế phát sinh, số thuế đã nộp, số thuế nộp thừa gửi Cục thuế xác nhận làm căn cứ kê khai tính thuế, nộp thuế với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh chuyển đến.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu trong kỳ tính thuế có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp đầu ra thì được kết chuyển số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Phần D của Thông tư này.

5- Thuế GTGT nộp vào Ngân sách Nhà nước bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh số bán hoặc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ để xác định thuế GTGT phải nộp.

IV- QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT:

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP thì tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định doanh thu, đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế.

Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm hoặc thời hạn quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế (theo mẫu số 11/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định trên đây. Trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế GTGT theo năm dương lịch.

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào NSN sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế.

Các chủ dự án (không phải đối tượng nộp thuế GTGT), nhà thầu chính là đối tượng được hoàn thuế GTGT phải quyết toán thuế GTGT được hoàn với Cục thuế khi dự án hoàn thành. Nhà thầu nước ngoài là đối tượng được hoàn thuế GTGT phải quyết toán thuế GTGT được hoàn trước khi kết thúc hợp đồng, trừ trường hợp có uỷ quyền cho các tổ chức Việt Nam thực hiện quyết toán thay.

Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

D- HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT:

1- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:

a/ Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tháng kê khai thuế

Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng

Thuế đầu ra phát sinh trong tháng

Thuế phải nộp

Luỹ kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ

Tháng 12/2000

200

100

- 100

- 100

Tháng 1/2001

300

350

+50

- 50

Tháng 2/2001

300

200

- 100

- 150

Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.

b/ Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được thuế GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng).

Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.

2- Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.

Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 1999, trong năm 1999 thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ đồng, giá trị máy móc, thiết bị 2 tỷ.

- Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400 triệu.

- Thuế GTGT của máy móc, thiết bị là 200 triệu.

Đến cuối năm 1999, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT, năm 1999 xác định số thuế đầu vào 600 triệu, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 600 triệu cho cơ sở.

Trường hợp thuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể đề nghị hoàn thuế từng quý.

Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp, hoặc đã thành lập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này.

3- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.

4- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5- Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau:

- Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại mua hàng hoá, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước có thuế GTGT để sử dụng cho các dự án này;

- Nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng vốn ODA không hoàn lại cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua trong nước có thuế GTGT.

Ví dụ: Công ty xây dựng A thực hiện xây dựng công trình của dự án B sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại theo giá thầu ký với chủ dự án, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng. Chủ dự án B trực tiếp mua thiết bị trong nước để giao cho Công ty A lắp đặt, giá mua thiết bị chưa có thuế GTGT là 1 tỷ đồng, thuế GTGT là 100 triệu đồng.

Nếu Công ty A được thanh toán theo giá nhận thầu không có thuế GTGT là 4 tỷ thì Công ty A được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, vật tư mua vào phục vụ cho xây dựng dự án công trình B.

Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào của thiết bị mua trong nước là 100 triệu đồng.

- Các chủ dự án sử dụng vốn ODA vay hoặc vốn ODA hỗn hợp thuộc đối tượng được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả toàn bộ hoặc một phần được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ các nhà cung cấp có thuế GTGT hoặc hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế GTGT.

- Trường hợp chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế cung cấp các hàng hoá, dịch vụ theo giá không có thuế GTGT cho dự án này thì nhà thầu chính không tính thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho dự án này.

Ví dụ: Công ty xây dựng M thực hiện xây lắp công trình của dự án C sử dụng nguồn vốn ODA vay, dự án thuộc đối tượng được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 5 tỷ đồng, thuế GTGT 5% là 250 triệu đồng. Chủ dự án B nhập khẩu thiết bị để giao cho Công ty M lắp đặt, giá nhập khẩu thiết bị chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng, thuế GTGT là 200 triệu đồng. Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào là 450 triệu đồng.

Các chủ dự án sử dụng nguồn vốn ODA hỗn hợp được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, cơ quan tài chính quản lý dự án tiến hành ghi tăng vốn cấp cho dự án. Khi tính kế hoạch vốn đối ứng hàng năm cho dự án không phải tính kế hoạch vốn đối ứng để nộp thuế GTGT.

6- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng.

Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 10 triệu đồng.

Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Mục I này phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.

Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.

Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh lũy kế số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra từ 03 tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế.

II - HỒ SƠ HOÀN THUẾ GTGT:

1- Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp nêu tại Điểm 1, 2 Mục I Phần này gồm:

- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điểm 1.b Mục I Phần này thì trong công văn đề nghị hoàn thuế phải ghi rõ số tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu và số hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp trực tiếp xuất khẩu) hoặc số hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu)

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.

- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.

2- Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm:

- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước.

- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.

- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể.

3- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nêu tại Điểm 5 Mục I Phần này bao gồm các hồ sơ quy định tại Điểm 1 trên đây (đối với các chủ dự án đầu tư được hoàn thuế thì Bảng kê khai chỉ tổng hợp thuế đầu vào được hoàn và gửi Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT) và gửi bổ sung cho cơ quan thuế (gửi lần đầu):

- Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của cơ sở).

- Xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại (hoặc sử dụng nguồn vốn ODA vay thuộc diện được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả) thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trường hợp hoàn thuế cho nhà thầu chính, nhà thầu chính phải gửi bổ sung thêm (lần đầu) văn bản xác định của chủ dự án do trong giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

4- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nêu tại Điểm 6 Mục I Phần này bao gồm các hồ sơ quy định tại Điểm 1 trên đây (trong đó gửi Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm theo:

- Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức Đoàn thể) theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 28/1999/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận của cơ sở).

- Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao có xác nhận của cơ sở).

III- ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT CÓ TRÁCH NHIỆM:

1- Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Hồ sơ hoàn thuế được quy định đối với từng trường hợp theo Mục I Phần này.

2- Trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thì cơ sở đề nghị hoàn thuế phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.

3- Ngoài các hồ sơ phải gửi đến cơ quan thuế quy định tại Mục I Phần này, các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế, các đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. Khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở, cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn.

4- Các đối tượng được hoàn thuế khi lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế phải kê khai đúng, trung thực các số liệu kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. Mọi trường hợp sai sót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật.

IV- THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ GTGT:

1- Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế:

a/ Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Mục I Phần này.

b/ Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác

2- Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế:

a/ Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bộ phận tiếp nhận ghi rõ ngày tiếp nhận và chuyển kịp thời tới bộ phận kiểm tra, xử lý.

b/ Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, xác định số hoàn thuế:

- Kiểm tra hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra: bảng kê khai tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào phát sinh được khấu trừ, đối chiếu với Bảng kê chi tiết.

- Xác định số thuế được hoàn;

Trường hợp kiểm tra hồ sơ nếu thiếu hoặc kê khai không đúng hoặc chưa rõ thì yêu cầu cơ sở giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét hồ sơ và giải quyết hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 15 ngày (03 ngày đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điểm 5, Điểm 6 Mục I Phần này), kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở gửi đến. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ trước khi hoàn thuế thì thời gian tối đa là 30 ngày. Nếu cơ sở không lập đủ hồ sơ, thủ tục hoàn thuế hoặc không đủ điều kiện được hoàn thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở biết trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ (02 ngày đối với trường hợp được hoàn thuế theo quy định tại Điểm 5, Điểm 6 Mục I Phần này).

c/ Lập quyết định hoàn thuế: sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, nếu đúng đối tượng được hoàn thuế, đủ thủ tục, theo quy định tại Mục I, Mục I Phần này, xác định số thuế hoàn trả. Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế theo mẫu số 14/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

Sau khi hoàn thuế, trường hợp nghi vấn hoặc cần tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở về việc hoàn thuế, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra hoặc thanh tra. Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về hoàn thuế thực hiện theo đúng chế độ và quy trình đã quy định.

3- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chi hoàn thuế GTGT cho các đối tượng trong thời gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế; trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điểm 1.b Mục IV Phần này thì căn cứ vào Quyết định hoàn thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ nhiệm chi của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện chi hoàn.

4- Tiền hoàn thuế GTGT được sử dụng từ Quỹ hoàn thuế GTGT. Việc quản lý, sử dụng Quỹ hoàn thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

Số ngày xem xét giải quyết hoàn thuế trong các trường hợp trên đây tính theo ngày làm việc.

Đ- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN THUẾ:

1- Cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

Những cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế xử lý phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật đối với những cơ sở này.

2- Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ba ngày, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau (theo mẫu Thông báo nộp thuế số 08A/GTGT và số 08B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo; nếu đã đến ngày phải nộp theo Luật định mà cơ sở chưa nộp thì thông báo thuế bao gồm cả số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng. Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng đối với đối tượng nộp theo kê khai kể từ ngày 26 của tháng tiếp theo; đối với hàng hóa nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày quy định phải nộp theo Luật định.

Nếu cơ sở vẫn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo thì cơ quan thuế có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về thuế quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt.

Nếu thực hiện các biện pháp xử lý hành chính về thuế mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

3- Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

4- Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.

5- Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.

6- Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

7- Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau:

a/ Cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;

Đối với những cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng và cơ sở kinh doanh buôn chuyến chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để xác định giá trị gia tăng và thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nêu tại Điểm 2 Mục II Phần B của Thông tư này.

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh vừa và nhỏ (gọi chung là hộ kinh doanh), số thuế ấn định phải nộp từng lần đã phù hợp với cơ sở kinh doanh thì mức thuế này được xác định làm căn cứ thu thuế ổn định trong thời gian là 6 tháng hoặc 12 tháng. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức doanh thu và số thuế ấn định đối với các đối tượng này.

Hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ổn định trong từng thời gian, nếu trong thời gian đó có thay đổi kinh doanh, cơ quan thuế phải điều chỉnh mức thuế đã ấn định. Hộ kinh doanh có thay đổi kinh doanh hoặc nghỉ kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để xem xét, điều chỉnh mức thuế đã ấn định; những hộ nghỉ kinh doanh trong tháng từ 15 ngày trở lên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó.

Hộ kinh doanh vừa và nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế theo mức ổn định trong từng thời gian, nếu có số ngày nghỉ kinh doanh tới mức được giảm, miễn thuế, hộ kinh doanh phải làm đơn đề nghị (theo mẫu và hướng dẫn của cơ quan thuế), khai báo cụ thể số ngày nghỉ kinh doanh, lý do nghỉ gửi cơ quan thuế quận, huyện. Cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế nghỉ kinh doanh thì giải quyết miễn, giảm thuế theo chế độ.

Hộ kinh doanh vừa và nhỏ được xác định theo ngành nghề phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa phương. Việc xác định hộ kinh doanh vừa và nhỏ do Bộ Tài chính quy định cụ thể. Các Cục thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của các hộ và hướng dẫn về phân loại hộ, xác định cụ thể loại hộ vừa và nhỏ ở địa phương mình để áp dụng phương pháp quản lý, thu thuế theo quy định chung.

b/ Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng;

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu không gửi tờ kê khai thuế, hoặc kê khai không đầy đủ, không đúng quy định, cơ quan thuế có quyền căn cứ vào tình hình kinh doanh của cơ sở và các số liệu điều tra để ấn định doanh thu và tiền thuế GTGT phải nộp, thông báo cho cơ sở thực hiện. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức thuế do cơ quan thuế ấn định có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền nhưng trong khi chờ giải quyết vẫn phải nộp theo mức thuế đã được ấn định của cơ quan thuế.

c/ Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;

d/ Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký, kê khai, nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện;

Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh trong các trường hợp nêu trên đây.

E- XỬ LÝ VI PHẠM

I- XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế GTGT bị xử lý như sau:

1- Không thực hiện đúng những quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, kê khai lập sổ kế toán và giữ chứng từ hóa đơn liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền.

2- Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

3- Khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật thuế GTGT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lậu; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4- Không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị xử lý như sau:

a/ Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;

Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;

b/ Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;

c/ Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

Việc xử lý các vi phạm về thuế GTGT nói trên được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.

I- THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

Cơ quan thuế các cấp, khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm về Luật thuế GTGT, phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế trong phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm của từng cấp mà ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền quy định, cụ thể như sau:

1- Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại Điểm 1, Điểm 2 và xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điểm 3 Mục I Phần E của Thông tư này.

2- Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điểm 4 Mục I Phần E của Thông tư này theo quy định của pháp luật và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm 3 Mục I Phần E Thông tư này.

G- KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU THI HÀNH

1- Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 23 của Luật thuế GTGT, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế GTGT đối với cơ sở. Đơn khiếu nại phải gửi cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, tổ chức, cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo. Nếu tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế giải quyết khiếu nại, hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn chưa nhận được ý kiến giải quyết thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ sở kinh doanh khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên thì quyết định xử lý khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết phải thực hiện đúng theo các quy định pháp luật hiện hành.

2- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 24 của Luật thuế GTGT, cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian, thì cần thông báo cho đương sự biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho đương sự biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt thì cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn năm năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

H- Tổ Chức Thực Hiện

I- Tổ Chức Thu Thuế GTGT:

1- Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.

2- Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

II- Miễn, Giảm Thuế Giá Trị Gia Tăng:

Căn cứ vào Điều 28 Luật thuế GTGT và quy định tại Điều 20 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế như sau:

1- Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT mà bị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp.

Cơ sở được xét giảm thuế GTGT trong trường hợp này là cơ sở kinh doanh hạch toán và xác định được kết quả kinh doanh, là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mức thuế doanh thu để so sánh là mức % tính trên doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn thuế doanh thu thì số thuế doanh thu để so sánh bằng không.

2- Mức thuế GTGT được xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ nhưng không quá số chênh lệch giữa thuế GTGT phải nộp với số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây của năm được xét giảm thuế. Số thuế phải nộp được xác định theo quy định tại Điểm 1.2 Mục II Phần B Thông tư này, không bao gồm số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.

Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh thương mại A năm 2000 có thuế GTGT đầu ra phát sinh là 4,5 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 2,3 tỷ đồng (trong đó thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu là 1,5 tỷ đồng), thuế GTGT phải nộp là 2,2 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2000 lỗ 800 triệu đồng, số thuế phải nộp tính theo mức thuế doanh thu trước đây là: 1,5 tỷ đồng

Thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu là 700 triệu đồng. Như vậy Cơ sở A được xét giảm thuế GTGT tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không quá số thuế GTGT phải nộp cao hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây là 700 triệu đồng.

Ví dụ 2: Cơ sở kinh doanh B năm 2000 có thuế GTGT đầu ra phát sinh là 2,5 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 1,1 tỷ đồng (trong đó thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu là 0,6 tỷ đồng), thuế GTGT phải nộp là 1,4 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2000 lỗ 400 triệu đồng, số thuế phải nộp tính theo mức thuế doanh thu trước đây là: 0,5 tỷ đồng.

Thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu là 0,9 triệu đồng. Như vậy Cơ sở A được xét giảm thuế GTGT tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không quá số thuế GTGT phải nộp cao hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây là 400 triệu đồng.

3- Thời gian được xét giảm thuế GTGT theo quy định trên đây được xét từng năm, tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong 3 năm đầu, kể từ năm 1999 đến hết năm 2001.

4- Cơ sở thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT phải lập hồ sơ đề nghị giảm thuế gửi cơ quan thuế; hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị giảm thuế của cơ sở, nêu rõ lý do số thuế GTGT phải nộp tính theo thuế suất thuế GTGT lớn hơn số thuế tính theo thuế suất thuế doanh thu, số lỗ do tác động của thuế, thời gian và số thuế đề nghị giảm.

- Báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh của năm đề nghị giảm thuế (tính theo năm dương lịch).

- Báo cáo quyết toán thuế năm đề nghị giảm thuế.

Đối với cơ sở dự toán năm kế hoạch có phát sinh lỗ do nguyên nhân thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế tính theo thuế doanh thu và đã được cơ quan thuế quản lý cơ sở giải quyết cho tạm giảm phải gửi kèm theo văn bản cho tạm giảm của cơ quan thuế, trong báo cáo quyết toán kết quả tài chính và quyết toán thuế vẫn phải phản ánh số thuế phải nộp theo luật, số thuế GTGT thực tế đã nộp.

Cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ đề nghị giảm thuế.

5- Thẩm quyền và trình tự xét giảm thuế:

a/ Chi cục trưởng Chi cục thuế phối hợp với các cơ quan liên quan xác định cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp không phải nộp thuế GTGT, ra thông báo cho cá nhân kinh doanh biết và xem xét, quyết định miễn, giảm thuế đối với các hộ kinh doanh vừa và nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong trường hợp nghỉ kinh doanh.

b/ Cục trưởng Cục thuế được xét và quyết định giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương thuộc đối tượng giảm thuế theo quy định tại Điểm 1 Mục II Phần này.

Cục trưởng Cục thuế được xét và thông báo tạm giảm thuế đối với các cơ sở thuộc đối tượng được giảm thuế trong trường hợp dự toán năm và thực tế kinh doanh của cơ sở bị lỗ do nguyên nhân khách quan nêu trên; mức cho tạm giảm thuế tối đa không quá 70% số dự tính được giảm theo Luật.

c/ Bộ trưởng Bộ Tài chính xét quyết định giảm thuế trong các trường hợp đặc biệt.

Trong mọi trường hợp đề nghị miễn, giảm thuế, cơ sở kinh doanh phải gửi hồ sơ tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở khi nhận được hồ sơ xin giảm thuế của cơ sở phải kiểm tra hồ sơ và xác định rõ: cơ sở thuộc đối tượng và trường hợp được giảm thuế theo Luật hay không thuộc đối tượng, hồ sơ có đầy đủ, đúng quy định và chính xác không; nếu phát hiện sai sót hay không đầy đủ, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo để cơ sở bổ sung, chỉnh lý kịp thời.

Trường hợp đối tượng được giảm thuế do các Chi cục Thuế trực tiếp quản lý, sau khi kiểm tra nếu hồ sơ giảm thuế của cơ sở đã đầy đủ, đúng quy định, đúng đối tượng được giảm thuế, Chi cục Thuế có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ giảm thuế của cơ sở gửi Cục thuế xem xét, quyết định giảm thuế cho cơ sở.

Trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng được giảm thuế theo luật, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở biết rõ lý do không được xét giảm thuế.

Căn cứ vào thẩm quyền quy định, cơ quan thuế xem xét và ra quyết định giảm thuế (theo mẫu số 12/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) gửi cho cơ sở được giảm thuế, Tổng cục Thuế và Chi cục Thuế (đối với đối tượng được giảm thuế do Chi cục Thuế trực tiếp quản lý). Trường hợp giảm thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế cấp trên hoặc Bộ Tài chính thì Cục thuế sau khi kiểm tra hồ sơ phải gửi toàn bộ hồ sơ của cơ sở kèm theo ýý kiến (bằng văn bản) của mình, đồng thời thông báo cho cơ sở biết hồ sơ đã chuyển tới đâu. Căn cứ vào quyết định miễn, giảm thuế, cơ quan thuế thực hiện quyết toán với cơ sở số thuế GTGT phải nộp, xác định kết quả lãi lỗ và các khoản thu nộp Ngân sách khác.

Cơ quan xét quyết định giảm thuế có trách nhiệm lưu giữ, quản lý hồ sơ theo đúng chế độ.

Việc giải quyết giảm thuế GTGT theo hướng dẫn trên đây được áp dụng cho việc giảm thuế năm 2000 và năm 2001.

d/ Đối với các trường hợp được miễn giảm thuế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc theo các cam kết của Chính phủ về việc miễn giảm thuế do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quyết định.

III- Hiệu Lực Thi Hành:

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2001 thay thế các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT đã ban hành dưới đây:

- Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;

- Thông tư số 157/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng;

- Thông tư số 163/1998/TT-BTC ngày 17/12/1998 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với hoạt động vận tải hàng không và bay dịch vụ;

- Thông tư số 173/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thu thuế đối với các cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

- Thông tư số 174/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn áp dụng thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

- Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ;

- Thông tư số 187/1998/TT-BTC ngày 29/12/1998 hướng dẫn bổ sung thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp

- Thông tư số 18/1999/TT-BTC ngày 06/2/1999 hướng dẫn cách tính để thực hiện khoản thu thêm do nộp thuế GTGT thấp hơn nộp thuế doanh thu trước đây đối với các Công ty Xổ số kiến thiết;

- Thông tư số 20/1999/TT-BTC ngày 10/2/1999 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính;

- Thông tư số 25/1999/TT-BTC ngày 08/3/1999 hướng dẫn xử lý thuế đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản, tàu đóng mới, sửa chữa lớn tàu đã hoàn thành trong năm 1998 nhưng đến ngày 31/12/1999 chưa làm thủ tục để thanh toán;

- Thông tư số 34/1999/TT-BTC ngày 01/4/1999 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với các doanh nghiệp chế xuất;

- Thông tư số 49/1999/TT-BTC ngày 06/5/1999 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê tài chính;

- Thông tư số 72/1999/TT-BTC ngày 12/6/1999 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với các hoạt động trong ngành hàng hải;

- Thông tư số 91/1999/TT-BTC ngày 23/7/1999 hướng dẫn áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá gia công xuất khẩu;

- Thông tư số 93/1999/TT-BTC ngày 28/7/1999 hướng dẫn về hoàn thuế GTGT;

- Thông tư số 101/1999/TT-BTC ngày 20/8/1999 hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động trong ngành vận tải đường bộ;

- Thông tư liên tịch số 2395/1999/TTLT-BQP-BTC ngày 21/8/1999 của Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính hướng dẫn danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng không chịu thuế GTGT;

- Thông tư số 106/1999/TT-BTC ngày 30/8/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ;

- Thông tư số 112/1999/TT-BTC ngày 21/9/1999 hướng dẫn thuế GTGT áp dụng đối với hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam;

- Thông tư số 118/1999/TT-BTC ngày 30/9/1999 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công íích;

- Thông tư số 119/1999/TT-BTC ngày 05/10/1999 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Thông tư số 142/1999/TT-BTC ngày 10/12/1999 hướng dẫn thuế GTGT áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000;

- Thông tư số 10/2000/TT-BTC ngày 01/2/2000 hướng dẫn việc kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng;

- Thông tư số 26/2000/TT-BTC ngày 31/3/2000 hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với các hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm;

- Thông tư liên tịch số 07/2000/TTLT-BCA-BTC ngày 10/4/2000 của Bộ Công an - Bộ Tài chính hướng dẫn danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh không chịu thuế GTGT;

- Thông tư số 49/2000/TT-BTC ngày 31/5/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 90/NQ-UBTVQH10 ngày 03/9/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế suất GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ và sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế GTGT;

Các quy định tại các văn bản khác hướng dẫn về thuế GTGT trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

2- Việc thu khoản thu bổ sung đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: xi măng, điện, nước ngọt, nước giải khát, bưu chính viễn thông, xổ số kiến thiết, quảng cáo, đại lý tàu biển có thu nhập cao do nộp thuế giá trị gia tăng thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây áp dụng cho năm 2000 theo hướng dẫn tại Mục VII Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. Từ năm 2001 không áp dụng thu bổ sung theo quy định này, các doanh nghiệp có thu nhập cao áp dụng thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

Mẫu Số: 01/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tờ Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng

tháng.... năm 200...

(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Tên cơ sở:...............................................................................

Địa chỉ:...................................................................................

Đơn vị tính: đồng VN

ST

Chỉ tiêu kê khai

Doanh thu (chưa có thuế GTGT)

Thuế GTGT

1

Hàng hoá, dịch vụ bán ra

x

2

Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT

a

Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0%

b

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5%

c

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10%

d

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20%

3

Hàng hoá, dịch vụ mua vào

4

Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào

x

5

Thuế GTGT được khấu trừ

x

6

Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ (tiền thuế 2-5)


x

7

Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua

x

a

Nộp thiếu

x

b

Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ

x

8

Thuế GTGT đã nộp trong tháng

x

9

Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng

x

10

Thuế GTGT phải nộp tháng này

Số tiền thuế phải nộp (ghi bằng chữ):..................................................................

..............................................................................................................................

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật.

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Ngày... tháng... năm 200...

TM/ Cơ sở

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn lập tờ khai:

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào Bảng kê hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng. Chỉ tiêu 5 được xác định theo thực tế (nếu hạch toán riêng) hoặc phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Cơ sở phải lập Bảng phân bổ giải trình kèm theo Bảng kê khai thuế.

- Các chỉ tiêu đã được điều chỉnh như hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán ....

- Các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5 là chỉ tiêu tổng hợp sau khi đã được điều chỉnh cho số lượng hàng bán bị trả lại, điều chỉnh tăng (giảm) giá.


Mẫu Số: 02/GTGT

Bảng Kê Hoá Đơn, Chứng Từ Hàng Hoá,
Dịch Vụ Bán Ra
(kèm theo tờ khai thuế GTGT)

(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)


(Tháng..... năm 200....)

Tên cơ sở kinh doanh:........................................................

Địa chỉ:...............................................................................

Hoá đơn, chứng từ bán

Tên

Mã số

Doanh số

Thuế

Ghi

Ký hiệu hoá đơn

Số hoá đơn

Ngày, tháng, năm phát hành

người mua

thuế người mua

bán chưa có thuế

GTGT

chú

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng cộng

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm...

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Cách ghi:

+ Bảng kê bán hàng mở từng tháng, ghi theo trình tự thời gian hoặc kết hợp theo từng nhóm, loại hàng hoá, dịch vụ và theo từng mức thuế suất thuế GTGT riêng.

+ Căn cứ vào Bảng kê chi tiết, cơ sở tổng hợp, lập tờ khai thuế hàng tháng.

+ Cột (5) mã số thuế của người mua : trường hợp người mua không có mã số thuế thì gạch ngang (-)


Mẫu Số: 03/GTGT

Bảng Kê Hoá Đơn, Chứng Từ Hàng Hoá,
Dịch Vụ Mua Vào

(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)

Tháng..... năm 200....

Tên cơ sở kinh doanh:.......................................................

Địa chỉ:.............................................................................

Hoá đơn, chứng từ mua

Tên người

Mã số thuế

Doanh số mua

Thuế GTGT

Ghi chú

Ký hiệu hoá đơn

Số hoá đơn

Ngày, tháng năm phát hành HĐ

bán

của người bán

chưa có thuế

đầu vào

1

2

3

4

5

6

7

8

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm 200...

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Cách ghi:

+ Lập Bảng kê từng tháng, ghi theo thứ tự chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế GTGT thì ghi số chứng từ, ngày, tháng của biên lai, chứng từ nộp thuế vào cột "Ghi chú".

+ Cơ sở tự tính toán số lượng, trọng lượng hàng hoá dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào để điền vào Bảng kê khai thuế hàng tháng.

Mẫu Số: 04/GTGT

Bảng Kê Thu Mua Hàng Nông Sản, Lâm Sản, Thuỷ Sản
Chưa Qua Chế Biến; Đất, Đá, Cát, Sỏi, Phế Liệu
Không Có Hoá Đơn

(Tháng..... năm 200....)

Mã số:

- Tên cơ sở sản xuất kinh doanh:........................................

............................................................................................

- Địa chỉ:.................................................................................................................

- Địa chỉ nơi tổ chức thu mua:.................................................................................

- Người phụ trách thu mua:.....................................................................................

Ngày

Người bán

Hàng hóa mua vào

Ghi

tháng năm

mua hàng

Tên
người bán

Địa chỉ

Tên
mặt hàng

Số lượng

Đơn giá

Tổng giá thanh toán

chú

1

2

3

4

5

6

7

8

- Tổng giá trị hàng hoá mua vào:.......................................................................

- Số tiền thuế GTGT tính khấu trừ:....................................................................

Ngày... tháng... năm 200...

Người lập bảng kê

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm 200...

Giám đốc cơ sở

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hoá đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, cơ sở ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hoá mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua giữa người bán và người mua lập có ghi rõ số luợng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ người bán, và ký nhận của bên bán và bên mua

- Đối với cơ sở có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Cơ sở kinh doanh lập bảng kê tổng hợp chung của cơ sở để tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Căn cứ vào tỷ lệ khấu trừ quy định đối với từng loại hàng hoá mua vào, cơ sở xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào sử dụng cho hàng hoá sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT để tính ra số thuế GTGT được khấu trừ tổng hợp ghi vào dòng 5 của tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT và gửi cho cơ quan thuế theo quy định.

- Căn cứ vào yêu cầu quản lý và hạch toán, doanh nghiệp có thể mở thêm cột "số thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ" trên Bảng kê.


Mẫu Số: 05/GTGT

Bảng Kê Hàng Hoá, Dịch Vụ Mua Vào
Có Hoá Đơn Bán Hàng

(Tháng..... năm 200....)

(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)

Tên cơ sở kinh doanh:....................................................

Địa chỉ:..........................................................................

Chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ

Tên người bán

Mã số thuế

Giá mua hàng hoá,

Ghi chú

Ký hiệu hoá đơn

Số hoá đơn

Ngày, tháng năm phát hành

người bán

dịch vụ ghi trên
hoá đơn

1

2

3

4

5

6

7

- Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào:..........................................................

- Số tiền thuế GTGT tính khấu trừ:.....................................................................

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm 200...

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Cách ghi:

+ Lập Bảng kê từng tháng, ghi theo thứ tự chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng hoá là nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất) mua của cơ sở sản xuất sử dụng hoá đơn GTGT đựoc khấu trừ thuế GTGT đầu vào cũng được kê khai vào bảng này.

+ Cột số (5) mã số thuế của người bán: Trường hợp người bán không có mã số thuế gạch ngang

+ Căn cứ vào tỷ lệ % khấu trừ, cơ sở tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để tổng hợp vào dòng 5 tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT hàng tháng gửi cho cơ quan thuế theo quy định.

+ Căn cứ vào yêu cầu quản lý và hạch toán, doanh nghiệp có thể mở thêm cột “số thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ” trên Bảng kê.

Mẫu Số: 06/GTGT

Bảng Kê Bán Lẻ Hàng Hoá, Dịch Vụ

(Ngày... tháng..... năm 200....)

Tên cơ sở kinh doanh:.........................................................

Địa chỉ:................................................................................

Họ tên người bán hàng:..........................................................................................

Địa chỉ nơi bán hàng:.............................................................................................

ST

Tên hàng hoá, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

B

C

1

2

3

Tổng cộng tiền thanh toán:..............................................................................................

Tổng số tiền (bằng chữ):.......................................................................................

..............................................................................................................................

Người bán

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

+ Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ dùng cho các cơ sở kinh doanh có bán lẻ hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng. Người bán hàng hoá, dịch vụ phải lập bảng kê hàng bán lẻ, theo từng lần bán, theo từng loại hàng; cuối ngày phải lập bảng kê gửi bộ phận kế toán làm căn cứ tính doanh thu và thuế GTGT;

+ Bộ phận kế toán phân loại doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán lẻ theo loại hàng hoá, dịch vụ và theo nhóm thuế suất GTGT, tính doanh thu và thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo quy định. Theo quy định thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra được tổng hợp vào số thuế GTGT đầu ra dòng số 2 tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT hàng tháng gửi cho cơ quan theo theo quy định.

Mẫu Số: 07A/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tờ Khai Thuế GTGT

tháng.... năm 200...

(Dùng cho cơ sở tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT)

Tên cơ sở:..........................................................................

Địa chỉ:..............................................................................

ST

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng VN)

1

Hàng hoá tồn kho đầu kỳ

2

Hàng hoá, dịch vụ mua trong kỳ

3

Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ mua ngoài sử dụng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra

4

Tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra

5

Giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ (5=4-3)

6

Thuế GTGT phải nộp (6=5 x thuế suất (%))

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo, pháp luật.

Ngày... tháng... năm 200...

Người kê khai

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Yêu cầu kê khai:

+ Căn cứ vào sổ kế toán và chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau phải kê khai chi tiết hàng hoá, dịch vụ bán ra theo từng nhóm thuế suất, sau đó tổng hợp chung các loại hàng hoá, dịch vụ vào một bảng kê khai.


Mẫu Số: 07B/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tờ Khai Thuế GTGT Và Thuế TNDN

tháng.... năm 200...

(Dùng cho cơ sở tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT, GTGT xác định theo tỷ lệ % tính trên doanh thu)

Tên cơ sở:.......................................................................

Địa chỉ:...........................................................................

ST

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng VN)

I

Thuế GTGT

1

Hàng hoá tồn kho đầu kỳ

2

Hàng hoá, dịch vụ mua trong kỳ

3

Hàng hoá, dịch vụ mua ngoài tính trong giá trị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra

4

Tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra

5

Tỷ lệ GTGT trên doanh thu

6

Giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ (6 = 4 * 5)

7

Thuế GTGT phải nộp (7= 6 x thuế suất (%))

II

Thuế TNDN

1

Doanh thu tính thuế

2

Tỷ lệ % thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu

3

Thu nhập chịu thuế (3 = 1 * 2)

4

Thuế suất thuế TNDN (%)

5

Số thuế TNDN phải nộp ( 5 = 3 * 4)

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo, pháp luật.

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Ngày... tháng... năm 200...

Người kê khai

Yêu cầu kê khai:

+ Căn cứ vào sổ kế toán và chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau phải kê khai chi tiết hàng hoá, dịch vụ bán ra theo từng nhóm thuế suất, sau đó tổng hợp chung các loại hàng hoá, dịch vụ vào một bảng kê khai.

Mẫu Số: 07C/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tờ Khai Thuế GTGT

tháng.... năm 200...

(Dùng để kê khai thuế cho cơ sở xây lắp có công trình xây lắp
ở khác địa phương nơi đóng trụ sở chính)

Tên cơ sở:............................................................................

Địa chỉ:................................................................................

ST

Chỉ tiêu

Số tiền
(đồng VN)

1

Tổng giá trị xây dựng, lắp đặt thực hiện

2

Số thuế phải nộp ( = 1 x 1%)

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo, pháp luật.

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Ngày... tháng... năm 200...

Người kê khai

Mẫu Số: 08A/GTGT

Tổng Cục Thuế

Cục thuế:........

Số:..../......

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thông Báo Nộp Thuế GTGT

tháng.... năm 200....

(Lần thông báo......)

Tên đơn vị:...................................................................

Địa chỉ:........................................................................

Cấp:........ Chương:.......... Loại:............. Khoản:..........

Căn cứ tờ khai thuế GTGT tháng... năm... của đơn vị, Cục thuế thông báo số tiền thuế GTGT đơn vị phải nộp tháng này như sau:

Đơn vị: đồng VN

ST

Chỉ tiêu

Thuế GTGT

1

Số thuế kỳ trước chuyển qua

a

Nộp thiếu

b

Nộp thừa

2

Số thuế phát sinh tháng này

3

Cộng số thuế phải nộp tháng này

4

Số thuế đã nộp trong tháng

5

Số thuế được hoàn trả

6

Số tiền phạt chậm nộp (nếu có)

7

Tổng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp

Yêu cầu cơ sở nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước.........., Tài Khoản số:..........

Hạn nộp trước ngày... tháng... năm 200......

Ngày... tháng... năm 200...

Cục trưởng

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

+ Mẫu này áp dụng để thông báo cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT tính thuế, nộp thuế theo kê khai đầy đủ doanh số bán, doanh số mua hàng hoá, dịch vụ và thuế GTGT phát sinh.


Mẫu Số: 08B/GTGT

Cục Thuế

Chi cục thuế:........

Số:..../......

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thông Báo Nộp Thuế GTGT Và Thuế TNDN

tháng.... năm 200...

(Lần thông báo......)

Tên đơn vị:................................................................

Địa chỉ:......................................................................

Cấp:........ Chương:.......... Loại:............. Khoản:........

Căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT và thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu của cơ sở, Chi cục thuế thông báo số tiền thuế GTGT và thuế TNDN đơn vị phải nộp của tháng... năm... như sau:

Đơn vị: đồng VN

ST

Chỉ tiêu

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Tổng số

1

Số thuế nợ kỳ trước

2

Số thuế phát sinh trong tháng

3

Số thuế phải nộp tháng này (1+2)

4

Số tiền phạt chậm nộp

5

Tổng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp (3 +4)

6

Tổng cộng

Yêu cầu cơ sở nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước.........., Tài Khoản số:..........

Hạn nộp trước ngày... tháng... năm...

Ngày... tháng... năm 200.....

Chi cục trưởng

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Mẫu này áp dụng để thông báo cho đối tượng nộp thuế là hộ kinh doanh nộp thuế GTGT và thuế TNDN hàng tháng tính trên doanh thu ấấn định và đối tượng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam, áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Căn cứ vào từng đối tượng, cơ quan thuế ghi số tiền thuế phải nộp vào cột tương ứng.

- Chi cục thuế ra thông báo phải ghi tên của Chi cục.

Mẫu Số: 09/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đăng Ký Áp Dụng Tính Thuế GTGT
Theo Phương Pháp Khấu Trừ Thuế

Kính gửi: Cục (Chi cục) thuế:..............................

Mã số:

- Tên cơ sở kinh doanh:...................................................

- Địa chỉ:..........................................................................

- Ngành nghề kinh doanh chính là:......................................................................

.............................................................................................................................

Hiện nay đang thực hiện nộp thuế GTGT hàng tháng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; qua xem xét các điều kiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, cơ sở chúng tôi đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Thời gian xin được áp dụng: từ tháng.... năm....

Chúng tôi xin cam kết thực hiện:

1. Mở sổ kế toán và ghi chép đúng chế độ.

2. Mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn chứng từ theo quy định.

3. Kê khai, nộp thuế đúng luật và chế độ quy định.

Nếu vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, chúng tôi xin chịu xử lý theo pháp luật.

Ngày... tháng... năm...

Chủ cơ sở kinh doanh đăng ký

Hướng dẫn: Cơ sở đăng ký lập 02 bản và gửi tới cơ quan thuế quản lý cơ sở; cơ quan thuế xem xét, nếu chấp nhận thì xác nhận và gửi cho cơ sở 01 bản, còn 01 bản lưu để theo dõi.


Mẫu Số: 10/GTGT

Cơ sở:......................

................................

Số:..../......

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đề Nghị Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng

Kính gửi: Cục thuế..................................................

Mã số:

- Tên cơ sở kinh doanh:...............................................

- Địa chỉ:......................................................................

- Ngành nghề kinh doanh chính là:........................................................................

................................................................................................................................

- Số tài khoản:........ tại Ngân hàng (Kho bạc):.................

Đề nghị Cục thuế xét giải quyết hoàn thuế GTGT cho cơ sở......... với số tiền là:..................... đ.

Theo các trường hợp sau đây: (đơn vị giải trình cụ thể theo trường hợp đề nghị).

- Thí dụ:

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của các tháng... năm...

(Giải trình cụ thể do hàng hoá xuất khẩu lớn hay do kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thuế suất thấp...)

+ Thuế GTGT đầu vào của các máy móc, thiết bị đầu tư lớn, cụ thể:

1. Giá trị máy móc, thiết bị đã đầu tư: ......................

2. Thuế GTGT đã trả: ......................

3. Thuế GTGT nộp bình quân tháng

của hàng hoá, dịch vụ bán ra: .......................

+ Trường hợp và lý do khác:

Chúng tôi xin gửi kèm theo công văn đề nghị này các hồ sơ sau đây:

-

-

(Kê các hồ sơ gửi kèm theo)

Nơi gửi:

-

Ngày... tháng... năm 200....

Giám đốc hoặc người đại diện

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu Số: 11/GTGT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quyết Toán Thuế GTGT

Năm 200......

Tên cơ sở kinh doanh:...............................................

Địa chỉ:......................................................................

Ngành nghề kinh doanh:.....................................................................................

............................................................................................................................

Đơn vị tính:...........

ST

Chỉ tiêu

Doanh số (chưa có thuế GTGT)

Thuế GTGT

1

Hàng hoá dịch vụ bán ra

2

Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT

x

3

Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT

A

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 0%

B

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5%

C

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10%

D

Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20%

4

Hàng hoá, vật tư, dịch vụ, TSCĐ mua vào hoặc nhập khẩu

5

Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được tính khấu trừ thuế.

6

Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang

x

+ Nộp thiếu

x

+ Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ

x

7

Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán

x

8

Thuế GTGT đã nộp từng năm

x

9

Thuế GTGT đã được hoàn trả trong năm

x

10

Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán

x

+ Nộp thiếu

x

+ Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ

x

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm 200...

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Yêu cầu: ghi đầy đủ các chỉ tiêu trong biểu, các chỉ tiêu vừa có doanh số và thuế GTGT thì phản ánh cả 2 cột "Doanh số" và "Thuế GTGT". Chỉ tiêu 2 chỉ phản ánh cột "Doanh số". Các chỉ tiêu 6, 7, 8, 9, 10 chỉ phản ánh bên cột thuế GTGT. Kèm theo bảng tổng hợp số liệu quyết toán thuế của năm, cơ sở phải lập bảng giải trình chi tiết số thuế phải nộp năm quyết toán.

Mẫu Số: 12/GTGT

Tổng Cục Thuế

Cục thuế:........

- * -

Số:.... CT /QĐ

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............., ngày ....... tháng .... năm 200....

Quyết Định Của Cục Trưởng Cục Thuế
Tỉnh (Thành Phố)........

V/v giảm thuế GTGT

Cục Trưởng Cục Thuế Tỉnh (Thành Phố)............

- Căn cứ Điều 28 Luật thuế giá trị gia tăng;

- Căn cứ Điều 20 Nghị định số....../2000/NĐ-CP ngày....../...../2000 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế GTGT;

- Căn cứ Mục II Phần H Thông tư số...../2000/TT-BTC ngày...../..../2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số Nghị định số ....../2000/NĐ-CP (nêu trên);

- Căn cứ công văn số........ ngày..............và hồ sơ đề nghị giảm thuế GTGT (kèm theo) của ................................................;

- Theo đề nghị của Trưởng phòng.................................................:

Quyết Định:

Điều 1: Giảm thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước năm....... cho ..................................; mã số thuế:................................với số tiền là:..................... đ (bằng chữ.......................................................................................).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3: Ông (Bà) Trưởng phòng.............................................., Ông (Bà) Giám đốc .....................................chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Đơn vị có tên tại Điều 1, Điều 3

- Lưu Cục thuế

Cục Trưởng Cục Thuế

Ghi chú: Trường hợp giảm thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế thì căn cứ theo mẫu quyết định này và điều chỉnh các nội dung cho phù hợp.

Mẫu Số: 13/GTGT

Hoá Đơn Dịch Vụ Cho Thuê Tài Chính

(Liên 1: lưu)

Ngày....... tháng...... năm 200....

Mẫu số:..................

Ký hiệu: ................

Số: .........................

Bên cho thuê tài chính: ...............................................................................................

Địa chỉ: .............................................................. Số tài khoản:.................................

Điện thoại:.................................................... Mã số: ...........................................

Hợp đồng đi thuê số:........................ngày............tháng........năm 200.....

Thời gian cho thuê: từ ngày........tháng.......năm 200.....

Giá trị tài sản cho thuê (chưa có thuế GTGT)......................................................

Thuế GTGT Công ty cho thuê tài chính

đã nộp của tài sản cho thuê: ...............................................................

(Hoá đơn GTGT hoặc biên lai nộp thuế GTGT số...... ngày....../....../200...)

Bên đi thuê: .................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................. Số tài khoản:.................................

Điện thoại:.................................................... Mã số: ..........................................

Hình thức thanh toán:.................................

Chỉ tiêu

Kỳ này

Luỹ kế

1. Tên dịch vụ cho thuê......................

2. Số tiền thuê

3. Thuế GTGT

4. Tiền bán lại tài sản thuê theo hợp đồng CTC

5. Tổng cộng tiền thanh toán (2 +3 + 4)

Tổng cộng tiền phải thanh toán kỳ này (ghi bằng chữ).......................................

............................................................................................................................

Bên đi thuê

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng bên cho thuê

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị cho thuê

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu Số: 14/GTGT

Tổng cục Thuế

Cục thuế ...............

-------@-------

Số: /200../QĐ-CT

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 200....

Quyết Định Của Cục Trưởng Cục Thuế

V/v hoàn thuế giá trị gia tăng

Cục Trưởng Cục Thuế

- Căn cứ Điều 16 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT); Điều 15 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế GTGT;

- Căn cứ hướng dẫn tại Phần D Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ (nêu trên);

- Căn cứ vào Quyết định số 1362/1998/QĐ-BTC ngày 17/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế lập, quản lý, sử dụng quỹ hoàn thuế GTGT;

- Căn cứ vào công văn số ............ ngày ....../..../200... kèm theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của ..............(đơn vị)...............................;

- Theo đề nghị của Trưởng phòng.................................................;

Quyết Định:

Điều 1: Hoàn lại cho ...................(đơn vị...................................................

Mã số thuế:.......................................................................................................

Số tiền thuế GTGT là: ......................................................................................

(Ghi bằng chữ...................................................................................................)

(Nội dung, lý do hoàn thuế):

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Điều 2: Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố)....................... chịu trách nhiệm chi hoàn thuế cho đơn vị theo quy định tại Điều 1 Quyết định này, vào Tài khoản số .............................. tại Ngân hàng (hoặc Kho bạc).......................................................

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Ông (Bà) Giám đốc doanh nghiệp (hoặc đơn vị)........................................; Ông (Bà) Trưởng phòng quản lý (nghiệp vụ), Ông (Bà) Trưởng phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê, Máy tính và Ông (Bà) Trưởng phòng hành chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 1, Điều 3

- KBN tỉnh, thành phố.........

- Chi cục thuế (đối với trường hợp do Chi cục quản lý trực tiếp)

- Lưu Cục thuế :

Cục Trưởng Cục Thuế


Phụ Lục Số 1

Danh Mục Các Loại Hoá Chất Cơ Bản
Áp Dụng Thuế Suất Thuế GTGT 5%

(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC
ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính)

Tên hoá chất

Công thức hoá học hay ký hiệu

A - Các Hoá Chất Công Nghiệp

I - Các loại axit

1 - Axit clohydric

HCl

2 - Axit nitric

HNO3

3- Axit flosilicic

H2SiF6

4- Axit Floric

HF

5- Axit phot phoric

H3PO4

6- Axit sunfuric và clêum

H2SO4 & H2SO4nSO3

II - Các loại Oxit

7 - Crom oxit & anhydric criomic

Cr2O3 & CrO3

8 - Chi oxit

Pb2O2

9 - Đồng oxit 1 và 2

Cu2O & CuO

10 - Kẽm oxit

ZnO

11 - Magie oxit

MgO

12 - Nhôm oxit

Al2O3

13 - Niken oxit

NiO

14 - Sắt oxit

Fe2O3

15 - Titan dyoxit và Imenit làm giầu

TiO2 và TiO2FeO2

16 - Mangan dioxit điện giải và làm giầu

MnO2

II - Các loại hydroxit

17 - Amondydroxit và amoniac lỏng

NH4OH và NH3

18 - Nhôm hydroxit

Al (OH)3

19 – Xút

NaOH

IV - Các loại muối hoá chất

20 - Amon clorua CN và dùng cho sản xuất phân

NH4Cl

21- Amon lcycacbonat

NH4HCO3

22 - Bari clorua

BaCl2

23 - Bari cacbonat

BaCO3

24 - Bạc nitrat

AgNO3

25 - Canxicacbonat (bột nhẹ)

CaCO3

26 - Canxi clorua

CaCl2

27 - Can xi cacbur (đất đèn)

CaC2

28 - Canxi hydrophotphat

CaHPO4

29 - Canxi phot phat

Ca3PO4l2

30 - Canxi florua

CaF2

31 - Canxi mota silirat (CMS)

CaSiO3

32 - Canxi hypo clorit (bột tẩy)

Ca (OCl)2

33- Coban clorua

CoCl26H2O

34 - Coban Sunfat

CoSO47H2O

35 - Chì cromat

PbCrO4

36 - Chi nitrat

Pb(CO3)2

37 - Đồng clorua

CuCl2.2H2O

38 - Đồng Sunfat

CuSO4.5H2O

39 - Kẽm Clorua

ZnCl2

40 - Kẽm Sunfat

ZnSO4.7H2O

41 - Kẽm cromat và dycromat

ZnCrO4 và Cr2O3

42 - Kali clorat

KClO3

43 - Kali lycromat

K2Or2O7

44 - Kali nitrat

KNO3

45 - Kali hydrophotphat

KH2O4

46 - Kali photphat

K3PO4

47 - Magiê clorua

MgCl2.6H2O

48 - Magiê cacbonat

MgCO3

49 - Magiên sunfat

MgSO4.7H2O

50 - Natri cacbonat (soda)

Na2CO3

51 - Natri bycacbonat

NaHCO3

52 - Natri sunfat

Na2SO4

53 - Natri sunfit

Na2SO3

54 - Natri bysunfit

NaHSO3

55 - Natri thosunfat

Na2S2O3.5H2O

56 - Natri bycromat

Na2Cr2O7

57 - Natri hypoclorit (nước giaven)

Na(OCl)

58 - Natri florua

NaF

59 - Natri Flosilicat

Na2SiF6

60 - Natri hydrophotphat

Na2HPO4

61 - Natri photphat

Na3PO4

62 - Natri tripolyphotphat

Na5PO310

63 - Natri silicat dạng cục và dạng keo

Na2On.SiO2

64 – Natrisunfur

Na2S

65 - Natri borac

Na3BO3

66 - Natri nhôm clorua

AlCl3 và AlCl3.6H2O

67 - Nhôm nitrat

Al(NO3)3

68 - Nhôm sunfat (phèn đơn)

Al4(SO4)3.18H2O

69 - Nhôm kali sunfat (phèn kép)

AlK(SO4)2.12H2O

70 - Sắt clorua

FeCl3

71 - Sắt sunfat

FeSO4.7H2O

72 - Sắt amoni sunfat (phèn sắt amoni)

FeNH4(SO4)2.2H2O

73 - Xanh phổ (belin lelue)

Fe4Fe(CN)6

74 - Sunfua cácbon (CS2)

CS2

Khí kỹ nghệ và á kim

75 - Clo lỏng và khí

Cl2

76 - Cacbonic (rắn, lỏng và khí)

CO2

77 - Nitơ lỏng và khí

N2

78 – Oxy

O2

79 - Lưu huỳnh

S

80 - Graphit đã làm giàu

C

81 - Phốt pho vàng và đỏ

P

Một số sản phẩm hữu cơ:

82 - Khí Axetylen

O2H2

83 – Naphtalen

C10H8

84 – Benzen

C6H6

85 – Xylen

C10H8

86 - Etyl Alcol CN

C2H5OH

87 – Glixexin

O3H5(HO)3

88 – Phenol

C6H5OH

89 – Tepineol

C10H17OH

90- Tecpinhydrat

C10H18(OH)2.H2O

91- Fermalin

HCHO

92- Axit axotie

CH3COH

93- Axit hymic

94- Axit stearic

C17H35COH

95- Axit tezphatalic

C6H4(COH)2

96- Axit xalic..lic

97- Menobenzen clorua

C6H5C1

98- Bari stearat

Bg(O17H35CO)2

99- Mgie stearat

Mg(C17H35CO)2

B- Hoá Dược Và Hoá Chất Tinh Khiết

I- Axit tinh khiết và tinh khiết phân tích

TK và TKP

100- Axit loric

H3BO3

101- Axit clohydric

HCl

102- Axit nitric

HNO3

103- Axit sunfunric

H2SO4

104- Axit phôtphoric

H3PH4

II- Oxit TK và TKP

105- Canxi oxit

CaO

106- Đồng oxit 1 và 2

Cu2 và CuO

107- Kẽm oxit

ZnO

Các loại hydroxit TK và TKP

108- Amon hydroxit

NH4OH

109- Brerihydroxit

Ba(OH)2 8H20

110- Canxi hydroxit

Ca(OH)2

111- Nhôm hydroxit

Al(OH)3

Các loại muối hoá chất TK và TKP

112- Amon bycacbonat

NH4CO3

113- Amon clorua

NH4CL

114- Amon nitrat

NH4NO3

115- Amon hydro photphat

(NH)2H2PO4

116- Amondyhydrophotphat

NH4H2PO4

117- Bari clorua

BaCL2.2H2O

118- Bari Nitrat

Ba(NO3)2

119- Bari sunfat

BaSO4.5H2O

120- Bạc nitrat

AgNO3

121- Canxi cacbonat

CaCO3

122- Canxi (clorua)

CaCL2

123- Canxi nitrat

Ca(NO3)24H2O

124- Đồng clorua

CuCL2.2H2O

125- Đồng cacbonat

CuCO3.Cu (OH)2

126- Đồng sunfat

CuSO4.5H2O

127- Kali clorua

KCL

128- Kali bycromat

K2Cr2O7

129- Kali hydrophôtphat

K2HPO4

130- Kali nitrat

KNO3

131- Kali phemongant

KMnO4

132- Kali Fericyanua

K3Fe(CN)6

133- Kani ferocyanua

K4Fe(CN)6.3H2O

134- Kali sunfat

K2SO4

135- Kẽm Clorua

ZnCL2

136- Kẽm sunfat

ZnSO4.7H2O

137- Magie Clorua

MgCL2

138- Magie Sunfat

MgSO4

139- Magie cacbonat

MgCO3

140- Natri borac

Na2B4O7 10H2O

141- Natri hycacbonat

NaHCO3

142- Natri kali cacbonat

NaCO3

143- Natri Clorua

NaCL

144- Natri kali cacbonat

NaKCO3

145- Natri Florua

NaF

146- Natri Flosilicat

Na2SiF6

147- Natri hydrophotphat

Na2HPO4

148- Natri phôtphat

Na3PHO4

149- Natri tripohyphotphat

Na5P3O10

150- Natri leysumfit

NaHSO3

151- Natri sunfit

Na2SO3

152- Natri thiosunfat

Na2S2O3

153- Natri sunfat

Na2SO4

154- Nhôm Clorua

AlCL3

155- Nhôm sunfat

Al2(SO4)3.18H2O

156- Nhôm Kalisunfat

AlK(SO4)2.12H2O

157- Sắt 2 amon sunfat

Fe(NH4)2(SO4)2H2O

158- Sắt 2 amon sunfat

FeNH4(SO4).12H2O

159- Sắt 2 clorua

FeCL3

160- Sắt 2 sunfat

FeSO4

Một số sản phẩm hữu cơ

161- Axeton

C3H6O2

162- Benzen

C6H6

163- Toluen

C7H8

164- Xylen

C10H8

165- Metanol

CH3OH

166- Etanol

C2H5OH

167- Butanol

C4H9OH

168- Glixerin

C3H8O3

169- Phenlo

C6H5OH

170- Tocpynel

C10H17OH

171- Tecpenhdrat

C10H17 (OH)2H2O

172- Formalin

CH2O

173- Axit axetic

CH3COH

174- Axit xalixilic

175- Butyl axetat

C4H9COCH3

176- Tota clorua cacbon

CCl4

177- Axit oxlic

C2H2O42H2O

178- Axit monceloaxelic

ClCH2COH

179- Axit stearic

C17H35COH

180- Amon axetat

NH4CH18CO

181- Amon axatat

(NH4 )2C2O4.2H2O

182- Kali oxalate

K2C2O4 .H2O

183- Natri Axetat

NaCH3CO

184- Natri Axalat

Na2C2 O4

185- Magie starat

Mg(C17H35CO)2

186- Dioctyl Phthalate (DOP)

C24H38O4

187- 2-Ethyl Hexanol (2-EH)

C8H18O

188- Tetra Isopropyl Titanat (TPT)

C12H28O4Ti


Phụ Lục Số 2

Danh Mục Các Loại Dược Liệu Làm Nguyên Liệu
Sản Xuất Thuốc Chữa Bệnh, Phòng Bệnh Áp Dụng
Thuế Suất Thuế GTGT 5%

(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC
ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính)

+ Analgin

+ Anhydride Phthalic

+ Asprine (Acetyl Salicylate)

+ Astemizole

+ Atropin Sulphate

+ Codein

+ Cafeine Anhydrous

+ Chlopromazin HCL

+ Chloroquin Phosphat

+ Cinarizine (Cinarizin)

+ D(-)P-Hydroxy Phenylglycine Dane Salt

+ Dextrose (Glucose)

+ Dimenhydrinate

+ Diphenylhydantoin Sodium (Phenytoin Sodium)

+ Ibuprofen

+ Indomethacin

+ Isoniazid (Isoniazide, Rimifon)

+ Ketoconazole

+ Lactose

+ Lnolin anhydrous

+ Manitol (Manitol)

+ Methylene blue (Xanh Methylen)

+ Metronidazol

+ Naphazolin nitrat

+ Papaverine HCL

+ Paracetamol (Acetaminophen)

+ Petroleum JJely (Vaselin)

+ Piperazin citrat

+ Piroxicam

+ Procain HCL (Novocain HCL)

+ Promethazine HCL

+ Phenobarbital

+ Quinine

+ Sodium Salicylate

+ Sparteine Sulphate

+ Sucralfate

+ Sulfadoxine

+ Sulfaguanidin

+ Sulfamethoxazole (Sulphamethoxazole)

+ Theophylin

+ Trimethoprim (TMT)

Phụ Lục Số 3

Danh Mục Vũ Khí, Khí Tài Do Các Đơn Vị Thuộc
Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An Sản Xuất, Lắp Ráp
Trong Nước Chuyên Dùng Phục Vụ Quốc Phòng,
An Ninh Không Chịu Thuế GTGT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC
ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính)

ST

Danh Mục vũ khí, khí tài

1

Các loại súng(kể cả súng bắn điện, bắn đạn cay, bắn đạn cao su, bắn lưới, bắn móc neo, bắn đạn đánh dấu); pháo; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của súng, pháo.

2

Các loại đạn (trừ đạn thể thao), lựu đạn (kể cả đạn cay, đạn cao su, đạn lưới, đạn đánh dấu, lựu đạn cay), bom, mìn, thuỷ lôi, thủ pháo, tên lửa, rốc két, ống nổ, kíp nổ, ngòi nổ, quả nổ, hạt nổ, quả khói, dây cháy chậm, thuốc nổ, thuốc phóng, phụ kiện gây nổ và nguyên phụ liệu, phụ tùng kèm theo.

3

Các loại lưỡi lê, dao găm và các loại vũ khí thô sơ tương tự và phụ tùng; Bình xịt cay các loại, hơi cay và phụ tùng kèm theo.

4

Dùi cui, gậy điện và phụ tùng

5

Khoá số 8, còng, cùm và các công cụ hỗ trợ cho công tác bắt, dẫn giải, giam giữ.

6

Khiên, lá chắn, áo giáp chống đạn, quần áo dò chống bom, mìn, chất nổ; áo phao, quần áo lặn, mũ bảo hiểm chuyên dùng, mặt nạ phòng độc và các loại công cụ bảo vệ khác.

7

Thiết bị dùng để quan sát, loa pin, đèn pha, dây thép gai và các công cụ hỗ trợ khác.

8

Thiết bị phục vụ cho việc đột kích, xâm nhập và vây ráp mục tiêu của lực lượng đặc nhiệm: Bộ dụng cụ phá cửa và phá tường các loại; bộ dụng cụ đột phá xe, đột phá tàu thuyền và máy bay các loại; thang và bộ thang leo các loại; bộ dụng cụ trèo và cứu nạn các loại; bộ đồ dây cho trực thăng; bộ đồ đột nhập; bộ đồ vây ráp, bộ đồ cứu nạn; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ.

9

Xe ô tô các loại (kể cả xe ô tô 2-3 bánh) , xe tăng, xe thiết giáp, xe đặc chủng, xe chỉ huy, phương tiện vận tải quân sự và phụ tùng kèm theo phục vụ chuyên dùng cho Cơ quan quốc phòng, an ninh.

10

Tàu thuỷ: tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu vận tải quân sự, tàu hậu vệ, tàu quét mìn, các tàu quân sự khác, tàu tuần tra, tàu cao tốc, ca nô, thuyền máy, vỏ xuồng, xuồng máy, xuồng cao tốc chống đạn, tàu cứu hộ, xuồng cứu hộ, thiết bị và khí tài, phụ tùng trang bị cho các tàu nêu ra tại điểm này loại chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.

11

Các loại máy bay và phụ tùng dùng cho quốc phòng và an ninh.

12

Máy móc, thiết bị, hệ thống điều khiển giao thông; Máy thông tin và vật tư kỹ

thuật, phụ kiện đồng bộ cho hệ thống điều khiển thông tin; Trạm nguồn điện, hệ thống máy chỉ huy sử dụng cho quốc phòng, an ninh

13

Thiết bị và hệ thống thiết bị thu phát, ghi bí mật và phát hiện ghi bí mật; Thiết bị và hệ thống thiết bị ghi âm chuyên dụng sử dụng cho quốc phòng, an ninh.

14

Thiết bị và hệ thống thiết bị để giám sát các dịch vụ bưu chính - viễn thông: Fax, điện thoại, điện thoại di động, telex, thư tín,... và linh kiện, phụ tùng thay thế; Sản phẩm chụp ảnh hàng không, đo đạc khảo sát địa hình, hải đồ, không đồ, bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh

15

Thiết bị và hệ thống thiết bị giám sát Internet dùng cho quốc phòng, an ninh

16

Thiết bị quan sát ban đêm và máy phát nhiễu trắng; ra đa, thiết bị đo chuyên dùng trong phòng không, không quân. Các máy đo lường và phân tích tín hiệu, thiết bị thu bức xạ màn hình.

17

Máy và khí tài quang học; khí tài hoá học; , khí tài công binh và phụ tùng

18

Hoá trang thiết bị nghiệp vụ, mực và giấy nghiệp vụ phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

19

Thiết bị và hệ thống thiết bị bổ sung, thay thế cho các hệ thống thông tin, định vị giám sát tần số cho phản gián điện đài, thu vệ tinh; Thiết bị, và hệ thống thiết bị mã, dịch mã; Thiết bị, máy và phụ tùng phục vụ công tác cơ yếu.

20

Thiết bị, máy móc và hoá chất để kiểm tra, phát hiện, giám định và khám nghiệm các loại (vũ khí, tài liệu, chất nổ, chất cháy, ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả, đá quý, kim loại quý, giám định gien, vân tay và hoá chất,...); Cổng từ, máy đo nồng độ rượu và hoá chất, máy kiểm tra bom thư.

21

Mô hình học cụ, mục tiêu bay phục vụ huấn luyện và khí tài ngụy trang

22

Thiết bị, hệ thống thiết bị sản xuất hộ chiếu, sản xuất giấy chứng minh nhân dân và các loại thẻ PVC.

23

Thiết bị phục vụ cho việc đột nhập vào mục tiêu để lấy tài liệu: dụng cụ mở khoá, ống sai luồn và các thiết bị tương tự khác.

24

Thiết bị bảo vệ tài liệu (tem, foil, dây kim loại,...) chống giả hộ chiếu, thị thực, tài liệu khác.

25

Thiết bị bảo quản tài liệu, vật chứng nguy hiểm (hoá chất độc, chất phóng xạ, chất cháy nổ), vật chứng đặc biệt khác.

26

Tủ giá hồ sơ nghiệp vụ, thiết bị bảo quản tài liệu.

27

Thiết bị thông tin vệ sinh, vô tuyến, hữu tuyến và các loại thiết bị phụ trợ.

28

Máy tính điện tử, các thiết bị mạng và thiết bị ngoại vi; Phần mềm tin học phục vụ công tác quốc phòng, an ninh

29

Máy quang học, ống nhòm, kính tiềm vọng; Máy ảnh, máy quay phim, máy chiếu, máy móc thiết bị dùng trong phòng làm ảnh; Máy photocopy, máy sao chụp phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.

30

Thẻ từ, mã vạch, thẻ thông minh các loại; Máy ghi âm; Camera, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.

31

Thiết bị báo động, báo cháy và bảo vệ chống trộm, chống đột nhập hoặc cứu hoả, Hàng rào điện tử và các thiết bị tương tự; Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ.

32

Phương tiện chữa cháy: Máy bay chữa cháy; Xe chữa cháy, xe chỉ huy chữa cháy; Tàu chữa cháy; Các phương tiện chữa cháy khác và phụ tùng; Vật tư phục vụ chữa cháy: Hoá chất chữa cháy, bình chữa cháy, lăng vòi và các vật tư chữa cháy khác; Trang bị chữa cháy: Quần áo, găng tay, ủng chống cháy và các trang bị chống cháy khác.

33

Mô hình học cụ phục vụ huấn luyện trinh sát và bắt khám xét.

34

Xuất bản, in, phát hành hồ sơ, tài liệu và sách nghiệp vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.


Phụ Lục Số 4

Biểu Thuế Xuất Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo
Danh Mục Hàng Hoá Nhập Khẩu

(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC
ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính)

Mã số

Mô tả nhóm mặt hàng

Thuế suất

Nhóm

Phân nhóm

Chương 1

Động vật sống

5

Chương 2
Thịt và các bộ phận nội tạng của động vật
được dùng làm thực phẩm

0201

Thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh

5

0202

Thịt trâu, bò, ướp đông

5

0203

Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông

5

0204

Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông

5

0205

Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông

5

0206

Bộ phận nội tạng của: lợn, trâu, bò, cừu, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm

5

0207

Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm thuộc nhóm 0105, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm

5

0208

Thịt khác và các bộ phận nội tạng khác tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông dùng làm thực phẩm

5

0209

Mỡ lợn không dính nạc, mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chưa chiết suất cách khác, tươi, ướp lạnh, ướp đông, muối, ngâm nước muối, sấy khô hoặc hun khói

5

Riêng: Loại hun khói

10

0210

Thịt và các bộ phận nội tạng, muối, ngâm nước muối, sấy khô, hun khói dùng làm thực phẩm; bột làm từ thịt và từ các bộ phận nội tạng dùng làm thực phẩm

5

Riêng: Thịt và các bộ phận nội tạng đã hun khói; Bột làm từ thịt và từ các bộ phận nội tạng dùng làm thực phẩm

10

Chương 3

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật không xương sống, sống dưới nước khác

0301

Cá sống

5

0302

Cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ thịt lườn của cá và các loại thịt khác của cá thuộc nhóm 0304

5

0303

Cá ướp đông, trừ thịt lườn của cá và các loại thịt khác của cá thuộc nhóm 0304

5

0304

Lườn cá và các loại thịt khác của cá (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông

5

0305

Cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột thô, bột mịn, bột viên từ thịt cá dùng cho người

0305

10

00

- Bột thô, bột mịn, bột viên từ thịt cá dùng cho người

10

0305

20

00

- Gan cá và trứng cá sấy khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối

5

Riêng: Gan cá và trứng cá hun khói

10

0305

30

00

- Cá khúc sấy khô, muối hoặc ngâm trong nước muối, chưa hun khói

5

- Cá hun khói, kể cả cá khúc:

0305

41

00

- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) cá hồi vùng sông Đa-nuýp (Hucho Hucho)

10

0305

42

00

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea palasi)

10

0305

49

00

- - Cá khác

10

- Cá khô đã hoặc chưa muối, nhưng chưa hun khói:

0305

51

00

- - Cá tuyết (gadus morhua, gadus ogac, gadus macrocephalus)

5

0305

59

00

- - Cá khác

5

- Cá muối, chưa sấy khô hoặc chưa hun khói và cá ngâm nước muối:

0305

61

00

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea palasi)

5

0305

62

00

- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

5

0305

63

00

- - Cá trổng (Engrulis sp.)

5

0305

69

00

- - Cá khác

5

0306

Động vật giáp xác có mai, vỏ hoặc không, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác có mai, vỏ đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, ướp đông, sấy khô, muối hoặc ngâm trong nước muối; bột thô, bột mịn, bột viên của động vật giáp xác dùng làm thực phẩm cho người

5

Riêng: Động vật giáp xác có mai, vỏ đã hấp chín hoặc luộc chín; Bột thô, bột mịn, bột viên của động vật giáp xác dùng làm thực phẩm cho người

10

0307

Động vật thân mềm có mai, vỏ hoặc không, sống, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; các loại động vật không xương sống, sống dưới nước khác, trừ động vật giáp xác hoặc thân mềm sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn, bột viên của động vật không xương sống sống dưới nước khác, trừ động vật giáp xác, dùng làm thực phẩm cho người

5

Riêng: Bột thô, bột mịn, bột viên của động vật không xương sống sống dưới nước, trừ động vật giáp xác, dùng làm thực phẩm cho người

10

Chương 4

Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; thực phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

0401

Sữa và kem sữa, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

10

0402

Sữa và kem sữa cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

10

0403

Sữa đã tách bơ, sữa đông và kem sữa đông, sữa chua, ki-phia (kephir) và sữa, kem khác đã lên men hoặc a xít hóa, đã hoặc chưa: cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, hương liệu, hoa quả, hạt hoặc ca cao

10

0404

Váng sữa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất ngọt khác; các sản phẩm có chứa các thành phần sữa tự nhiên đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

0405

Bơ và các chất béo khác và các loại tinh dầu chế từ sữa; cao sữa

10

0406

Pho mát và sữa đông

10

0407

Trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản hoặc làm chín

5

Riêng: Loại đã làm chín

10

0408

Trứng chim và trứng gia cầm đã bóc vỏ, lòng đỏ trứng, tươi, sấy khô, hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đóng bánh, ướp đông hoặc bảo quản cách khác, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác

10

0409

Mật ong tự nhiên

5

0410

Thực phẩm gốc động vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

Chương 5

Các sản phẩm khác từ động vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở chương khác

0501

Tóc chưa chế biến, đã hoặc chưa rửa sạch hoặc gột tẩy; phế liệu tóc

5

0502

Lông cứng và lông của lợn hoặc lợn lòi, lông con lửng và các loại lông dùng làm bàn chải khác; phế liệu của chúng

5

0503

Lông bờm ngựa, phế liệu từ lông bờm ngựa, đã hoặc không làm thành lớp, có hoặc không có nguyên liệu phụ trợ

5

0504

Ruột, bong bóng, dạ dày động vật (trừ cá), toàn bộ hoặc từng phần, tươi, ướp lạnh, ướp đông, muối, ngâm nước muối, sấy khô hoặc hun khói

5

Riêng: Loại đã hun khói

10

0505

Da và các bộ phận khác của loài chim, có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa) và lông tơ mới chỉ rửa sạch, khử trùng hoặc xử lýđể bảo quản; bột và phế liệu từ lông vũ hoặc các phần khác của lông vũ

5

Riêng: Bột từ lông vũ

10

0506

Xương và lõi sừng, chưa chế biến, đã khử mỡ, sơ chế (nhưng chưa cắt thành hình), xử lý bằng a xít hoặc khử gelatin; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên

5

Riêng: Xương và lõi sừng đã xử lý bằng a xít hoặc khử gelatin

10

0507

Ngà, mai động vật họ rùa, lược cá voi (phiến sừng hàm trên) và hàm răng lược cá voi, sừng gạc hươu, móng guốc, móng vuốt, mỏ chim chưa chế biến hoặc đã sơ chế nhưng chưa cắt thành hình; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên

5

Riêng: Bột từ ngà, mai động vật họ rùa, lược cá voi (phiến sừng hàm trên) và hàm răng lược cá voi, sừng gạc hươu, móng vuốt, mỏ chim

10

0508

San hô và các chất liệu tương tự, chưa chế biến hoặc đã sơ chế nhưng chưa gia công thêm; vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai và mai mực chưa chế biến hoặc sơ chế nhưng chưa cắt thành hình; bột và các phế liệu từ các sản phẩm trên

10

0509

Bọt biển tự nhiên gốc động vật

10

0510

Long diên hương (lấy từ tinh dịch cá voi, dùng làm nước hoa); chất xạ hương (từ cầy hương và hươu xạ), chất thơm lấy từ côn trùng cánh cứng; mật đã hoặc chưa sấy khô, các chất tuyến và các sản phẩm động vật khác dùng để chế biến dược phẩm tươi, ướp lạnh, ướp đông họăc bảo quản tạm thời dưới hình thức khác

10

0511

Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; động vật thuộc chương 1 hoặc chương 3 đã chết, không dùng làm thực phẩm cho người

0511

10

00

- Tinh dịch trâu, bò

5

- Loại khác:

0511

91

- - Sản phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật không xương sống sống dưới nước khác; động vật thuộc chương 3 đã chết:

0511

91

10

- - - Động vật thuộc chương 3 đã chết

5

0511

91

90

- - - Loại khác

10

0511

99

00

- - Loại khác

10

Chương 6

Cây sống và các loại cây trồng khác, củ, rễ và các loại tương tự; hoa cắt rời và các loại lá trang trí

0601

Thân củ, rễ củ, thân ống, thân rễ, ở dạng ngủ, dạng sinh trưởng hoặc có hoa; cây và rễ rau diếp xoăn, trừ rễ thuộc nhóm 1212

5

0602

Cây sống khác (kể cả rễ), cành giâm, cành ghép; sợi nấm (giống)

5

0603

Hoa cắt rời và nụ hoa dùng làm hoa bó hoặc để trang trí, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác

5

Riêng: Loại đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc đã chế biến ở mức cao hơn là sơ chế để bảo quản

10

0604

Tán lá, cành và các phần khác của cây, không có hoa hoặc nụ, các loại cỏ, rêu địa y dùng làm nguyên liệu để trang trí, làm hoa bó, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác

5

Riêng: Loại đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc đã chế biến ở mức cao hơn là sơ chế để bảo quản

10

Chương 7

Rau và một số loại củ, rễ ăn được

0701

Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh

5

0702

Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh

5

0703

Hành, hành tăm, tỏi, tỏi tây, các loại rau họ hành tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh

5

0704

Bắp cải, hoa lơ, xu hào, cải xoăn và các loại rau ăn tương tự, tươi hoặc ướp lạnh

5

0705

Rau diếp và rau diếp xoăn, tươi hoặc ướp lạnh

5

0706

Cà rốt, củ cải dầu, củ cải đường non để làm rau trộn (sa-lát), cần củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự tươi hoặc ướp lạnh

5

0707

Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh

5

0708

Rau đậu đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh

5

0709

Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh

5

0710

Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín), ướp đông

5

Riêng: Loại đã luộc chín, hấp chín

10

0711

Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng hơi ô xít lưu huỳnh, ngâm muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

5

0712

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột nhưng chưa chế biến thêm

5

Riêng: Loại ở dạng bột

10

0713

Rau đậu khô các loại, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc xay thành mảnh

5

0714

Sắn, củ dong, củ lan, cúc vú (A-ti-sô JJerusalem), khoai lang, các loại củ rễ tương tự có hàm lượng bột hoặc i-nu-lin cao, tươi, ướp lạnh, ướp đông hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago

5

Chương 8

Quả và hạt ăn được, vỏ quả họ chanh hoặc họ dưa

0801

Dừa, quả hạch Brazil, hạt đào lộn hột (hạt điều), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

5

0802

Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

5

0803

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

5

0804

Quả chà là, sung, dứa, bơ, ổổi, xoài, măng cụt, tươi hoặc khô

5

0805

Quả có múi (họ chanh), tươi hoặc khô

5

0806

Nho, tươi hoặc khô

5

0807

Dưa tây (kể cả dưa hấu) và đu đủ tươi

5

0808

Táo tây, lê và qủa mộc qua, tươi

5

0809

Mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận, mận gai, tươi

5

0810

Quả khác, tươi

5

0811

Quả, hạt các loại, đã hoặc chưa hấp hoặc luộc chín, ướp đông, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác

5

Riêng: Loại đã hấp chín, luộc chín hoặc đã thêm đường hoặc chất ngọt khác

10

0812

Quả và hạt, được bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng hơi ô xit lưu huỳnh, nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác) nhưng không ăn ngay được

5

0813

Quả khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 0801 đến 0806; hỗn hợp các loại quả hạch, quả khô thuộc chương này

5

0814

Vỏ các loại quả có múi (họ chanh), hoặc dưa tây (kể cả dưa hấu), tươi, ướp đông, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác

5

Chương 9

Cà phê, chè, chè Paragoay (mate) và các loại gia vị

0901

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ hạt cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó

- Cà phê chưa rang:

0901

11

00

- - Chưa khử chất ca-phê-in

5

0901

12

00

- - Đã khử chất ca-phê-in

10

- Cà phê đã rang:

0901

21

00

- - Chưa khử chất ca-phê-in

10

0901

22

00

- - Đã khử chất ca-phê-in

10

0901

90

- Loại khác:

0901

90

10

- - Vỏ quả và vỏ hạt cà phê

5

0901

90

90

- - Loại khác

10

0902

Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu

10

Riêng: Chè tươi, phơi khô chựa chế biến cao hơn mức này

5

0903

Chè Paragoay (mate)

10

0904

Hạt tiêu thuộc giống piper; các loại quả dòng Capsicum hoặc dòng Pimenta, khô, xay hoặc tán

- Hạt tiêu:

0904

11

00

- - Chưa xay hoặc tán

5

0904

12

00

- - Đã xay hoặc tán

10

0904

20

- Các loại quả dòng Capsicum hoặc dòng Pimenta:

0904

20

10

- - ớt

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

0904

20

90

- - Loại khác

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

0905

Va-ni

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

0906

Quế và hoa quế

0906

10

00

- Chưa xay hoặc tán

5

0906

20

00

- Đã xay hoặc tán

10

0907

Đinh hương (cả quả, thân, cành)

10

0908

Hạt và vỏ nhục đậu khấu, bạch đậu khấu

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

0909

Hạt hồi, thì là, rau mùi, thì là Ai cập hoặc cây ca-rum (caraway); hạt bách xù

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

0910

Gừng, nghệ tây, nghệ, húng tây, lá nguyệt quế, ca-ry (cury) và các loại khác

5

Riêng: Loại đã rang, xay hoặc tán

10

Chương 10

Ngũ cốc

10

Riêng: Thóc, gạo, ngô, lúa mì

5

Chương 11

Các sản phẩm xay xát; mạch nha; tinh bột; i-nu-lin; gờ-lu-ten (gluten) bột mì

10

Riêng: Từ gạo, ngô, khoai, sắn; bột mì

5

Chương 12

Hạt và quả có dầu; các loại quả hạt khác; cây công nghiệp, cây dược liệu; rơm, rạ làm thức ăn gia súc

1201

Đậu tương hạt hoặc mảnh

5

1202

Lạc vỏ hoặc lạc nhân chưa rang, hoặc chưa chế biến cách khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

1203

Cùi dừa

5

1204

Hạt lanh, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

1205

Hạt cải dầu, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

1206

Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

1207

Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh

5

1208

Bột mịn và bột thô từ các loại hạt hoặc quả có dầu, trừ bột từ hạt mù tạt

10

1209

Hạt, qủa và mầm dùng để gieo trồng

5

1210

Hoa lên men bia (hublong), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa xay, nghiền thành bột, hoặc ở dạng bột viên; phấn hoa bia

1210

10

00

- Hoa lên men bia (hublong) chưa nghiền, chưa xay thành bột mịn, chưa làm thành bột viên

5

1210

20

00

- Hoa lên men bia (hublong) đã nghiền, đã xay thành bột mịn hoặc ở dạng bột viên; phấn hoa bia

10

1211

Các loại cây và các phần của cây (cả hạt, quả) chủ yếu dùng làm nước hoa, dược phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy uế, hoặc các mục đích tương tự, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột

5

1212

Quả cây minh quyết, rong biển và tảo biển khác, củ cải đường và mía, tươi, ướp lạnh, ướp đông hoặc khô, đã hoặc chưa xay; hạt quả, nhân quả và các sản phẩm rau khác (bao gồm cả rễ rau diếp xoăn chưa rang) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

5

Riêng: Loại đã nghiền hoặc xay thành bột

10

1213

Rơm, trấu từ cây ngũ cốc, chưa chế biến, đã hoặc chưa băm, xay, ép hoặc làm thành dạng viên

5

1214

Củ cải Thụy điển, củ cải, rễ cỏ khô, cỏ linh lăng, cỏ ba lá, cây hồng đậu, cải xoăn, đậu lu-pin, đậu tằm và các sản phẩm tương tự dùng làm thức ăn cho gia súc, đã hoặc chưa làm thành dạng bột viên

5

Chương 13

Cánh kiến đỏ; gôm, các loại nhựa cây và chất chiết suất từ thực vật

10

Chương 14
Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

5

Chương 15
Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm lấy từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật; mỡ thực phẩm, đã được chế biến; sáp động vật hoặc thực vật

10

Chương 16
Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống sống dưới nước khác

10

Chương 17
Đường và các loại mứt, kẹo có đường

10

Chương 18
Ca cao và các sản phẩm chế biến từ ca cao

1801

Ca cao dạng hạt, mảnh, sống hoặc đã rang

5

Riêng: Loại đã rang

10

1802

Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác

5

1803

Bột ca cao đã hoặc chưa khử chất béo

10

1804

Bơ, chất béo và dầu ca cao

10

1805

Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

10

1806

Sô-cô-la và chế phẩm ăn được chứa ca cao

10

Chương 19
Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

10

Chương 20
Sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt hoặc các phần khác của cây

10

Chương 21
Các sản phẩm chế biến ăn được khác

10

Chương 22
Đồ uống, rượu và giấm

2201

Các loại nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết

10

2202

Các loại nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn, không bao gồm nước quả ép hoặc rau ép thuộc nhóm 2009

10

2203

Bia sản xuất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm (malt)

*

2204

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 2009

*

2205

Rượu vermourth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị bằng thảo mộc và chất thơm khác

*

2206

Đồ uống có men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang mật ong...); hỗn hợp của đồ uống có men và hỗn hợp của đồ uống có men với đồ uống không chứa cồn chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác

10

2207

Cồn ê-ti-lích chưa bị làm biến tính có nồng độ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác đã bị làm biến tính ở mọi nồng độ

10

2208

Cồn ê-ti-lích chưa bị làm biến tính có nồng độ cồn dưới 80%; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.

*

2209

Giấm và chất thay thế giấm làm từ a-xít a-xê-tích

10

Chương 23

Phế thải, phế liệu từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

5

Chương 24

Thuốc lá lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá lá
đã chế biến

2401

Thuốc lá lá chưa chế biến; phế liệu thuốc lá lá

5

2402

Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ thuốc lá lá hoặc các chất thay thế thuốc lá lá

*

2403

Thuốc lá lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá lá đã chế biến khác; thuốc lá được làm "thuần chất" hoặc thuốc lá được "hoàn nguyên"; chiết suất và tinh chất thuốc lá

10

Chương 25

Muối, lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao;
vôi và xi măng

2501

Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến chất) và clo-rua-nat-ri nguyên chất, ở dạng dung dịch nước hoặc không hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển

*

2502

Pi-rít sắt chưa nung

10

2503

Lưu huỳnh các loại trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và dạng keo

10

2504

Gờ-ra-phít (graphite) tự nhiên

10

2505

Cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc chương 26

5

2506

Thạch anh (trừ cát tự nhiên); thạch anh kết tụ (quartzite), đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt bằng cưa hoặc cách khác, thành khối tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

5

2507

Cao lanh và đất sét cao lanh khác, đã hoặc chưa nung

5

2508

Đất sét khác (không kể đất sét trương nở thuộc nhóm 6806), andalusite, kyanite và silimanite, đã hoặc chưa nung; mulite; đất chịu lửa hay đất dinas

5

2509

Đá phấn

5

2510

Phốt phát can-xi tự nhiên, phốt phát can-xi nhôm tự nhiên, và đá phấn có chứa phốt phát

5

2511

Sun-phát bari tự nhiên (barytes), các-bo-nát ba-ri tự nhiên (witherite), đã họăc chưa nung, trừ ô xít ba-ri thuộc nhóm 2816

10

2512

Bột hóa thạch si-lích (ví dụ: đất tảo cát, tripolite và diatomite) và đất si-lích tương tự, đã hoặc chưa nung, có trọng lượng riêng bằng 1 (một) hoặc nhỏ hơn 1 (một)

10

2513

Đá bọt; đá nhám; corundum tự nhiên, garnet tự nhiên, và vật liệu mài mòn tự nhiên khác đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt

5

2514

Đá phiến, đã hoặc chưa đẽo thô hay chỉ cắt, bằng cưa hoặc các cách khác, thành khối, tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

5

2515

Đá cẩm thạch, travertine, ecausine, và đá vôi khác làm đài tưởng niệm hoặc đá xây dựng có trọng lượng riêng lớn hơn họăc bằng 2,5 và thạch cao tuyết hoa, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt bằng cưa hay cách khác, thành các khối, tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

5

2516

Đá gờ-ra-nit (granite), pô-phi-a (porphyry), ba-zan (basalt), cát kết (sa thạch) và đá khác để làm tượng đài hay đá xây dựng, đã hoặc chưa đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc các cách khác, thành các khối, tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông)

5

2517

Đá cuội, sỏi, đá đã vỡ hoặc nghiền, chủ yếu để làm vật liệu bê tông hoặc để rải đường bộ hay đường sắt, hoặc đá ba-lát (balas) khác, đá cuội nhỏ và đá lửa tự nhiên (đá flin), đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt; đá dăm nện, xỉ kim loại hay phế liệu công nghiệp tương tự, có hoặc không kèm theo các vật liệu trong phần đầu của nhóm này; đá dăm trộn nhựa đường, đá ở dạng viên, mảnh, bột, làm từ các loại đá thuộc nhóm 2515, 2516 đã hoặc chưa qua xử lý nhiệt

5

2518

Đô-lô-mít (dolomite), đã hoặc chưa nung; đô-lô-mít đã đẽo thô hay mới chỉ cắt bằng cưa hoặc các cách khác, thành các khối tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); đô-lô-mít (dolomite) thiêu kết [kể cả đô-lô-mit (dolomite) trộn nhựa đường]

10

2519

Ma-giê các-bon-nát tự nhiên (magiezit); ma-giê ô xít nấu chảy; ma-giê ô xít nung trơ (kết dính), có hoặc không thêm một lượng nhỏ ô xít khác trước khi nung trơ; ma-giê ô xít khác, nguyên chất hoặc không

10

2520

Thạch cao (sun-phát can-xi khoáng chất); thạch cao khan (anhydrit); plaster (gồm thạch cao đã nung hay sun phát can-xi), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất gia tốc hay chất làm chậm

10

2521

Chất gây chảy gốc đá vôi; đá vôi và đá có chứa can-xi khác, dùng để sản xuất vôi hay xi măng

5

2522

Vôi sống, vôi tôi và vôi cứng trong nước, trừ ô xít can-xi và hy-đờ-rô-xít (hydroxide) can-xi thuộc nhóm 2825

10

2523

Xi măng poóc-lăng, xi măng có phèn, xi măng xỉ (xốp), xi măng xỉ sun-phát và xi măng đông cứng trong nước tương tự, đã hoặc chưa nhuộm màu hoặc ở dạng cờ-lanh-ke (clinkers)

10

2524

A-mi-ăng

10

2525

Mi ca, kể cả mi ca tách lớp; phế liệu mi ca

10

2526

Quặng steatite tự nhiên, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt, bằng cưa hay các cách khác, thành các khối, tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); đá talc

10

2527

Quặng cryolite tự nhiên; quặng chiolite tự nhiên

10

2528

Quặng bo-rát (borates) tự nhiên và quặng bo-rát đã được làm giàu (đã hoặc chưa nung) nhưng không kể bo-rát (borates) từ nước biển; a-xít bo-ríc (boric) tự nhiên chứa không quá 85% H2BO3 tính theo trọng lượng khô

10

2529

Felspar; lơ-xit (leucite); nê-phê-lin (nepheline) và nepheline syenite; fluorspar

10

2530

Các chất khoáng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

Chương 26

Quặng, xỉ và tro

2601

Quặng sắt và quặng sắt đã được làm giàu, kể cả pi-rít sắt đã nung

10

2602

Quặng măng-gan và quặng măng-gan đã được làm giàu, kể cả quặng măng-gan chứa sắt và quặng măng-gan chứa sắt đã được làm giàu với hàm lượng măng-gan từ 20% trở lên tính theo trọng lượng khô

10

2603

Quặng đồng và quặng đồng đã được làm giàu

10

2604

Quặng ni-ken và quặng ni-ken đã được làm giàu

10

2605

Quặng cô-ban và quặng cô-ban đã được làm giàu

10

2606

Quặng nhôm và quặng nhôm đã được làm giàu

10

2607

Quặng chì và quặng chì đã được làm giàu

10

2608

Quặng kẽm và quặng kẽm đã được làm giàu

10

2609

Quặng thiếc và quặng thiếc đã được làm giàu

10

2610

Quặng cờ-rôm (crom) và quặng cờ-rôm (crom) đã được làm giàu

10

2611

Quặng vôn-phờ-ram và quặng vôn-phờ-ram đã được làm giàu

10

2612

Quặng u-ran hoặc thori và quặng uran hoặc thori đã được làm giàu

10

2613

Quặng molipden (molybdenum) và quặng molipden (molybdenum) đã được làm giàu

10

2614

Quặng titan và quặng titan đã được làm giàu

10

2615

Quặng niobi, tantali, vanadi hay zirconi và các loại quặng đó đã được làm giàu

10

2616

Quặng kim loại quý và quặng kim loại quý đã được làm giàu

10

2617

Các quặng khác và các quặng đó đã được làm giàu

10

2618

Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép

5

2619

Địa xỉ, xỉ (trừ xỉ hạt) vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt, thép.

5

2620

Tro và phế thải (trừ phế thải từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép), có chứa kim loại hoặc hợp chất kim loại

5

2621

Xỉ và tro khác, kể cả tro tảo biển (tảo bẹ)

5

Chương 27
Nhiên liệu khoáng; dầu khoáng và các sản phẩm phân tách từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất

2701

Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá

5

2702

Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền

5

2703

Than bùn (kể cả bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh

5

2704

Than cốc và than bán cốc luyện từ than đá, than non hay than bùn đã hoặc chưa đóng bánh; muội khí than (các bon bình sinh khí)

5

2705

Khí than đá, khí than ướt, khí lò cao và các loại khí tương tự, trừ các loại khí dầu mỏ và khí hydro các bon khác

10

2706

Hắc íín chưng cất từ than đá, than non hoặc than bùn và các loại hắc íín khoáng chất khác, đã hoặc chưa khử nước hay chưng cất từng phần, kể cả hắc íín tái chế

10

2707

Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc íín than đá ở nhiệt độ cao; các sản phẩm tương tự, có trọng lượng thành phần thơm lớn hơn thành phần không thơm

10

2708

Nhựa chưng (hắc íín) và than cốc nhựa chưng, chế biến từ hắc íín than đá hoặc hắc íín khoáng chất khác

10

2709

Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum, ở dạng thô

10

2710

Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum trừ dạng thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác có tỉ trọng dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum chiếm từ 70 % trở lên, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó

- Xăng các loại:

2710

00

11

- - Xăng dùng cho máy bay

10

2710

00

12

- - Xăng dung môi

10

2710

00

19

- - Xăng loại khác

*

2710

00

20

- Diesel

10

2710

00

30

- Ma dút

10

2710

00

40

- Nhiên liệu dùng cho máy bay (TC1, ZA1,....)

10

2710

00

50

- Dầu hỏa thông dụng

10

2710

00

60

- Naphtha, Reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng

*

2710

00

70

- Condensate và các chế phẩm tương tự

10

2710

00

90

- Loại khác

10

2711

Khí đốt từ dầu mỏ và các loại khí hydrocacbon khác

10

2712

Dầu lửa đông (petroleum fely); sáp pa-ra-phin, sáp dầu lửa vi tinh thể, sáp than cám, ozokerite, sáp than non, sáp than bùn, sáp khoáng khác và sản phẩm tương tự thu được từ quá trình tổng hợp hay quy trình khác, đã hoặc chưa nhuộm màu

10

2713

Cốc dầu mỏ, bi-tum dầu mỏ và các phế thải khác từ dầu mỏ hoặc từ các loại dầu chế biến từ các khoáng chất có chứa bi-tum

10

2714

Bi-tum và nhựa đường, ở dạng tự nhiên; đá phiến sét dầu hoặc đá phiến sét có chứa bi-tum và cát hắc íín; atphantit (asphaltile) và đá chứa bi tum

10

2715

Hỗn hợp chứa bi-tum có thành phần chính là nhựa đường tự nhiên, bi-tum tự nhiên, bi-tum dầu mỏ, hắc íín khoáng chất, nhựa hắc íín khoáng chất (ví dụ: ma tít có chứa bi-tum, cut-baks)

10

2716

Năng lượng điện

10

Chương 28

Hóa chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, của kim loại đất hiếm, của các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị

I - Các Nguyên Tố Hoá Học

2801

Flo, clo, brôm và iốt

10

2802

Lưu huỳnh thăng hoa hoặc kết tủa; lưu huỳnh dạng keo

10

2803

Các bon (mồ hóng các bon và các dạng khác của các bon chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác)

10

2804

Hy-đờ-rô (hydro), khí hiếm và các phi kim loại khác

10

2805

Kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandi (scandium) và ytri (ytrium), đã hoặc chưa pha trộn hoặc hỗn hợp với nhau; thủy ngân

10

II - Axít Vô Cơ Và Các Hợp Chất Ôxy Vô Cơ Á Kim

2806

A xít clohydric; a xít closunfuaric

10

2807

A xít sunfuaric; a xít sunfuaric bốc khói

10

2808

A xít nitric; a xít sunfuanitric

10

2809

Penta ô-xít diphotpho; a xít phốt pho rích và a xít polyphotphoric

10

2810

Ô-xít boric; a xít boric

10

2811

A-xít vô cơ khác và các hợp chất ô-xi vô cơ khác của phi kim loại

10

II - Hỗn Hợp Halogen Hoặc Hỗn Hợp Sunphua
Của Á Kim

2812

Halogenua và ô-xi halogenua của phi kim loại

10

2813

Sunphua của phi kim loại; trisunphua phốt-pho thương phẩm

10

IV - Bazơ Vô Cơ Và Ôxít, Hydroxit Và Peroxit
Kim Loại

2814

A-mô-ni-ắc, dạng khan hoặc dạng dung dịch nước

10

2815

Hydroxit natri (xút cotich), hydroxit kali; peroxit natri hoặc peroxit kali

10

2816

Hydroxit và peroxit ma giê; ô xít, hydroxit và peroxit stronti hoặc bari

10

2817

Ô xít kẽm và peroxit kẽm

10

2818

Corundum nhân tạo đã hoặc chưa được xác định về mặt hóa học; ô xít nhôm; hydroxit nhôm

10

2819

Ô xít và hydroxit crôm

10

2820

Ô xít măng-gan

10

2821

Ô xít và hydroxit sắt; đất màu có tỉ trọng sắt hóa hợp với Fe2O3 chiếm 70% trở lên

10

2822

Ô xít và hydroxit cô-ban; ô xít cô-ban thương phẩm

10

2823

Ô xít ti-tan

10

2824

Ô xít chì; chì đỏ và chì da cam

10

2825

Hydrazin và hydroxylamin và các muối vô cơ của chúng; các loại ba zơ vô cơ; các ô xít, hydroxit và peroxit kim loại khác

10

V - Muối Và Muối PEROXIT Của Các Axit Vô Cơ
Và Các Kim Loại

2826

Frorua; florosilicat, floroaluminat, các loại muối flo phức khác

10

2827

Clorua, oxitclorua và hydroxitclorua; brômua và ô xít brômua; i ốt và ô xít i ốt

10

2828

Hypoclorit; hypoclorit can-xi thương phẩm; clorit; hypobromit

10

2829

Clorat và peclorat; bromat và pebromat; iốtdat và peiốtdát

10

2830

Sun phua và polysunphua

10

2831

Dithionit và sunphosilat

10

2832

Sun phít; thiosunphat

10

2833

Sunphát; phèn; peroxosunphat (pesunphat)

10

2834

Ni trít; ni trát

10

2835

Phốt phi nát (hypophotphit), phốt pho nát (phốt phít), phốt phát và poly phốt phát

10

2836

Các-bo-nát; peroxocacbonat (pecacbonat); các-bo- nát amôni thương phẩm có chứa amonicacbamat

10

2837

Xyanua, ô xít xyanua và xyanua phức hợp

10

2838

Funminat, xyanat và thioxyanat

10

2839

Silicat; silicat kim loại kiềm thương phẩm

10

2840

Borat, peroxoborat (peborat)

10

2841

Muối của a xít oxometalic hoặc a xít peroxometalic

10

2842

Muối khác của a xít vô cơ hay peroxoaxit, trừ các chất azua

10

VI - Loại Khác

2843

Kim loại quý dạng keo; hợp chất hữu cơ hay vô cơ của kim loại quý, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; hỗn hợp của kim loại quý

10

2844

Nguyên tố hóa học phóng xạ và các đồng vị phóng xạ (kể cả các nguyên tố hóa học và các đồng vị có khả năng phân tách hoặc kết hợp) và các hợp chất của các chất trên; hỗn hợp và các phế liệu có chứa các sản phẩm trên

10

2845

Chất đồng vị trừ các đồng vị thuộc nhóm 2844; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của các đồng vị này, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

10

2846

Hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại đất hiếm, của itri (itrium) hoặc của scandi (scandium), hay của hỗn hợp các kim loại này

10

2847

Peroxit hydro, đã hoặc chưa làm rắn lại bằng chất urê

10

2848

Phốt phua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ phốt phua sắt

10

2849

Cacbua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học

10

2850

Hydrua, nitrua, azua, silicsua và borua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học, trừ các hợp chất các bua của nhóm 2849

10

2851

Các hợp chất vô cơ khác (kể cả nước cất, hoặc nước dẫn suất và các loại nước nguyên chất tương tự); không khí lỏng (đã hoặc chưa loại bỏ khí hiếm); khí nén; hỗn hợp, trừ hỗn hợp của kim loại quý

10

Riêng: Nước cất

5

Chương 29

Hóa chất hữu cơ

I - Hydrocacbon Và Các Chất Dẫn Xuất Của
Chúng Đã Halogen Hoá, Sunpho Hoá, Nitro Hoá Hoặc Nitroso Hoá

2901

Hydrocacbon mạch thẳng

10

2902

Hydrocacbon mạch vòng

10

2903

Chất dẫn xuất đã halogen hóa của hydrocacbon

10

2904

Chất dẫn xuất của hydrocacbon đã sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa, đã hoặc chưa halogen hóa

10

II -Rượu Và Các Chất Dẫn Xuất Của Rượu Đã Halogen Hoá, Đã Sunphonat Hoá, Nitro Hoá
Hoặc Nitroso Hoá

2905

Rượu mạch thẳng và các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, đã sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

2906

Rượu mạch vòng và các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

II - PHENOL; Rượu PHENOL Và Các Chất Dẫn Xuất Của Chúng Đã Halogen Hoá, SUNPHONAT Hoá,
NITRO Hoá Hoặc NITROSO Hoá

2907

Phenol; rượu phenol

10

2908

Chất dẫn xuất của phenol hoặc của rượu phenol đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

IV - ETE, PEROXIT Rượu, PEROXIT ETE, PEROXIT XETON, EPOXIT Có Vòng Ba Cạnh, AXETAL Và HEMIAXETA, Các Chất Dẫn Xuất Của Các Chất Trên,
Đã HALOGEN Hoá, SUNPHONAT Hoá, NITRO Hoá,
Hoặc NITROSO Hoá

2909

Ete, rượu ete, phenol ete, phenol rượu ete peroxit rượu, peroxit ete, peroxit xeton, (đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học) và các chất dẫn xuất của các chất trên đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

2910

Epoxit, rượu epoxy, phenol epoxy, ete epoxy có vòng ba cạnh và các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

2911

Axetal và hemiaxetal, có hoặc không có chức ô xi khác và các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

V- Hợp Chất Chức ANDEHYT

2912

Andehyt, có hoặc không có chức ô xi khác; polyme mạch vòng của andehyt; parafomaldehyt

10

2913

Chất dẫn xuất của các sản phẩm thuộc nhóm 2912 đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

VI - Hợp Chất Chức XETON Và Hợp Chất Chức QUINON

2914

Xeton và quinon, có hoặc không có chức ô xi khác; các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa, hoặc nitroso hóa

10

VI - Axít CACBOXYLIC Và ANHYDRIT, HALOGENUA, PEROXIT Và PEROXYAXIT Của Chúng Va Các Chất Dẫn Xuất Của Chúng Đã HALOGEN Hoá, SUNPHONAT Hoá, NITRO Hoá, Hoặc NITROSO Hoá

2915

Axít monocacboxylic no mạch thẳng và các chất anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của các loại a xít trên; các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

2916

Axít monocacboxylic mạch thẳng, chưa no, a xít monocacboxylic mạch vòng, các chất anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

2917

Axít polycacboxylic, các anhydrit, halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng; các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

2918

Axít cacboxylic có thêm chức ô xi và các chất anhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng, các chất dẫn xuất của chúng đã halogena hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

VII - ESTE Của Các Axít Vô Cơ Và Muối Của Chúng, Các Dẫn Xuất Của Chúng Đã HALOGEN Hoá, SUNPHONAT Hoá, NITRO Hoá, Hoặc NITROSO Hoá

2919

Este photphoric và muối của chúng, kể cả lactophotphat, các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

2920

Este của a xít vô cơ khác (trừ este của hydro halogenua) và muối của chúng, các chất dẫn xuất của chúng đã halogen hóa, sunphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa

10

IX - Hợp Chất Chức NITƠ

2921

Hợp chất chức amin

10

2922

Hợp chất amino chức ô xi

10

2923

Muối và hydroxit amoni bậc 4; các loại lecithin và chất photphoaminolipid khác

10

2924

Hợp chất chức caboxyamit; hợp chất chức amin của a xít các-bô-ních

10

2925

Hợp chất chức cacboxyimit (kể cả sacarin và muối của nó) và các hợp chất chức imin

10

2926

Hợp chất chức nitril

10

2927

Hợp chất diazo-, azo- hoặc azoxy

10

2928

Chất dẫn xuất hữu cơ của hydrazin hoặc của hydroxylamin

10

2929

Hợp chất có chức ni-tơ khác

10

X - Hợp Chất Hữu Cơ, Vô Cơ, Hợp Chất Dị Vòng, A Xít NUCLEIC Và Các Muối Của Chúng, Các SUNPHONAMIT

2930

Hợp chất lưu huỳnh hữu cơ

10

2931

Hợp chất vô cơ, hữu cơ khác

10

2932

Hợp chất dị vòng chứa ô xi

10

2933

Hợp chất dị vòng chứa ni tơ

10

2934

Các a xít nu-cơ-lê-íích (nucleic) và muối của của chúng; hợp chất dị vòng khác

10

2935

Sunphonamit

10

XI - Tiền VITAMINE, VITAMINE Và Hóoc Môn (HORMONE) Các Loại

2936

Tiền vitamine và vitamine các loại, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp (kể cả các chất cô đặc tự nhiên), các chất dẫn xuất của chúng sử dụng chủ yếu như vitamine, hỗn hợp của các chất trên, có hoặc không đặt trong một loại dung môi nào đó

5

2937

Hoóc môn (hormone) các loại, tự nhiên hoặc điều chế bằng phương pháp tổng hợp; các chất dẫn xuất của chúng sử dụng chủ yếu như hoóc môn (hormone); các chất steroid khác sử dụng chủ yếu như hoóc môn (hormone)

5

XI - GLYCOSID Và ALCALOID Thực Vật, Tự Nhiên Hoặc điều Chế Bằng Phương Pháp Tổng Hợp, Các Muối, ETE, ESTE Và Các Dẫn Xuất Khác Của Chúng

2938

Glycosid tự nhiên hoặc điều chế bằng phương pháp tổng hợp, các muối, ete, este và các dẫn xuất khác của chúng

10

2939

Alcaloid thực vật, tự nhiên hoặc tái tạo bằng phương pháp tổng hợp, các muối, ete, este và các dẫn xuất của chúng

10

XII - Hợp Chất Hữu Cơ Khác

2940

Đường tinh khiết về mặt hóa học, trừ sacharin, sucrose, lactose, maltose, glucose và fructose, ete đường, este đường, và muối của chúng, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 2937, 2938, hoặc 2939

10

2941

Kháng sinh các loại

5

2942

Hợp chất hữu cơ khác

10

Chương 30

Dược phẩm

5

Chương 31

Phân bón

5

Chương 32

Các chiết xuất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; ta nanh và các chất dẫn xuất của chúng; thuốc nhuộm, thuốc màu khác; sơn và véc ni; chất gắn và các loại ma tít khác; các loại mực

10

Chương 33

Tinh dầu, các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh

10

Chương 34

Xà phòng, các chất hữu cơ để tẩy rửa bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, bôi trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc gột tẩy, nến và các sản phẩm tương tự, chất bột dùng làm khuôn mẫu, "sáp (hàn răng) dùng trong nha khoa" và các chế phẩm dùng trong nha khoa có thành phần thạch cao, vôi hóa hoặc sun phát can xi

10

Chương 35

Các chất chứa anbumin, các dạng tinh bột biến tính;
keo hồ; enzim

10

Chương 36

Chất nổ; các sản phẩm pháo; diêm; các chất hỗn hợp pyrophoric; các chế phẩm dễ cháy khác

3601

Bột phóng

5

3602

Thuốc nổ đã điều chế, trừ các loại bột phóng

5

3603

Ngòi an toàn; ngòi nổ; nụ xòe hoặc kíp nổ; bộ phận đánh lửa; kíp nổ điện

5

3604

Pháo hoa, pháo hiệu, pháo mưa, pháo hiệu sương mù và các sản phẩm pháo khác

10

3605

Diêm, trừ các sản phẩm pháo thuộc nhóm 3604

10

3606

Ce ri sắt và các hợp chất pyrophoric khác ở mọi dạng; các sản phẩm làm từ vật liệu dễ cháy như đã ghi trong chú giải 2 của chương này

10

Chương 37

Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh

3701

Bản kẽm chụp ảnh (dùng thay phim) và phim chụp ảnh dạng phẳng, có phủ lớp nhạy sáng, chưa phơi sáng, bằng vật liệu bất kỳ, trừ giấy, bìa hoặc vật liệu dệt; phim in ngay dạng phẳng, có phủ lớp nhạy sáng, chưa phơi sáng, đã hoặc chưa đóng gói

3701

10

00

- Dùng cho X quang

5

3701

20

00

- Phim in ngay

10

3701

30

00

- Tấm bản kẽm chụp ảnh và phim loại khác, với một chiều trên 255 mm

10

- Loại khác:

3701

91

00

- - Để chụp ảnh màu (nhiều màu)

10

3701

99

00

- - Loại khác

10

Riêng:

+ Các loại thuộc phân nhóm 37013000, 37019100, 37019900 dùng trong công nghiệp in

10

3702

Phim chụp ảnh ở dạng cuộn, có phủ lớp nhạy sáng, chưa phơi sáng, bằng loại vật liệu bất kỳ trừ giấy, bìa hoặc vật liệu dệt; phim in ngay ở dạng cuộn, có phủ lớp nhạy sáng, chưa phơi sáng

3702

10

00

- Dùng cho X quang

5

3702

20

00

- Phim in ngay

10

- Loại khác, không có dãy lỗ kéo phim, với chiều rộng không quá 105 mm:

3702

31

00

- - Để chụp ảnh màu (nhiều màu)

10

3702

32

- - Loại khác, có tráng dung dịch halogenua bạc:

3702

32

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

32

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

32

90

- - - Loại khác

10

3702

39

- - Loại khác:

3702

39

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

39

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

39

90

- - - Loại khác

10

- Loại khác, không có dãy lỗ kéo phim, với chiều rộng trên 105mm:

3702

41

- - Với chiều rộng trên 610mm và chiều dài trên 200m, loại dùng để chụp ảnh màu (nhiều màu):

3702

41

10

- - -Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

41

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

41

90

- - - Loại khác

10

3702

42

- - Với chiều rộng trên 610mm và chiều dài trên 200m, trừ loại dùng để chụp ảnh màu:

3702

42

10

- - -Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

42

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

42

90

- - - Loại khác

10

3702

43

- - Với chiều rộng trên 610mm và chiều dài không quá 200m:

3702

43

10

- - -Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

43

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

43

90

- - - Loại khác

10

3702

44

- - Với chiều rộng trên 105mm nhưng không quá 610mm:

3702

44

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

44

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

44

90

- - - Loại khác

10

- Phim loại khác dùng để chụp ảnh màu (nhiều màu):

3702

51

- - Với chiều rộng không quá 16mm, chiều dài không quá 14m:

3702

51

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

51

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

51

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

51

90

- - - Loại khác

10

3702

52

- - Với chiều rộng không quá 16mm, chiều dài trên 14m:

3702

52

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

52

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

52

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

52

90

- - - Loại khác

10

3702

53

- - Với chiều rộng trên 16mm, nhưng không quá 35mm, và chiều dài không quá 30m, dùng cho đèn chiếu:

3702

53

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

53

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

53

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

53

90

- - - Loại khác

10

3702

54

- - Với chiều rộng trên 16mm, nhưng không quá 35mm, và chiều dài không quá 30m, trừ loại dùng cho đèn chiếu:

3702

54

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

54

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

54

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

54

90

- - - Loại khác

10

3702

55

- - Với chiều rộng trên 16mm, nhưng không quá 35mm, và chiều dài trên 30m:

3702

55

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

55

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

55

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

55

90

- - - Loại khác

10

3702

56

- - Với chiều rộng trên 35mm:

3702

56

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

56

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

56

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

56

90

- - - Loại khác

10

- Loại khác:

3702

91

- - Với chiều rộng không quá 16mm, chiều dài không quá 14m:

3702

91

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

91

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

91

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

91

90

- - - Loại khác

10

3702

92

- - Với chiều rộng không quá 16mm, chiều dài trên 14m:

3702

92

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

92

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

92

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

92

90

- - - Loại khác

10

3702

93

- - Với chiều rộng trên 16mm, nhưng không quá 35mm, và chiều dài không quá 30m:

3702

93

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

93

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

93

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

93

90

- - - Loại khác

10

3702

94

- - Với chiều rộng trên 16mm, nhưng không quá 35mm, và chiều dài trên 30m:

3702

94

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

94

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

94

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

94

90

- - - Loại khác

10

3702

95

- - Với chiều rộng trên 35mm:

3702

95

10

- - - Được đặc chế sử dụng cho y tế

5

3702

95

20

- - - Được chế tạo đặc biệt dùng trong công nghiệp in

10

3702

95

30

- - - Dùng trong quay phim điện ảnh

10

3702

95

90

- - - Loại khác

10

3703

Giấy ảnh, bìa và vải dệt, có phủ lớp nhạy sáng, chưa phơi sáng

10

3704

Bản kẽm chụp ảnh, phim, phim chụp ảnh bằng giấy, bìa và vải dệt đã phơi sáng nhưng chưa tráng

10

3705

Bản kẽm chụp ảnh và phim chụp ảnh, đã phơi sáng, đã tráng, trừ phim dùng trong điện ảnh

10

3706

Phim dùng trong điện ảnh đã phơi sáng và đã tráng, đã hoặc chưa lồng tiếng hoặc mới chỉ có rãnh tiếng

*

3707

Chế phẩm hóa chất dùng trong nhiếp ảnh (trừ dầu bóng, keo hồ, chất dính và các chế phẩm tương tự);

các sản phẩm chưa pha trộn dùng trong nhiếp ảnh, đã đóng gói theo định lượng hoặc đóng gói để bán lẻ ở dạng sử dụng ngay

10

Chương 38

Các sản phẩm hóa chất khác

3801

Graphite nhân tạo; graphite dạng keo hoặc dạng nửa keo; các chế phẩm làm từ graphite hoặc các bon khác ở dạng bột nhão, khối, tấm hoặc ở dạng bán thành phẩm khác

10

3802

Các bon hoạt hóa; các sản phẩm khoáng chất tự nhiên hoạt tính; muội than động vật, kể cả muội than động vật đã sử dụng

10

3803

Dầu tal (taloil), đã hoặc chưa tinh chế

10

3804

Dung dịch kiềm thải ra từ quá trình sản xuất bột gỗ, đã hoặc chưa cô đặc, khử đường hoặc xử lý hóa học, kể cả lignin sunphonates, nhưng trừ dầu tal thuộc nhóm 3803

10

3805

Dầu turpentin gôm, dầu turpentin gỗ hoặc dầu turpentin sun phát và các loại dầu tecpen khác, chế biến từ chưng cất hoặc xử lý cách khác, các loại gỗ tùng bách; chất

dipentene thô; sulphite nhựa thông và các chất para-cymene thô khác, dầu thông có chứa chất alpha-terpineol như thành phần chủ yếu

10

3806

Cô lô phan, a xít nhựa, và các chất dẫn xuất của chúng; cồn cô lô phan và dầu cô lô phan; gôm hoạt động (run gums)

10

3807

Hắc íín gỗ; dầu hắc íín gỗ; chất creosote gỗ, chất naphtha gỗ; hăcố íín thực vật; hắc íín từ quá trình ủ rượu, bia và các chế phẩm tương tự làm từ cô lô phan, a xít nhựa hay các hắc íín thực vật

10

3808

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt loài gậm nhấm, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, chất chống nẩy mầm và thuốc điều chỉnh sinh trưởng của cây trồng, thuốc khử trùng và các

loại tương tự, đóng gói sẵn hoặc đóng gói để bán lẻ, hoặc như các chế phẩm hoặc sản phẩm tương tự (ví dụ: băng, bấc và nến đã xử lý lưu huỳnh và giấy bẫy ruồi)

5

3809

Chất hoàn tất, các chất tải tăng độ nhuộm hoặc hãm thuốc nhuộm, các sản phẩm hoặc chế phẩm khác (ví dụ: chất hồ vải và chất căn màu) dùng trong ngành dệt, giấy, da hoặc các ngành công nghiệp tương tự, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

3810

Chế phẩm làm mòn bề mặt kim loại; chất gây chảy và các chế phẩm phụ khác dùng trong hàn thiếc, hàn hơi hoặc hàn điện; bột và bột nhão bao gồm cả kim loại và các các vật liệu khác dùng để hàn thiếc, hàn hơi hoặc hàn điện; các chế phẩm dùng làm lõi hoặc vỏ cho cực hàn điện hoặc que hàn

10

3811

Chế phẩm chống nổ, chất cản quá trình ô xy hóa, chất chống dính, chất tăng độ nhớt, chế phẩm chống ăn mòn và các chất phụ gia chế biến khác, dùng cho dầu khoáng (kể cả xăng dầu) hoặc cho các loại chất lỏng khác sử dụng như các loại dầu khoáng

10

3812

Chất xúc tác được điều chế dùng cho sản xuất cao su; các hợp chất làm hóa dẻo cao su hoặc plastic chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chế phẩm chống ô xy hóa và các hợp chất khác làm ổổn định cao su hoặc plastic

10

3813

Các chế phẩm dập lửa và bình dập lửa; các loại lựu đạn có chứa chất dập lửa

10

3814

Dung môi hóa hợp hữu cơ và các chất pha loãng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất tẩy sơn và tẩy véc ni đã pha chế

10

3815

Chất kích thích phản ứng, các chất xúc tác phản ứng và các chế phẩm xúc tác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

3816

Các loại vật liệu chịu lửa: xi măng, vữa, bê tông và các loại vật liệu chịu lửa tương tự, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 3801

10

3817

Các loại ankylbenzene hỗn hợp và các loại ankylnaphthalene hỗn hợp, trừ các chất thuộc nhóm 2707 hoặc nhóm 2902

10

3818

Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, bánh mỏng hoặc các dạng tương tự; các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử

10

3819

Chất lỏng dùng trong bộ hãm thủy lực và các chất lỏng đã được điều chế khác dùng cho sự truyền động thủy lực, không chứa hoặc chứa dưới 70% trọng lượng là dầu mỏ hay các loại dầu chế từ khoáng chất bi tum

10

3820

Chế phẩm chống đông và dung dịch chống đóng băng đã điều chế

10

3821

Môi trường nuôi trồng đã điều chế để phát triển vi sinh vật

10

3822

Chất thử phản ứng trợ giúp dùng trong chẩn đoán bệnh hay trong phòng thí nghiệm có lớp bồi và các chế phẩm

trợ giúp đã điều chế dùng trong chẩn đoán bệnh hay trong phòng thí nghiệm có hoặc không có lớp bồi, trừ các loại thuộc nhóm 3002 hoặc nhóm 3006

5

3823

A xít béo mono cacbonxylic công nghiệp; dầu a xít từ qúa trình lọc; cồn béo công nghiệp

10

3824

Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp khác có liên quan (kể cả các chất có chứa các hỗn hợp của các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các sản phẩm phế thải của công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp khác có liên quan chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

10

Chương 39

Plastic và các sản phẩm của plastic

10

Chương 40

Cao su và các sản phẩm bằng cao su

4001

Cao su thiên nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải

5

4002

Cao su tổng hợp, các chất thay thế cao su chế từ dầu thực vật hoặc dầu cá ở dạng ban đầu hoặc dạng tấm, lá hoặc dải; hỗn hợp của một sản phẩm bất kỳ của nhóm 4001 với một sản phẩm bất kỳ của nhóm này, ở dạng ban đầu hoặc dạng tấm, lá hoặc dải

10

4003

Cao su tái sinh, ở dạng ban đầu hoặc dạng tấm, lá hoặc dải

10

4004

Phế liệu, phế thải và mảnh vụn từ cao su (trừ cao su cứng) và bột, hạt, chế từ chúng

10

4005

Cao su hỗn hợp, chưa lưu hóa, ở dạng ban đầu hoặc dạng tấm, lá hoặc dải

10

4006

Cao su chưa lưu hóa, ở các dạng khác (ví dụ thanh, ống và các dạng hình) và các sản phẩm bằng cao su chưa lưu hóa (ví dụ đĩa và vòng)

10

4007

Sợi và coóc (cord) cao su lưu hóa

10

4008

Cao su lưu hóa, ở dạng tấm, lá, dải, thanh và dạng hình trừ cao su cứng

10

4009

Ông, ống dẫn và vòi bằng cao su lưu hóa, trừ cao su cứng, có hoặc không kèm theo các phụ tùng để lắp ráp (ví dụ các đoạn nối, khớp, khuỷu, vành đệm)

10

4010

Băng tải hoặc băng truyền (dây cu roa) hoặc đai truyền bằng cao su lưu hóa

10

4011

Lốp bơm hơi mới các loại, bằng cao su

10

+ Riêng: Lốp có chiều rộng lốp từ 9 inches (228,6mm) và đường kính vành từ 20 inches (508mm) trở lên

5

4012

Lốp bơm hơi cũ hoặc đắp lại bằng cao su; lốp đặc hoặc nửa đặc, ta lông có thể thay thế được và lót vành bằng cao su

10

+ Riêng: Lốp có chiều rộng lốp từ 9 inches (228,6mm) và đường kính vành từ 20 inches (508mm) trở lên

5

4013

Săm các loại, bằng cao su

10

4014

Sản phẩm vệ sinh hoặc y dược (kể cả núm vú cao su) bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, có hoặc không kèm theo các chi tiết lắp ráp bằng cao su cứng

4014

10

00

- Bao tránh thai

5

4014

90

- Loại khác:

4014

90

10

- - Núm vú cao su và các loại tương tự dùng cho trẻ em

10

4014

90

20

- - Túi chườm nóng lạnh

10

4014

90

90

- - Loại khác

10

4015

Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ quần áo (kể cả găng tay) dùng cho mọi mục đích, bằng cao su lưu hóa, trừ cao su cứng

- Găng tay:

4015

11

00

- - Dùng trong phẫu thuật

5

4015

19

00

- - Loại khác

10

4015

90

- Loại khác:

4015

90

10

-- Sản phẩm bằng cao su có dát chì dùng để tránh tia phóng xạ khi chụp X-quang

5

4015

90

90

-- Loại khác

10

4016

Các sản phẩm khác bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng

10

4017

Cao su cứng (ví dụ ebonite) ở các dạng, kể cả phế liệu và phế thải; các sản phẩm bằng cao su cứng

10

Chương 41

Da sống (trừ da lông) và da thuộc

4101

Da của loài trâu, bò, ngựa (tươi, muối, sấy khô, ngâm nước vôi, ngâm trong dung dịch muối và hóa chất hoặc được bảo quản cách khác nhưng chưa thuộc ta nanh, chưa làm thành giấy da hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa cạo lông hoặc lạng mỏng

5

4102

Da cừu (tươi, khô, muối, ngâm nước vôi, ngâm trong dung dịch muối và hóa chất hay được bảo quản cách khác, chưa thuộc, chưa làm thành giấy da hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa cạo lông hoặc lạng mỏng, trừ các loại đã ghi ở chú giải 1(c) của chương này

5

4103

Da sống của loài động vật khác (tươi, khô, muối, ngâm nước vôi, ngâm trong dung dịch muối và hóa chất hay được bảo quản cách khác, nhưng chưa thuộc, chưa làm thành giấy da hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa cạo lông hoặc lạng mỏng, trừ các loại đã loại trừ trong chú giải 1(b) hoặc 1 (c) của chương này

5

4104

Da thuộc của loài trâu, bò hoặc loài ngựa, không có lông, trừ da thuộc trong các nhóm 4108 hoặc 4109

10

4105

Da cừu thuộc, không có lông, trừ da thuộc trong nhóm 4108 hoặc 4109

10

4106

Da dê thuộc, không có lông, trừ da thuộc trong nhóm 4108 hoặc 4109

10

4107

Da thuộc của các loài động vật khác, không có lông, trừ da thuộc trong các nhóm 4108 hoặc 4109

10

4108

Da thuộc dầu (kể cả da thuộc dầu hóa hợp)

10

4109

Da thuộc đã làm bóng bề mặt hoặc tráng phủ plastic, đã hoặc chưa làm nổi hạt, nổi vân; da thuộc đã phủ kim loại

10

4110

Da vụn và phế liệu khác từ da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp, không dùng cho công nghiệp sản xuất hàng da; bụi da và các loại bột da

10

4111

Da thuộc tổng hợp với thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn

10

Chương 42

Các sản phẩm bằng da thuộc; bộ yên cương, các mặt hàng du lịch, túi sách và các loại bao hộp tương tự, các mặt hàng từ ruột động vật (trừ đoạn tơ lấy từ tuyến tơ con tằm)

10

Chương 43

Da lông và da lông nhân tạo; các sản phẩm làm từ da lông và da lông nhân tạo

10

Chương 44

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than củi

4401

Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào, dăm gỗ; phế liệu gỗ, mùn cưa, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự

10

4402

Than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa thiêu kết

10

4403

Gỗ cây, đã hoặc chưa bóc vỏ, bỏ giác hoặc đẽo vuông thô

10

4404

Gỗ đai thùng; cọc chẻ; sào, cột, cọc bằng gỗ, vót nhọn, nhưng không xẻ dọc; gậy gỗ đã bào thô nhưng chưa tiện, uốn cong hoặc gia công cách khác, dùng làm ba tong, cán ô, chuôi, tay cầm dụng cụ hoặc tương tự; nan gỗ và các dạng tương tự

10

4405

Sợi gỗ, bột gỗ

10

4406

Tà vẹt đường sắt hoặc đường xe điện (thanh ngang) bằng gỗ

10

4407

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc tách lớp, đã hoặc chưa bào, đánh giấy nháp hoặc ghép mộng, có độ dầy trên 6mm

10

4408

Tấm gỗ lạng làm lớp mặt và tấm để làm gỗ dán (đã hoặc chưa ghép) và các loại gỗ xẻ dọc khác đã được lạng hoặc tách lớp, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép mộng, có độ dày không quá 6 mm

10

4409

Gỗ (kể cả gỗ ván và gỗ trụ để làm sàn, chưa ghép), được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vạt cạnh, ghép chữ V, tạo chuỗi, tạo khuôn, tiện tròn hoặc gia công tương tự), dọc theo các cạnh hoặc bề mặt, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép mộng

10

4410

Ván gỗ ép và các loại ván tương tự bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng nhựa hoặc bằng chất gắn hữu cơ khác

5

4411

Tấm xơ ép bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng nhựa hoặc bằng các chất gắn hữu cơ khác

5

4412

Gỗ dán, ván đã dán lớp gỗ mặt và các tấm ván khác đã dán lớp mặt tương tự

10

4413

Gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc dạng hình

10

4414

Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự

10

4415

Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ

10

4416

Thùng tô nô, thùng baren, thùng hình trống, hình trụ có đai, các loại thùng có đai khác và các bộ phận của chúng, bằng gỗ, kể cả các loại tấm ván cong

10

4417

Dụng cụ các loại, thân dụng cụ, tay cầm dụng cụ, thân và cán chổi hoặc bàn chải, bằng gỗ; cốt hoặc khuôn giầy, ủng, bằng gỗ

10

4418

Đồ mộc, đồ gỗ dùng trong xây dựng, kể cả panen gỗ có lõi xốp nhân tạo, panen lát sàn và ván lợp đã lắp ghép

10

4419

Bộ đồ ăn, bộ đồ làm bếp bằng gỗ

10

4420

Gỗ khảm, dát; tráp, và các loại hộp đựng đồ kim hoàn, đựng dao kéo và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc chương 94

10

4421

Các sản phẩm bằng gỗ khác

10

Chương 45

Lie và các sản phẩm bằng lie

4501

Lie tự nhiên, thô hoặc đã sơ chế; lie phế liệu, lie đã ép, nghiền hoặc xay thành bột

4501

10

00

- Lie tự nhiên, thô hoặc đã sơ chế

5

4501

90

00

- Loại khác

10

4502

Lie tự nhiên, đã bóc vỏ hoặc đã đẽo vuông hoặc đã đẽo khối hình chữ nhật (kể cả khối vuông) tấm, lá, dải (kể cả dạng phôi lie đã cắt cạnh dùng làm nút và nắp đậy)

10

4503

Các sản phẩm bằng lie tự nhiên

10

4504

Lie kết dính (có hoặc không có chất gắn) và các sản phẩm bằng lie kết dính

10

Chương 46

Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; các sản phẩm liễu gai và song mây

5

Chương 47

Bột giấy làm từ gỗ hoặc từ các chất liệu sợi xenlulo khác; giấy, bìa giấy tái sinh (phế liệu và phế thải)

10

Chương 48
Giấy và bìa giấy; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy hoặc bằng bìa giấy

4801

Giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ

5

4802

Giấy và bìa giấy không tráng, dùng để in, viết hoặc dùng cho các mục đích ấấn loát khác, giấy làm thẻ, băng đục lỗ, dạng cuộn hoặc tờ, trừ giấy thuộc nhóm 4801 hoặc nhóm 4803; giấy hoặc bìa giấy, sản xuất thủ công

10

4803

Giấy vệ sinh hoặc giấy mỏng lau mặt, giấy khăn ăn hoặc khăn lau tay và các loại giấy tương tự dùng cho các mục đích nội trợ hoặc vệ sinh, giấy nỉ xenlulo và giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo có hoặc không tráng cờ rếp (creped), làm nhăn, dập nổi, xoi lỗ châm kim, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ

10

4804

Giấy và bìa kraft không tráng, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ loại thuộc nhóm 4802 hoặc 4803

10

4805

Giấy và bìa không tráng khác, ở dạng cuộn hoặc tờ, chưa được gia công hơn mức đã chi tiết trong chú giải 2 của chương này

10

4806

Giấy giả da gốc thực vật, các loại giấy không thấm mỡ, giấy can và giấy bóng trong (glasin) và giấy bóng trong hoặc giấy bóng mờ khác, ở dạng cuộn hoặc tờ

10

4807

Giấy và bìa hỗn hợp (làm bằng cách dán các lớp giấy phẳng hoặc bìa phẳng với nhau bằng một lớp keo dính) không tráng hoặc thấm tẩm bề mặt, có hoặc không có gia cố bên trong, ở dạng cuộn hoặc tờ

10

4808

Giấy và bìa, gấp nếp làn sóng (có hoặc không dán các tờ phẳng trên mặt), đã làm vân cờ rếp (creped) , làm nhăn, dập nổi hoặc soi lỗ châm kim, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ các loại giấy thuộc nhóm 4803

10

4809

Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy dùng để sao chụp khác (kể cả giấy đã tráng hoặc thấm tẩm dùng cho máy đánh giấy nến hoặc in bản kẽm ofset) đã hoặc chưa in, dạng cuộn hoặc tờ

10

4810

Giấy và bìa đã tráng một hoặc cả hai mặt bằng một lớp cao lanh (China clay) hoặc các chất vô cơ khác, có hoặc không có chất kết dính (binder), không có lớp phủ ngoài khác, đã hoặc chưa nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ

10

4811

Giấy, bìa, mền xenlulo, màng xơ xenlulo, đã tráng, thấm tẩm, phủ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ các loại thuộc các nhóm 4803, 4809 hoặc 4810

10

4812

Khối, thanh, tấm lọc, bằng bột giấy

10

4813

Giấy cuốn thuốc lá, đã hoặc chưa cắt theo cỡ hoặc ở dạng tập nhỏ hoặc cuốn sẵn thành ống

10

4814

Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự, giấy bóng trong dán kính

10

4815

Tấm phủ sàn có thành phần cơ bản là giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa cắt theo kích cỡ

10

4816

Giấy than, giấy tự copy và các loại giấy dùng để sao chụp khác (trừ các loại thuộc nhóm 4809), các loại giấy stencil nhân bản (giấy nến) và các bản in ofset bằng giấy, đã hoặc chưa đóng hộp

10

4817

Phong bì, bưu thiếp, bưu thiếp trơn và các loại danh thiếp bằng giấy hoặc bìa; các loại hộp, túi, cặp tài liệu và bìa hồ sơ in sẵn, bằng giấy hoặc bìa, đựng các loại văn phòng phẩm

10

4818

Giấy vệ sinh và giấy tương tự, giấy nỉ hoặc giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo, dùng cho các mục đích nội trợ hoặc vệ sinh, dạng cuộn có chiều rộng không qúa 36cm hoặc cắt theo hình dạng, kích thước; khăn lau tay, giấy mỏng lau tay, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, khăn trải giường và các đồ dùng nội trợ, vệ sinh hoặc các vật phẩm dùng cho bệnh viện tương tự, các vật phẩm trang trí, đồ phụ tùng may mặc bằng bột giấy, giấy, giấy nỉ xenlulo hoặc giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo

10

4819

Thùng giấy (carton), hộp, va li, túi xách và các loại bao bì khác bằng giấy, bìa, giấy nỉ xenlulo, giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo; hộp đựng hồ sơ (files), khay thư và các vật phẩm tương tự bằng giấy, bìa dùng cho cơ quan, cửa hàng và những nơi tương tự

10

4820

Quyển sổ đăng ký, sổ sách kế toán, vở ghi chép, sổ đặt hàng, quyển biên lai, quyển viết thư, sổ ghi nhớ, sổ nhật ký và các ấấn phẩm tương tự, vở bài tập, quyển giấy thấm, quyển bìa (loại tờ rời hoặc loại khác), bìa cứng, bìa hồ sơ, biểu mẫu thương mại các loại, tập giấy ghi chép có chèn giấy than kê lót và các vật phẩm văn phòng khác bằng giấy hoặc bìa, các loại tập đựng ảnh (album) dùng để mẫu hoặc để các bộ sưu tập và các loại bìa sách bằng giấy hoặc bìa

10

4821

Các loại nhãn bằng giấy hoặc bìa, đã hoặc chưa in

10

4822

ống lõi (bobins), suốt, cúi và các loại lõi tương tự bằng bột giấy, giấy hoặc bìa giấy (đã hoặc chưa soi lỗ châm kim hoặc làm cứng)

10

4823

Giấy bìa, giấy nỉ xenlulo và giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo khác, đã cắt theo kích cỡ hoặc mẫu; các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy hoặc bìa giấy, giấy nỉ xenlulo hoặc giấy nỉ mỏng bằng sợi xenlulo

10

Chương 49
Sách báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của công nghiệp in; các loại bản thảo viết bằng tay, đánh máy và đồ bản

4901

Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấấn phẩm tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn

5

4902

Báo, tạp chí ngày và định kỳ, có hoặc không có minh họa hoặc chứa nội dung quảng cáo

*

4903

Các loại sách, tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô mầu cho trẻ em

5

4904

Bản nhạc, in hoặc viết tay, đã hoặc chưa đóng thành quyển hoặc minh họa tranh ảnh

5

4905

Bản đồ, biểu đồ thủy văn hoặc các loại biểu đồ tương tự kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in

5

4906

Các loại bản đồ, bản vẽ cho kiến trúc, kỹ thuật công nghiệp, thương mại, địa hình hoặc các mục đích tương tự là bản gốc vẽ tay; nguyên bản viết tay; các bản sao chụp lại bằng giấy ảnh và giấy than của các loại kể trên

5

4907

Các loại tem thư chưa dùng (sống), tem thuế và các loại tem tương tự hiện hành hoặc mới phát hành ỏỏ nước sử dụng; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, công trái và các loại chứng từ cùng loại tương tự

4907

00

10

- Tem thư chưa dùng

10

4907

00

20

- Giấy bạc

*

4907

00

30

- Mẫu séc

10

4907

00

40

- Tem thuế, cổ phiếu, công trái, chứng khoán

*

Riêng: Tem thuế

10

4907

00

90

- Loại khác

10

4908

Đề can các loại (decalonamias)

10

4909

Bưu thiếp in hoặc bưu ảnh, các loại thiếp chúc mừng in sẵn, điện thư tín, thông báo, có hoặc không có tranh ảnh, có hoặc không có phong bì kèm theo hoặc trang trí

10

4910

Các loại lịch in, kể cả bloc lịch

10

4911

Các ấấn phẩm khác, kể cả tranh và ảnh in

10

Chương 50

5001

Kén tằm để ưươm tơ

5

5002

Tơ sống (chưa xe)

10

5003

Phế liệu tơ (kể cả kén không thích hợp để ưươm tơ, phế liệu sợi tơ và tơ tái sinh)

10

Riêng: Kén không thích hợp để ưươm tơ

5

5004

Sợi tơ (trừ sợi tơ được kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn), chưa được đóng gói để bán lẻ

10

5005

Sợi tơ được kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn, chưa được đóng gói để bán lẻ

10

5006

Sợi tơ và sợi tơ được kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn, đã được đóng gói để bán lẻ; đoạn tơ hoặc sợi tơ lấy từ tuyến tơ của con tằm

10

5007

Vải dệt từ sợi tơ hoặc sợi kéo từ phế liệu tơ

10

Chương 51

Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi và vải dệt từ lông đuôi và bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên

5101

Lông cừu, chưa chải thô hoặc chải kỹ

5

5102

Lông động vật loại mịn hoặc loại thô, chưa chải thô hoặc chải kỹ

5

5103

Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái sinh

5

Riêng: Phế liệu sợi

10

5104

Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô tái sinh

10

5105

Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô đã chải thô hoặc chải kỹ (kể cả lông xơ len cừu đã được chải kỹ, dạng miếng)

10

5106

Sợi làm từ lông cừu chải thô, chưa đóng gói để bán lẻ

10

5107

Sợi làm từ lông cừu chải kỹ, chưa đóng gói để bán lẻ

10

5108

Sợi làm từ lông động vật loại mịn (đã chải thô hoặc chải kỹ), chưa đóng gói để bán lẻ

10

5109

Sợi làm từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, đã đóng gói để bán lẻ

10

5110

Sợi làm từ lông động vật loại thô hoặc lông bờm ngựa (kể cả sợi cuốn từ lông ngựa), đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ

10

5111

Vải dệt thoi từ sợi xe lông cừu đã chải sạch hoặc sợi xe lông động vật loại mịn đã chải sạch

10

5112

Vải dệt thoi từ sợi xe lông cừu đã chải sóng hoặc sợi lông động vật loại mịn đã chải sóng

10

5113

Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi, bờm ngựa

10

Chương 52

Bông

10

Chương 53

Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi
bằng sợi giấy

5301

Lanh, bẹ hoặc đã chế biến, nhưng chưa kéo thành sợi; xơ lanh dạng ngắn và phế liệu lanh (kể cả phế liệu sợi và sợi tái sinh)

5301

10

00

- Lanh, thô hay đã ngâm

5

- Lanh, đã đập, đã tước, đã chải hay gia công bằng cách khác nhưng chưa xe:

5301

21

00

- - Đã đập, hoặc tước

10

5301

29

00

- - Loại khác

10

5301

30

00

- Xơ và phế liệu lanh

10

5302

Gai dầu (canabis satival) thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi, xơ gai dạng ngắn và phế liệu gai (kể cả phế liệu sợi và sợi tái sinh)

5302

10

00

- Gai dầu, thô hoặc đã ngâm

5

5302

90

00

- Loại khác

10

5303

Đay và các loại xơ libe dệt khác (trừ lanh, gai dầu và gai ramie) thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi, xơ dạng ngắn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi và sợi tái sinh)

5

5304

Xơ xizan và xơ dệt khác từ các cây thuộc dòng cây thùa, thô hoặc đã chế biến, nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi xe và sợi tái sinh)

5304

10

00

- Xơ xizan và các xơ dệt khác từ các cây thuộc dòn`g cây thùa, loại thô

5

5304

90

00

- Loại khác

10

5305

Xơ dừa, xơ chuối (loại xơ gai manila hoặc musa), sợi gai ramie và xơ dệt gốc thực vật khác chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác, thô hoặc đã chế biến nhưng chưa kéo thành sợi; xơ dạng ngắn, xơ vụn và phế liệu của các loại xơ này (kể cả phế liệu sợi xe và sợi tái sinh)

- Từ dừa (xơ dừa):

5305

11

00

- - Thô

5

5305

19

00

- - Loại khác

5

- Từ gai dầu (gai manila hoặc musa):

5305

21

00

- - Thô

5

5305

29

00

- - Loại khác

10

- Loại khác:

5305

91

00

- - Thô

5

5305

99

00

- - Loại khác

10

5306

Sợi lanh

10

5307

Sợi đay hoặc sợi từ các xơ libe dệt khác thuộc nhóm 5303

10

5308

Sợi từ các loại xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy

10

5309

Vải dệt thoi bằng sợi lanh

10

5310

Vải dệt thoi bằng sợi đay hoặc bằng các loại sợi libe (vỏ) dệt khác thuộc nhóm 5303

10

5311

Vải dệt thoi bằng các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy

10

Chương 54

Sợi phi-la-măng (filament) nhân tạo và các sản phẩm từ các loại sợi này

10

Chương 55

Xơ Staple nhân tạo và các sản phẩm
từ các loại xơ này

10

Chương 56
Mền xơ (xơ dệt làm thành tấm, miếng có ép nhẹ),
phớt (nỉ, dạ) và các sản phẩm không dệt; các loại
sợi đặc biệt; dây xe, dây coóc, dây thừng, dây cáp và các sản phẩm của nó

5601

Mền xơ và các sản phẩm của chúng; các loại xơ dệt, chiều dài không quá 5mm (xơ vụn), bụi xơ và kết xơ (neps) từ công nghiệp dệt

5601

10

00

- Băng và gạc vệ sinh, tã thấm và tã lót cho trẻ sơ sinh và vật phẩm vệ sinh tương tự từ mền xơ

10

Riêng: Băng và gạc vệ sinh y tế, băng vệ sinh phụ nữ

5

- Mền xơ; các sản phẩm khác làm bằng mền xơ:

5601

21

00

- - Từ bông

10

5601

22

00

- - Từ xơ nhân tạo

10

5601

29

00

- - Từ vật liệu khác

10

5601

30

00

- Xơ vụn, bụi xơ và kết xơ từ công nghiệp dệt

10

5602

Phớt đã hoặc chưa thấm tẩm, phủ hoặc ép lớp

10

5603

Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp

10

5604

Dây cao su và dây coóc (cord), được bọc vật liệu dệt; sợi dệt, dải và dạng tương tự thuộc nhóm 5404 hoặc 5405, đã thấm, tẩm, phủ, tráng hoặc bao ngoài bằng cao su hoặc plastic

10

5605

Sợi kim loại hóa, đã hoặc chưa cuốn, là loại sợi dệt hoặc dải hoặc dạng tương tự thuộc nhóm 5404 hoặc 5405, kết hợp với kim loại ở dạng dây, dải hoặc bột hoặc phủ bằng kim loại

10

5606

Sợi cuốn, dải và các dạng tương tự thuộc nhóm 5404 hoặc 5405 được cuốn (trừ các loại thuộc nhóm 5605 và sợi cuốn lông ngựa); sợi sơ nin (chenile) (kể cả sơ nin xù); sợi tua (dạng ống)

10

5607

Sợi xe, dây coóc, dây thừng và dây cáp đã hoặc chưa tết hoặc bện, đã hoặc chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su hoặc plastic

10

5608

Tấm lưới được thắt nút bằng sợi xe, sợi coóc hoặc sợi thừng; lưới đánh cá và các loại lưới khác từ vật liệu dệt

- Từ vật liệu dệt nhân tạo:

5608

11

00

- - Lưới đánh cá thành phẩm

5

5608

19

- - Loại khác:

5608

19

10

- - - Túi lưới

10

5608

19

90

- - - Loại khác

10

Riêng: lưới đánh cá dạng tấm, khúc (chưa ghép)

5

5608

90

- Từ vật liệu dệt khác:

5608

90

10

- - Túi lưới

10

5608

90

90

- - Loại khác

10

5609

Các sản phẩm làm từ sợi, dải và dạng tương tự thuộc nhóm 5404 hoặc 5405; dây xe, dây coóc dây thừng, dây cáp chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác

10

Chương 57

Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác

10

Riêng: Loại bằng đay, cói, nứa lá, xơ dừa

5

Chương 58

Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải chần sợi vòng; ren; thảm trang trí; đồ trang trí; đồ thêu

10

Chương 59

Các loại vải dệt đã được thấm tẩm, hồ, phủ, ép lớp; các sản phẩm dệt thích hợp trong công nghiệp

10

Chương 60

Vải dệt kim, đan hoặc móc

10

Chương 61

Mặt hàng may mặc sẵn và đồ phụ trợ của quần áo, dệt kim, đan hoặc móc

10

Chương 62

Mặt hàng may mặc sẵn và đồ phụ trợ không thuộc loại hàng dệt kim, đan hoặc móc

10

Chương 63

Các sản phẩm dệt may sẵn khác; bộ vải kèm chỉ trang trí, quần áo và các loại hàng dệt cũ; vải vụn

10

Chương 64

Giầy, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên

10

Chương 65

Mũ, khăn, mạng đội đầu và các bộ phận của các sản phẩm kể trên

10

Chương 66

Ô, dù che, ba tong, gậy chống, roi da, roi điều khiển súc vật kéo và các bộ phận của các sản phẩm trên

10

Chương 67

Lông vũ và lông mao chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông mao; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc

10

Chương 68
Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, a-mi-ăng, mi-ca hoặc các vật liệu tương tự

6801

Các loại đá lát, đá lát lề đường, phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến ác-đoa)

10

6802

Đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng đã được gia công (trừ đá phiến) và các sản phẩm làm từ các loại đá trên, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 6801; đá khối dùng để khảm và các loại tương tự, bằng đá tự nhiên (kể cả đá phiến) có hoặc không có lớp lót; đá hạt, đá giăm, bột đáđã nhuộm màu nhân tạo, làm bằng đá tự nhiên (kể cả đá phiến ác đoa)

10

6803

Đá phiến đã gia công, các sản phẩm làm bằng đá phiến hoặc làm bằng đá phiến đã được liên kết lại thành khối

10

6804

Đá nghiền, đá mài, đá mài dạng bánh xe và tương tự, không có khung, dùng để nghiền, mài, đánh bóng, giũa hoặc cắt, đá mài tay hoặc đá đánh bóng, các bộ phận của chúng bằng đá tự nhiên, bằng các vật liệu mài mòn tự nhiên hoặc nhân tạo đã được kết khối, hoặc bằng gốm, có hoặc không kèm theo các bộ phận bằng các vật liệu khác

10

Riêng: Đá mài

5

6805

Bột đá mài hoặc đá giăm mài tự nhiên hoặc nhân tạo, có nền bằng vật liệu dệt, giấy, bìa hoặc các vật liệu khác, đã hoặc chưa cắt theo hình, mẫu hoặc đã được khâu hoặc hoàn thiện bằng cách khác

10

6806

Sợi xỉ, sợi si li cát và các loại sợi khoáng tương tự; vecmiculit (khoáng mica) đã tách lớp, đất sét trương nở, xỉ bọt và các loại vật liệu quặng khoáng trương nở tương tự; các hỗn hợp và các sản phẩm cách nhiệt, cách âm hoặc các vật liệu khoáng hấp thụ âm, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 6811 hoặc 6812 hoặc chương 69

10

6807

Các sản phẩm bằng nhựa đường (asphalt) hoặc bằng vật liệu tương tự (ví dụ: bi tum dầu mỏ hoặc hắc íín than đá)

10

6808

Panen, tấm, ngói, gạch, khối và các sản phẩm tương tự làm bằng sợi thực vật, sợi rơm rạ hoặc bằng phoi bào, mạt gỗ, gỗ giăm hoặc phế liệu khác, bằng gỗ, được liên

kết lại bằng xi măng, thạch cao hoặc chất dính khoáng khác

10

6809

Các sản phẩm làm bằng thạch cao hoặc bằng các hỗn hợp có thành phần cơ bản là thạch cao

10

6810

Các sản phẩm bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa được gia cố

10

6811

Các sản phẩm bằng xi măng a mi ăng, bằng xi măng sợi xen lu lô hoặc tương tự

10

6812

Sợi a-mi-ăng đã được gia công; các hỗn hợp với thành phần chính là a mi ăng hoặc thành phần chính là a mi ăng và các-bo-nát ma-giê; các sản phẩm làm từ hỗn hợp đó hoặc làm từ a-mi-ăng (ví dụ: chỉ, vải dệt, quần áo, hàng đội đầu, giầy dép, các miếng đệm dùng trong kỹ thuật), đã hoặc chưa được gia cố, trừ các loại thuộc nhóm 6811 hoặc 6813

10

6813

Vật liệu mài và các sản phẩm từ vật liệu mài (ví dụ: tấm mỏng, con lăn, dải, đoạn, đĩa, vòng đệm, tấm lót) chưa lắp ráp, để làm phanh, côn hoặc các sản phẩm tương tự với thành phần chính là a mi ăng, là các chất khoáng khác hoặc xen lu lô đã hoặc chưa được kết hợp với vật liệu dệt hoặc vật liệu khác

10

6814

Mi ca đã chế biến và các sản phẩm làm từ mi-ca, kể cả mi-ca đã được liên kết thành khối hoặc tái chế, có hoặc không có lớp nền bằng giấy, bìa hoặc các vật liệu khác

10

6815

Các sản phẩm bằng đá hoặc bằng các chất liệu khoáng khác (kể cả sợi các bon, các sản phẩm bằng sợi các bon và các sản phẩm làm bằng than bùn), chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác

10

Chương 69

Đồ gốm, sứ

10

Chương 70

Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh

7001

Thủy tinh vụn, thủy tinh phế liệu, phế thải khác; thủy tinh ở dạng khối

10

7002

Thủy tinh ở dạng hình cầu (trừ loại hạt thuộc nhóm 7018), dạng thanh hoặc ống, chưa gia công

10

Riêng: ống thuỷ tinh trung tính

5

7003

Thủy tinh đúc và thủy tinh cán, ở dạng tấm hoặc dạng hình, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác

10

7004

Thủy tinh kéo và thủy tinh thổi, ở dạng tấm đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu nhưng chưa gia công cách khác

10

7005

Thủy tinh bọt và thủy tinh đã mài hoặc đánh bóng bề mặt, ở dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu nhưng chưa gia công cách khác

10

7006

Thủy tinh thuộc các nhóm 7003, 7004 hoặc 7005, đã uốn cong, gia công cạnh, khắc, khoan, tráng hoặc gia công cách khác nhưng chưa làm khung hoặc lắp vào các vật liệu khác

10

7007

Kính an toàn, làm bằng thủy tinh cứng (đã tôi) hoặc thủy tinh đã cán mỏng

10

7008

Kính dùng làm tường ngăn nhiều lớp

10

7009

Gương thủy tinh có hoặc không có khung kể cả gương chiếu hậu

10

7010

Bình lớn, chai, bình thót cổ, lọ, ống, ống tiêm và các loại đồ chứa khác bằng thủy tinh, dùng trong vận chuyển hoặc đóng hàng; bình bảo quản bằng thủy tinh; nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác, bằng thủy tinh

10

7011

Vỏ bóng đèn thủy tinh (kể cả bóng dạng bầu và dạng ống) mở, các bộ phận bằng thủy tinh của vỏ bóng đèn, chưa có các bộ phận lắp ghép, dùng cho đèn điện, ống đèn tia âm cực (cathode-ray) hoặc các loại tương tự

10

7012

Ruột phích và ruột bình chân không khác

10

7013

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 7010 hoặc 7018)

10

7014

Dụng cụ tín hiệu bằng thủy tinh và các linh kiện có tính chất quang học bằng thủy tinh, trừ những sản phẩm thuộc nhóm 7015 nhưng chưa được gia công về mặt quang học

5

7015

Kính đồng hồ báo thức, đồng hồ cá nhân và các loại tương tự, các loại kính để hiệu chỉnh và kính thường, uốn cong, lồi, lõm hoặc tương tự, chưa được gia công về mặt quang học; hạt thủy tinh rỗng và mảnh hạt thủy tinh dùng để sản xuất các loại kính trên

10

7016

Khối lát, tấm, gạch, tấm vuông, ngói và các sản phẩm khác bằng thủy tinh ép, thủy tinh đúc có hoặc không có cốt thép thuộc loại được sử dụng trong xây dựng; khối thủy tinh nhỏ và đồ thủy tinh nhỏ khác, có hoặc không có lớp lót nền dùng cho mục đích khảm, khắc hoặc trang trí tương tự; đèn phủ chì và các loại tương tự, thủy tinh đa phân tử hoặc thủy tinh bọt dạng khối, pa-nen, tấm, lớp, vỏ hoặc các dạng tương tự

10

7017

Đồ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm, cho vệ sinh hoặc dược, đã hoặc chưa được chia độ hoặc định cỡ

10

7018

Hạt thủy tinh, thủy tinh giả ngọc trai, thủy tinh giả đá quý hoặc đá bán quý và các đồ vật nhỏ tương tự bằng thủy tinh, các sản phẩm làm từ các loại trên trừ đồ kim hoàn giả; mắt thủy tinh, trừ các bộ phận cơ thể giả khác; tượng nhỏ và các loại đèn trang trí trừ đồ giả kim hoàn ; hạt thủy tinh đường kính không quá 1mm

10

7019

Sợi thủy tinh (kể cả len thủy tinh) và các sản phẩm của nó (ví dụ: chỉ, vải dệt)

10

7020

Các sản phẩm khác bằng thủy tinh

10

Chương 71
Ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đá quí hoặc đá bán quí, kim loại quí, kim loại mạ kim loại quí, và các sản phẩm của chúng; đồ kim hoàn giả; tiền kim loại

I. Ngọc Trai Thiên Nhiên Hoặc Nuôi Cấy,
Đá Quý Hoặc Bán Quý

7101

Ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đã được xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển

10

7102

Kim cương đã hoặc chưa được gia công nhưng chưa được gắn hoặc nạm dát

10

Riêng: Kim cương chưa chế tác

*

7103

Đá quý (trừ kim cương), đá bán quý, đã hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn hoặc nạm; đá quý (trừ kim cương), đá bán quý chưa phân loại đã xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển

10

Riêng: Đá quý chưa chế tác

*

7104

Đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn hoặc nạm; đá quý hoặc đá bán quý chưa phân loại, đã xâu chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển

10

7105

Bụi và bột của đá quý hoặc đá bán quý tự nhiên hoặc tổng hợp

10

II. Kim Loại Quý Và Kim Loại Mạ Kim Loại Quý

7106

Bạc (kể cả bạc được mạ vàng hoặc bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột

10

7107

Kim loại thường mạ bạc, chưa gia công qúa mức bán thành phẩm

10

7108

Vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột

- Không phải dạng tiền tệ:

7108

11

00

- - Dạng bột

*

7108

12

00

- - Dạng chưa gia công khác

*

7108

13

- - Dạng bán thành phẩm khác:

7108

13

10

- - - Dạng thanh, thỏi, hình, lá và dạng dải

*

7108

13

90

- - - Loại khác

*

7108

20

00

- Dạng tiền tệ

10

7109

Kim loại thường hoặc bạc, mạ vàng, chưa được gia công quá mức bán thành phẩm

10

7110

Bạch kim, chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc dạng bột

10

7111

Kim loại thường, bạc hoặc vàng, mạ bạch kim, chưa gia công quá mức bán thành phẩm

10

7112

Phế liệu và phế thải của kim loại quý hoặc kim loại phủ kim loại quý; phế liệu và phế thải khác chứa kim loại qúy hoặc hỗn hợp kim loại qúi, loại sử dụng chủ yếu cho việc thu hồi kim loại qúy

10

II. Đồ Kim Hoàn, Đồ Kỹ Nghệ Vàng Bạc
Và Sản Phẩm Khác

7113

Đồ kim hoàn và các bộ phận rời của đồ kim hoàn, bằng kim loại quý hoặc kim loại phủ kim loại quý

10

7114

Đồ kỹ nghệ vàng bạc và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ vàng bạc, bằng kim loại quý hoặc kim loại phủ kim loại quý

10

7115

Các sản phẩm khác bằng kim loại quý hoặc kim loại mạ kim loại quý

10

7116

Sản phẩm bằng ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý và đá bán quý (tự nhiên, tổng hợp hoặc tái tạo)

10

7117

Đồ giả kim hoàn

10

7118

Tiền kim loại

10

Chương 72

Sắt và thép

I -Nguyên Liệu Chưa Qua Chế Biến, Các Sản Phẩm
Ởở Dạng Hạt Hoặc Dạng Bột

7201

Gang thỏi và gang kính dạng thỏi, dạng khối hoặc dạng thô khác

5

7202

Hợp kim sắt

5

7203

Các sản phẩm có chứa sắt thu được bằng cách ép nén trực tiếp từ quặng sắt và các sản phẩm chứa sắt mềm xốp khác, ở dạng tảng, cục hoặc các dạng tương tự; sắt có hàm lượng nguyên chất tối thiểu là 99,94%, ở dạng tảng, cục hoặc các dạng tương tự

5

7204

Phế liệu, phế thải sắt; thỏi sắt thép phế liệu nấu lại

5

7205

Hạt và bột của gang, gang kính, sắt hoặc thép

5

II - Sắt Và Thép Không Hợp Kim

7206

Sắt và thép không hợp kim ở dạng thỏi hoặc các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 7203)

5

7207

Sắt thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

5

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng

5

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên được cán nguội (ép nguội), chưa phủ, mạ hoặc tráng

5

7210

Các sản phẩm sắt, thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

5

7211

Các sản phẩm sắt, thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng dưới 600mm, không phủ, mạ hoặc tráng

5

7212

Các sản phẩm sắt, thép không hợp kim cán mỏng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

5

7213

Sắt, thép không hợp kim ở dạng que và thanh xoắn không đều, được cán nóng

5

7214

Sắt, thép không hợp kim ở dạng que và thanh khác, mới chỉ được gia công ở mức luyện, cán nóng, kéo nóng hoặc kéo nóng qua khuôn kể cả dạng xoắn sau khi cán

5

7215

Sắt, thép không hợp kim ở dạng que và thanh khác

5

7216

Sắt, thép không hợp kim ở dạng góc, khuôn, hình

5

7217

Dây sắt hoặc thép không hợp kim

5

Riêng: Loại đã được tráng, phủ, mạ

10

II - Thép Không Gỉ

7218

Thép không gỉ ở dạng thỏi hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm thép không gỉ

5

7219

Thép không gỉ cán mỏng, có chiều rộng 600mm trở lên

5

7220

Các sản phẩm thép không gỉ được cán mỏng, có chiều rộng dưới 600 mm

5

7221

Que và thanh thép không gỉ được cán nóng, dạng xoắn không đều

5

7222

Thép không gỉ dạng que và thanh khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn, hình

5

7223

Dây thép không gỉ

5

IV - Thép Hợp Kim Khác; Các Dạng Thỏi,
Thanh Rỗng Bằng Thép Hợp Kim Hoặc
Không Hợp Kim Dùng Để Khoan

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm thép hợp kim

5

7225

Thép hợp kim khác được cán mỏng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên

5

7226

Thép hợp kim khác được cán mỏng, có chiều rộng dưới 600 mm

5

7227

Các dạng que và thanh thép hợp kim khác, được cán nóng, xoắn không đều

5

7228

Thép hợp kim khác ở dạng que và thanh khác; thép hợp kim khác ở dạng góc, khuôn, hình; thanh và que rỗng bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim dùng để khoan

5

7229

Dây thép hợp kim khác

5

Chương 73

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép

7301

Cọc cừ bằng sắt hoặc thép đã hoặc chưa được khoan lỗ, đục lỗ hoặc ghép bằng các bộ phận lắp ráp; sắt hoặc thép ở dạng góc, khuôn, hình đã được hàn

5

7302

Vật liệu xây dựng đường ray xe lửa hoặc xe điện bằng sắt hoặc thép như: đường ray, đường ray hãm và đường ray có răng, bộ ghi, đoạn nối ghi, cần bẻ ghi, các đoạn nối khác tà vẹt (thanh giằng ngang) thanh nối ray, gối đường ray, tấm đệm ray, tấm đế (tấm bệ) (kẹp ray), thanh chống xô và vật liệu chuyên dùng khác cho việc ghép nối đường ray

5

7303

Các loại ống, ống dẫn, thanh dạng rỗng bằng gang

5

7304

Các loại ống, ống dẫn và thanh dạng rỗng, không có nối, bằng sắt (trừ gang) hoặc thép

5

7305

Các loại ống, ống dẫn khác bằng sắt hoặc thép (ví dụ được hàn, tán bằng đinh hoặc ghép với nhau bằng cách tương tự) có mặt cắt hình tròn, đường kính mặt cắt ngoài trên 406,4mm

5

7306

Các loại ống, ống dẫn, thanh dạng hình rỗng khác bằng sắt hoặc thép (ví dụ: nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

5

7307

Các loại khớp nối cho ống hoặc ống dẫn (ví dụ: khớp nối đôi, ống khuỷu, măng sông) bằng sắt hoặc thép

5

7308

Các cấu kiện bằng sắt hoặc thép (trừ các cấu kiện nhà lắp sẵn thuộc nhóm 9406) và các bộ phận rời của các cấu kiện (ví dụ: cầu, nhịp cầu, cửa cống, cột thép, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào, cửa sổ, các loại khung cửa, ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột khác) bằng sắt hoặc thép; tấm, thanh, góc, khuôn, hình ống và các loại tương tự đã được gia công để dùng làm cấu kiện, bằng sắt hoặc thép

7308

10

00

- Cầu và nhịp cầu

5

7308

20

- Tháp và cột lưới:

7308

20

10

- -Cột sắt, thép

5

7308

20

90

- - Loại khác

5

7308

30

00

- Cửa ra vào, cửa sổ, các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào

10

7308

40

- Vật chống và các thiết bị dùng cho các giàn giáo, ván khuôn, chống đỡ hoặc chống hầm lò:

7308

40

10

- - Loại sử dụng cho giàn giáo

5

7308

40

20

- - Loại sử dụng cho ván khuôn

5

7308

40

90

- - Loại khác

5

7308

90

- Loại khác:

7308

90

10

- - Khung nhà, khung kho

5

7308

90

90

- - Loại khác

5

7309

Các loại bể chứa, két, bình chứa và các thùng chứa tương tự dùng để chứa mọi loại vật liệu (trừ ga nén, ga lỏng), bằng sắt hoặc thép, có dung tích trên 300 lít đã hoặc chưa được lót hoặc cách nhiệt nhưng chưa được lắp ráp với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt

5

7310

Các loại thùng, thùng phuy, thùng hình trống, can, hộp và các loại đồ chứa tương tự dùng để chứa mọi loại vật liệu (trừ ga nén, ga lỏng), dung tích không quá 300 lít, đã hoặc chưa được lót hoặc cách nhiệt nhưng chưa được ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt

10

7311

Các loại thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng bằng sắt hoặc thép

7311

00

10

- Có dung tích 30 lít trở xuống

10

7311

00

20

- Có dung tích trên 30 lít đến 110 lít

5

7311

00

90

- Loại khác

5

7312

Dây bện tao, dây thừng, cáp, băng tết, dây treo và các loại tương tự bằng sắt hoặc thép, chưa cách điện

7312

10

00

- Dây bện tao, thừng và cáp

10

Riêng: Cáp chịu lực

5

7312

90

00

- Loại khác

10

7313

Dây sắt hoặc thép gai, dây đai xoắn hoặc dây đơn dẹt có gai hoặc không, dây đôi xoắn dùng làm hàng rào bằng sắt hoặc thép

10

Riêng: Dây thép gai

5

7314

Tấm đan (kể cả đai liền), phên, lưới và rào làm bằng dây sắt hoặc thép; lưới xếp bằng sắt hoặc thép

10

Riêng: Băng tải

5

7315

Xích và các bộ phận rời của xích, bằng sắt hoặc thép

- Xích được nối bằng khớp và các bộ phận rời của nó:

7315

11

- - Xích lăn:

7315

11

10

- - - Xích xe đạp

10

7315

11

20

- - - Xích xe máy

10

7315

11

30

- - - Xích dùng cho các xe khác

5

7315

11

90

- - - Loại khác

5

7315

12

- - Các loại xích khác:

7315

12

10

- - - Xích xe đạp

10

7315

12

20

- - - Xích xe máy

10

7315

12

30

- - - Xích dùng cho các xe khác

5

7315

19

- - Các bộ phận rời của xích:

7315

19

10

- - - Của xích xe máy

10

7315

19

20

- - - Của xích xe đạp

10

7315

19

90

- - - Loại khác

5

7315

20

00

- Xích trượt

5

- Xích khác:

7315

81

00

- - Nối bằng đinh

5

7315

82

00

- - Loại khác, nối bằng phương pháp hàn

5

7315

89

00

- - Loại khác

5

7315

90

- Các bộ phận khác:

7315

90

10

- - Của xích xe máy

10

7315

90

20

- - Của xích xe đạp

10

7315

90

90

- - Loại khác

5

7316

Neo, móc và các bộ phận rời bằng sắt hoặc thép

5

7317

Đinh, đinh đầu bẹt, đinh ấấn (đinh ghim cho bản vẽ, đinh rệp), đinh gấp, đinh rập (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 8305) và các sản phẩm tương tự bằng sắt hoặc thép, có hoặc không có đầu bằng vật liệu khác, nhưng trừ loại có đầu bằng đồng

5

7318

Đinh vít, bu lông, đinh ốc, đinh vít toa xe, đinh móc, đinh tán, chốt (máy), định vị, vòng đệm (kể cả đệm lò xo) và các sản phẩm tương tự bằng sắt hoặc thép

5

7319

Kim khâu, kim đan, cái xỏ dây, kim móc, kim thêu và các loại tương tự, để sử dụng bằng tay, bằng sắt hoặc thép; kim băng và các loại kim khác bằng sắt hoặc thép, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác

5

7320

Lò xo và lá lò xo bằng sắt hoặc thép

5

7321

Bếp lò, lò sưởi, lò sấy, bếp nấu (kể cả loại có nồi hơi phụ dùng cho lò nhiệt trung tâm), vỉ nướng, lò nướng, lò ga (gas-ring) hình vòng, lò hâm nóng dạng tấm và các loại đồ dùng gia đình không dùng điện tương tự và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép

10

7322

Lò sưởi của hệ thống lò sưởi trung tâm không dùng điện và các bộ phận rời của nó bằng sắt hoặc thép; các loại lò hơi và bộ phận phân phối khí nóng (kể cả loại có khả năng phân phối khí mát và khí điều hòa) không sử dụng năng lượng điện, kèm theo quạt hoặc quạt thổi gió chạy bằng mô tơ và phụ tùng của nó, bằng sắt hoặc thép

5

7323

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, các loại gia dụng khác và các bộ phận rời của các loại đó, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa, đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng sắt hoặc thép

10

7324

Đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép

10

7325

Các sản phẩm đúc khác bằng sắt hoặc thép

5

7326

Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép

5

Riêng: sản phẩm được xác định là cơ khí tiêu dùng (Ví dụ: bẫy chuột, giỏ bắt lươn, bàn đạp, móc treo, sọt ...)

10

Chương 74

Đồng và các sản phẩm bằng đồng

7401

Đồng sten (hỗn hợp thô); đồng luyện bằng bột than (đồng kết tủa)

5

7402

Đồng chưa tinh chế; cực dương đồng dùng cho điện phân

5

7403

Đồng tinh chế và hợp kim đồng chưa gia công

5

7404

Đồng phế liệu và mảnh vụn

5

7405

Hợp kim đồng chủ

5

7406

Bột và vảy đồng

5

7407

Đồng ở dạng thỏi, thanh và dạng hình

5

7408

Dây đồng

5

7409

Đồng ở dạng tấm, lá, dải có chiều dầy trên 0,15mm

5

7410

Đồng lá mỏng (đã hoặc chưa ép hình hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự) với chiều dày (không kể phần bồi) không quá 0,15mm

- Chưa được bồi:

7410

11

00

- - Bằng đồng đã tinh chế

5

7410

12

00

- - Bằng đồng hợp kim

5

- Đã được bồi:

7410

21

00

- - Bằng đồng đã tinh chế

10

7410

22

00

- - Bằng đồng hợp kim

10

7411

Các loại ống và ống dẫn bằng đồng

5

7412

Các loại khớp nối ống hoặc ống dẫn nối ống, bằng đồng (ví dụ: khớp nối đôi, nối khuỷu, măng sông)

5

7413

Dây bện tao, cáp, dây tết và các loại tương tự bằng đồng, chưa được cách điện

10

Riêng: Cáp chịu lực

5

7414

Tấm đan (kể cả đai liền), phên, lưới bằng dây đồng; lưới xếp bằng đồng

10

Riêng: Băng tải

5

7415

Đinh, đinh đầu bẹt, đinh ghim (cho bản vẽ), ghim dập (trừ các loại thuộc nhóm 8305) và các sản phẩm tương tự bằng đồng hoặc bằng sắt, thép có đầu bịt đồng; đinh vít, bu lông, đinh ốc, đinh tán, chốt máy, chốt định vị, vòng đệm (kể cả lò xo) và các sản phẩm tương tự bằng đồng

5

7416

Lò xo đồng

5

7417

Bếp nấu hoặc các thiết bị nhiệt dùng cho gia đình không sử dụng điện và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng

10

7418

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng; miếng cọ nồi, cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng đồng; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng

10

7419

Các sản phẩm khác, bằng đồng

5

Riêng: Sản phẩm được xác định là cơ khí tiêu dùng (ví dụ: thùng chứa không quá 300 lít...)

10

Chương 75

Ni ken và các sản phẩm bằng ni ken

7501

Ni ken sten, ô xít ni ken thiêu kết và các sản phẩm trung gian khác của quá trình luyện ni ken

5

7502

Ni ken chưa gia công

5

7503

Ni ken phế liệu và mảnh vụn

5

7504

Bột và vảy ni ken

5

7505

Ni ken ở dạng thỏi, thanh, hình và dây

5

7506

Ni-ken ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng

5

7507

Các loại ống, ống dẫn và các khớp nối của chúng (ví dụ: khớp nối đôi, khuỷu, măng sông)

5

7508

Sản phẩm khác bằng ni ken

7508

10

00

- Tấm đan, phên, lưới, bằng dây ni ken

10

Riêng: Băng tải

5

7508

90

00

- Loại khác

5

Chương 76

Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm

7601

Nhôm chưa gia công

5

7602

Nhôm phế liệu và mảnh vụn

5

7603

Bột và vảy nhôm

5

7604

Nhôm ở dạng thỏi, thanh và hình

5

7605

Dây nhôm

5

7606

Nhôm ở dạng tấm, lá và dải, có chiều dày trên 0,2mm

5

7607

Nhôm lá mỏng (đã hoặc chưa ép hình hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự), có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2mm

- Chưa được bồi:

7607

11

00

- - Đã được cán nhưng chưa gia công thêm

5

7607

19

00

- - Loại khác

5

7607

20

- Đã bồi:

7607

20

10

- - Chưa in

10

7607

20

90

- - Loại khác

10

7608

Các loại ống và ống dẫn bằng nhôm

5

7609

Các loại khớp nối cho ống và cho ống dẫn bằng nhôm (ví dụ: khớp nối đôi, khuỷu, măng sông)

5

7610

Các cấu kiện bằng nhôm (trừ các cấu kiện nhà lắp sẵn thuộc nhóm 9406) và các bộ phận rời của cấu kiện (ví dụ: cầu và nhịp cầu, cửa cống, tháp, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào và cửa sổ, các loại khung cửa, ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột) bằng nhôm; tấm, thanh, dạng ống, dạng hình và các loại tương tự bằng nhôm đã được gia công để sử dụng làm cấu kiện

7610

10

00

- Cửa ra vào, cửa sổ và các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào

10

7610

90

- Loại khác:

7610

90

10

- - Cầu, nhịp cầu, cửa cống, tháp, cột lưới

5

7610

90

90

- - Loại khác

5

7611

Các loại bể chứa nước, két, bình chứa và các loại tương tự dùng để chứa các loại vật liệu (trừ ga nén, ga lỏng) có dung tích trên 300 lít, bằng nhôm, đã hoặc chưa lót hoặc cách nhiệt nhưng chưa lắp ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt

5

7612

Thùng phuy, thùng hình trống, can, hộp và các loại đồ chứa tương tự (kể cả các loại thùng chứa hình ống, cứng hoặc có thể xếp lại được) để chứa mọi loại vật liệu (trừ ga nén, ga lỏng) có dung tích không quá 300 lít, đã hoặc chưa lót hoặc cách nhiệt nhưng chưa lắp ghép với thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt

10

7613

Các loại thùng chứa ga nén, ga lỏng bằng nhôm

5

Riêng: Loại có dung tích 30 lít trở xuống

10

7614

Dây bện tao, cáp, băng tết và các loại tương tự bằng nhôm chưa cách điện

10

Riêng: Cáp chịu lực

5

7615

Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng bằng nhôm; miếng cọ nồi, cọ rửa, đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng nhôm; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và phụ tùng của nó bằng nhôm

10

7616

Các sản phẩm khác bằng nhôm

7616

10

00

Đinh, đinh bấm, ghim dập (trừ các loại thuộc nhóm 8305), đinh vít, bu lông, đinh ốc, đinh móc, đinh tán, khóa (máy), ghim khóa, vòng đệm và các loại tương tự

5

- Loại khác:

7616

91

00

- - Tấm đan, phên, lưới rào bằng dây nhôm

10

Riêng: Băng tải

5

7616

99

00

- - Loại khác

5

Riêng: Sản phẩm được xác định là cơ khí tiêu dùng (ví dụ bàn đạp, sọt, móc treo quần áo...)'

10

Chương 77

(Dự trữ cho khả năng sử dụng trong tương lai của hệ thống điều hòa)

Chương 78

Chì và các sản phẩm bằng chì

5

Chương 79

Kẽm và các sản phẩm bằng kẽm

7901

Kẽm chưa gia công

5

7902

Kẽm phế liệu và mảnh vụn

5

7903

Bột, bụi và vảy kẽm

5

7904

Kẽm ở dạng thỏi, thanh, hình và dây

5

7905

Kẽm ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng

5

7906

Các loại ống, ống dẫn hoặc khớp nối (ví dụ: khớp nối đôi, khuỷu, măng sông) bằng kẽm

5

7907

Các sản phẩm khác bằng kẽm

5

Riêng: Sản phẩm được xác định là cơ khí tiêu dùng (ví dụ: thùng có dung tích không quá 300 lít, bồn tắm, bồn rửa, chậu, vòi hoa sen, khung cửa sổ, khung cửa ra vào, giá treo....)'

10

Chương 80

Thiếc và các sản phẩm bằng thiếc

8001

Thiếc chưa gia công

5

8002

Phế liệu, mảnh vụn thiếc

5

8003

Thiếc ở dạng thỏi, thanh, dạng hình và dây

5

8004

Thiếc ở dạng tấm, lá và dải có chiều dày trên 0,2mm

5

8005

00

Lá thiếc mỏng (đã hoặc chưa ép hình hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự), có chiều dày (không kể vật liệu bồi) không quá 0,2mm; bột và vảy thiếc

8005

00

10

- Lá thiếc

5

Riêng: Loại đã ép hình hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự

10

8005

00

20

- Bột và vảy thiếc

5

8006

ống dẫn và các loại khớp nối (ví dụ: khớp nối đôi, khuỷu, măng sông) bằng thiếc

5

8007

Các sản phẩm khác bằng thiếc

5

Riêng: Sản phẩm được xác định là cơ khí tiêu dùng (ví dụ như: thùng dung tích 300 lít trở xuống, bộ đồ ăn, bồ đồ nhà bếp...)

10

Chương 81

Kim loại thường khác; gốm kim loại; sản phẩm làm từ kim loại thường khác và gốm kim loại

8101

Vonfram và các sản phẩm làm từ vonfram, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8102

Molypđen và các sản phẩm làm từ molypđen, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8103

Tantali và các sản phẩm làm từ tantali kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8104

Ma giê và các sản phẩm của ma giê, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8105

Coban sten và các sản phẩm trung gian khác từ luyện coban; coban và các sản phẩm bằng coban, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8106

Bismut và các sản phẩm làm từ bismut, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8107

Catmium và các sản phẩm làm từ catmium, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8108

Titan và các sản phẩm làm từ titan, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8109

Ziconi và các sản phẩm làm từ ziconi, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8110

Angtimoan và các sản phẩm làm từ angtimoan, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8111

Măng gan và các sản phẩm làm từ măng gan, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8112

Berili, crôm, germani, vanadi, gali, hapni, indi, niobi (clômbi), reni, tali và các sản phẩm từ các loại đó, kể cả phế liệu và mảnh vụn

5

8113

Gốm kim loại và các sản phẩm làm từ gốm kim loại, kể cả phế liệu và mảnh vụn

10

Chương 82

Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo, thìa, dĩa và bộ đồ ăn làm từ kim loại thường; các bộ phận của chúng làm từ kim loại thường

8201

Dụng cụ cầm tay gồm: mai, xẻng, cuốc chim, cuốc, dụng cụ xới và làm tơi đất, chĩa và cào; rừu, câu liêm và các dụng cụ tương tự dùng để cắt chặt; các loại kéo cắt cây,kéo tỉa cây; hái, liềm, dao cắt cơ khí, lưỡi xén hàng rào, dụng cụ nêm cây và các dụng cụ khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc trong lâm nghiệp

5

8202

Cưa tay; lưỡi cưa các loại (kể cả các loại lưỡi cưa đã rạch hoặc khía răng cưa hoặc không có răng cưa)

5

8203

Kẹp, giũa, kìm (kể cả kìm cắt), nhíp, lưỡi cắt kim loại, dụng cụ cắt ống, xén bu lông, khoan và các dụng cụ cầm tay tương tự

5

8204

Cờ lê và thanh vặn đai ốc dùng tay vặn (kể cả thanh vặn đai ốc momen xoắn nhưng trừ thanh vặn đai ốc ta-rô); đầu cờ lê có thể thay đổi được, có hoặc không có tay cầm (cán)

5

8205

Dụng cụ tay cầm (kể cả đầu nạm kim cương để cắt kính) chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác; đèn xì, mỏ cặp, bàn cặp và các đồ nghề tương tự trừ các loại phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của máy công cụ; đe, bệ rèn sách tay; cối xay quay tay hoặc đạp chân có khung

5

8206

Bộ dụng cụ gồm từ hai loại dụng cụ trở lên thuộc các nhóm từ 8202 đến 8205, để bán lẻ

5

8207

Các chi tiết dụng cụ có thể thay đổi được dùng cho dụng cụ cầm tay, có hoặc không gắn động cơ vận hành, hoặc dùng cho máy công cụ [ví dụ: để ép nghiền, rập, đục lỗ, ta rô, ren, khoan, doa, cán (gọt), cắt, tiện hay đóng vít], kể cả khuôn kéo để kéo hoặc rút kim loại, các loạị dụng cụ để khoan đá, đào đất

5

8208

Dao và lưỡi cắt, dùng cho máy móc hoặc dụng cụ cơ khí

5

8209

Chi tiết hình đĩa, thanh cỡ nhỏ, mũi chóp và các bộ phận tương tự cho dụng cụ, chưa lắp ráp, làm bằng gốm kim loại

5

8210

Đồ dùng cơ khí cầm tay, nặng 10 kg trở xuống dùng để chế biến, pha chế hoặc phục vụ việc làm đồ ăn hoặc uống

10

8211

Dao có lưỡi cắt, có hoặc không có răng cưa (kể cả dao tỉa) trừ loại dao thuộc nhóm 8208, và lưỡi của nó

10

8212

Dao cạo và lưỡi dao cạo (kể cả lưỡi dao cạo bán thành phẩm ở dạng dải)

10

8213

Kéo, kéo thợ may và các loại tương tự, lưỡi của chúng

10

8214

Đồ dao kéo khác (ví dụ tông đơ cắt tóc, dao dùng để pha thịt hoặc làm bếp, dao bầu và dao băm, dao rọc giấy); các bộ, hộp đồ dùng cắt sửa móng tay, móng chân (kể cả dũa móng tay, móng chân)

10

8215

Thìa cà phê, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp, bộ đồ ăn tương tự

10

Chương 83

Hàng tạp hóa làm từ kim loại thường

8301

Khóa móc, khóa chốt (loại mở bằng chìa, số hoặc điện), bằng kim loại thường; chốt móc cửa và khung chốt móc có ổổ chốt, bằng kim loại thường; chìa của các loại khóa trên, bằng kim loại thường

10

8302

Giá, khung, đồ dùng để lắp ráp, ghép, nối và các sản phẩm tương tự bằng kim loại thường dùng cho đồ đạc trong nhà, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che,khung vỏ xe, yên cương, rương, tủ, hộp và các loại tương tự, giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự, bánh xe có giá đỡ bằng kim loại thường, bộ phận đóng cửa tự động bằng kim loại thường

10

8303

00

Két an toàn đã được bọc thép hoặc gia cố, két bạc, cửa bọc sắt, khóa ngăn an toàn để đồ gửi, tiền gửi dùng cho các phòng bọc thép, hòm để tiền hay đựng chứng thư và các loại tương tự làm bằng kim loại thường

8303

00

10

- Két an toàn và két sắt

5

8303

00

90

- Loại khác

10

8304

Tủ có ngăn đựng tài liệu hồ sơ, khay để giấy tờ, khay để bút và các loại đồ dùng văn phòng hoặc các thiết bị bàn tương tự bằng kim loại thường, trừ đồ đạc văn phòng thuộc nhóm 9403

10

8305

Các chi tiết ghép nối dùng cho cặp giữ bìa rời hoặc hồ sơ tài liệu rời, cái kẹp thư, để thư, kẹp giấy, kẹp phiếu mục lục và các vật phẩm văn hóa văn phòng tương tự bằng kim loại thường; ghim rập dạng băng (ví dụ: dùng cho văn phòng, dùng cho công nghệ làm đệm, đóng gói) bằng kim loại thường

10

8306

Các loại khung tương tự, bằng kim loại thường; gương Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự, không dùng điện, bằng kim loại thường, tượng nhỏ và đồ trang trí khác bằng kim loại thường; khung ảnh, khung tranh và bằng kim loại

10

8307

ống dễ uốn bằng kim loại thường, có hoặc không có chi tiết ghép nối

5

8308

Móc cài, khóa móc cài, khóa thắt lưng, khóa có chốt, mắt cài khóa, lỗ xâu dây và các loại tương tự, bằng kim loại thường, dùng cho quần áo, giầy dép, tăng bạt, túi xách tay, hàng du lịch và các vật phẩm khác; đinh tán hình ống hoặc đinh tán có chân xòe, bằng kim loại thường; hạt trang trí và trang kim bằng kim loại thường

10

8309

Nút chai lọ và nắp đậy (kể cả nút hình vương miện, nút xoáy, nút một chiều), bao thiếc bịt nút chai, nắp thùng có ren, vỏ nắp thùng, dụng cụ niêm phong và phụ tùng đóng gói khác, bằng kim loại thường

10

8310

Biển chỉ dẫn, biển ghi tên, biển ghi địa chỉ và các loại biển báo tương tự, chữ số, chữ và các loại biểu tượng khác, bằng kim loại thường, trừ các loại thuộc nhóm 9405

10

8311

Dây, thanh, ống, tấm, cực điện và các sản phẩm tương tự, bằng kim loại thường hoặc các-bua kim loại, được bọc hoặc phủ bằng chất nóng chẩy thuộc loại dùng để hàn xì, hàn hơi, hàn điện hoặc làm lắng kim loại, các bua kim loại; dây và thanh bằng bột kim loại thường đã kết tụ trong công nghiệp phun kim loại

5

Chương 84

Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi;
máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng
của các loại máy trên

8401

Lò phản ứng hạt nhân, các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy móc và công cụ để tách chất đồng vị

5

8402

Nồi hơi đun sưởi hoặc sản ra hơi nước khác (trừ các nồi hơi đun nóng nước trung tâm có khả năng sản xuất ra hơi với áp suất thấp); nồi đun nước tới nhiệt độ siêu cao (super heated)

5

8403

Nồi đun sưởi trung tâm, trừ các loại thuộc nhóm 8402

5

8404

Máy phụ trợ sử dụng đồng bộ với các loại nồi hơi thuộc nhóm 8402 hoặc 8403 (ví dụ: bộ tiết kiệm nhiên

liệu, máy đun siêu nóng, máy cạo rửa nồi hơi, máy thu hơi ga); thiết bị ngưng tụ dùng cho các tổ máy động lực hơi hoặc hơi nước khác

5

8405

Máy sản xuất ga, khí nước, có hoặc không kèm theo máy lọc; máy sản xuất khí acetylene và các loại máy sản xuất khí ga từ qui trình sản xuất nước có hoặc không kèm theo máy lọc

5

8406

Tua-bin hơi nước và các loại tua-bin khí khác

5

8407

Động cơ pít-tông (piston) đốt trong hoặc động cơ pít-tông mồi bằng tia lửa điện

5

Riêng: Loại dùng cho xe thuộc nhóm 8711 (mã số 84073140, 84073240, 84073340, 84073440)

10

8408

Động cơ đốt trong khởi động bằng sức nén, động cơ đi-ê-den (diesel) hoặc động cơ bán đi-ê-den (diesel)

5

Riêng: Loại dùng cho xe thuộc nhóm 8711 (mã số 84082021)

10

8409

Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại động cơ thuộc nhóm 8407 hoặc 8408

5

Riêng: loại dùng cho động cơ của xe thuộc nhóm 8711 (mã số 84099111, 84099911)

10

8410

Tua-bin thủy lực, bánh đà thủy lực và các bộ phận điều chỉnh của chúng

5

8411

Tua-bin phản lực, tua-bin cánh quạt và các loại tua-bin khí khác

5

8412

Động cơ và mô tơ khác

5

8413

Bơm chất lỏng có hoặc không lắp dụng cụ đo lường; máy nâng chất lỏng

5

8414

Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén khí và quạt không khí hay chất khí khác; cửa quạt gió hoặc cửa thông gío có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc

5

Riêng: Quạt dân dụng (thuộc mã số 84145100, 84145910, 84145990) và phụ tùng của chúng (mã số 84149090)

10

8415

Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm kể cả các loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt(trừ máy điều hoà không khí công suất từ 90000BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt)

5

+ Riêng: bộ phận của máy điều hoà có công suất từ 90000BTU trở xuống(thuộc mã số 84159019)

10

8416

Lò nung chạy bằng nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn tán thành bột hoặc bằng khí ga; bộ phận đổ nhiên liệu tự động, kể cả vỉ lò tự động, bộ phận xả tro xỉ tự động và các bộ phận tương tự

5

8417

Lò nung và bếp lò dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm, kể cả lò nướng không dùng điện

5

8418

Máy làm lạnh, máy làm đá và thiết bị làm lạnh hoặc làm đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 8415

8418

10

00

- Máy làm lạnh và đông lạnh liên hợp, được lắp cửa mở bên ngoài riêng biệt

5

- Tủ lạnh loại dùng cho gia đình:

8418

21

00

- - Loại nén

10

8418

22

00

- - Loại hút, dùng điện

10

8418

29

00

- - Loại khác

10

8418

30

- Máy đông lạnh, dạng tủ, dung tích không quá 800 lít:

8418

30

10

- - Dung tích đến 200 lít

10

8418

30

90

- - Dung tích trên 200 lít đến 800 lít

10

8418

40

- Máy đông lạnh block đứng, dung tích không quá 900 lít:

8418

40

10

- - Dung tích đến 200 lít

10

8418

40

90

- - Dung tích trên 200 lít đến 900 lít

10

8418

50

- Tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng có chức năng làm lạnh hoặc làm đông lạnh; các loại đồ dùng có chức năng làm lạnh hoặc đông lạnh tương tự:

8418

50

10

- - Có dung tích đến 200 lít

10

8418

50

90

- - Có dung tích trên 200 lít

10

Riêng:

+ Loại thiết kế chuyên dùng trong y tế, dược phẩm

5

+ Buồng lạnh

5

- Các thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh khác; bơm nhiệt:

8418

61

00

- - Bộ phận làm lạnh dạng nén, có bình ngưng là bộ phận trao đổi nhiệt

5

8418

69

- - Loại khác

8418

69

10

--- Máy sản xuất đá vảy trực tiếp tư nước biển, được thiết kế để gắn trên tàu đánh cá (nhiệt độ động lạnh tối thiểu của đá là -20 độ C)

5

8418

69

90

--- Loại khác

5

- Phụ tùng:

8418

91

00

- - Các loại đồ đạc thiết kế để chứa các thiết bị làm lạnh hoặc làm đông lạnh

10

Riêng: Phụ tùng của các mặt hàng thuộc mục "Riêng" của phân nhóm 841850 và phụ tùng của các mặt hàng thuộc các mã số 84181000, 84186100, 84186910, 84186990

5

8418

99

00

- - Loại khác

10

Riêng: Phụ tùng của các mặt hàng thuộc mục "Riêng" của phân nhóm 841850 và phụ tùng của các mặt hàng thuộc các mã số 84181000, 84186100, 84186910, 84186990

5

8419

Máy, thiết bị công xưởng hoặc cho phòng thí nghiệm, làm nóng bằng điện hoặc không bằng điện để xử lý các loại vật liệu bằng qui trình thay đổi nhiệt như nung,nấu, nướng, chưng cất, sấy, làm bay hơi, làm khô, cô đặc hoặc làm lạnh, trừ các máy hoặc dụng cụ dùng cho gia đình; bình đun nước nóng ngay hoặc bình chứa nước nóng, không dùng điện

5

8420

Các loại máy cán hay máy ép khác, trừ các loại máy dùng để cán, ép kim loại, thủy tinh; các loại trục quay của chúng

5

8421

Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí

- Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm:

8421

11

00

- - Máy tách kem

5

8421

12

- - Máy làm khô quần áo:

8421

12

10

- - - Dùng điện

10

8421

12

20

- - - Không dùng điện

10

8421

19

- - Loại khác:

8421

19

10

- - - Dùng điện

5

8421

19

20

- - - Không dùng điện

5

- Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng:

8421

21

- - Dùng để lọc và tinh chế nước:

8421

21

10

- - - Dùng điện, công suất lọc đến 500 lít/h

10

8421

21

90

- - - Loại khác

5

8421

22

- - Dùng để lọc và tinh chế đồ uống, trừ nước:

8421

22

10

- - - Dùng điện, công suất lọc đến 500 lít/h

10

8421

22

90

- - - Loại khác

5

8421

23

- - Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong:

8421

23

10

- - - Dùng cho xe thuộc chương 87

5

Riêng: Loại dùng cho xe thuộc nhóm 8711

10

8421

23

90

- - - Loại khác

5

8421

29

- - Loại khác:

8421

29

10

- - - Dùng điện

5

8421

29

20

- - - Không dùng điện

5

- Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế các loại khí:

8421

31

00

- - Bộ lọc khí nạp cho động cơ đốt trong

5

8421

39

- - Loại khác:

8421

39

10

- - -Dùng điện

5

8421

39

20

- - - Không dùng điện

5

- Phụ tùng:

8421

91

- - Của máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm

8421

91

10

- - - Dùng điện

5

Riêng: Loại dùng cho máy làm khô quần áo

10

8421

91

20

- - - Không dùng điện

5

Riêng: Loại dùng cho máy làm khô quần áo

10

8421

99

- - Loại khác:

8421

99

10

- - - Dùng cho bộ lọc dầu hoặc xăng

5

Riêng: loại dùng cho bộ lọc dầu hoặc xăng của xe thuộc nhóm 8711

10

8421

99

90

- - - Loại khác

5

Riêng: Loại dùng cho máy lọc và tinh chế nước để uống, dùng điện, công suất lọc đến 500 lit/h

10

8422

Máy rửa bát đĩa, máy làm sạch hay làm khô chai lọ và các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nút bao thiếc, dán nhãn vào các chai lọ, can, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác, (kể cả máy để bọc giấy bạc); máy nạp ga cho đồ uống

5

Riêng: Máy rửa bát, đĩa dùng cho gia đình (mã số 84221100) và phụ tùng của chúng (mã số 84229010)

10

8423

Cân (trừ các loại cân đo có độ nhậy 5cg hoặc nhậy hơn), kể cả máy đếm, máy kiểm tra hoạt động bằng nguyên lý cân; các loại quả cân của máy cân

5

Riêng: Cân người kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình (mã số 84231000) và cân có khả năng cân tối đa không quá 30 kg (mã số 84238100)

10

8424

Đồ dùng cơ khí (có hoặc không điều khiển bằng tay) để phun bắn, phun rải, hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột; bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp, súng phun và các loại tương tự; máy bắn phá bằng hơi nước hoặc bằng cát và các loại máy bắn phá bằng các loại tia tương tự

5

8425

Hệ ròng rọc, hệ tời, trừ tời thùng lồng (để vận chuyển người và đồ vật lên xuống hầm mỏ); tời ngang và tời dọc; kích các loại

5

8426

Cần cẩu của tầu; cần trục, kể cả cần trục dùng dây cáp; khung thang nâng di động, giá đỡ có khung để di động và xe có lắp cần cẩu

5

8427

Cần trục nâng xếp, các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng, xếp hàng

5

8428

Máy nâng, hạ, xếp, dỡ hàng (ví dụ: thang máy đứng, thang máy trượt, băng tải chuyển hàng, xe chạy cáp treo)

5

8429

Máy ủi, máy ủi toàn năng, máy san, máy nạo vét, máy xúc cơ khí, máy đào, máy chở tự xúc, máy đầm, xe lăn đường, loại tự hành

5

8430

Các loại máy ủi, nghiền, san, cạp, đào, đầm, nén, máy xúc, máy khoan khác dùng trong các công việc về đất, khoáng hoặc quặng; máy đóng cọc và nhổ cọc; máy xới và dọn tuyết

5

8431

Các bộ phận chỉ sử dụng hay chủ yếu sử dụng cho các loại máy thuộc các nhóm 8425 đến 8430

5

8432

Máy nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cỏ, làm sân cỏ thể thao

5

8433

Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy bó rơm rạ; máy cắt cỏ tươi hoặc cỏ khô; máy rửa, phân loại hoặc xếp loại trứng, hoa quả hay các nông sản khác, trừ các loại máy thuộc nhóm 8437

5

8434

Máy vắt sữa và máy chế biến sữa

5

8435

Máy ép, máy nghiền, và các loại máy tương tự dùng trong sản xuất rượu vang, rượu táo, nước hoa quả và các loại đồ uống tương tự

5

8436

Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm, nuôi ong, kể cả máy ưươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấấp trứng gia cầm và thiết bị nuôi gà con (gà úúm)

5

8437

Máy làm sạch, phân loại hoặc xếp loại hạt, hạt ngũ cốc hay các loại rau đậu, qủa khô; máy dùng trong công nghiệp xay xát, chế biến ngũ cốc, rau đậu, quả khô, trừ các loại máy kiểu trang trại

5

8438

Máy chế biến công nghiệp hoặc sản xuất thực phẩm hay đồ uống, chưa được ghi hay chi tiết trong chương này, trừ các loại máy để chiết suất hay chế biến mỡ hoặc dầu động vật hoặc mỡ dầu đông từ thực vật

5

8439

Máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xen-lu-lô hoặc máy sản xuất, hoàn thiện giấy hoặc bìa giấy

5

8440

Máy đóng sách, kể cả máy khâu sách

5

8441

Các loại máy khác dùng để sản xuất bột giấy, giấy hoặc bìa giấy, kể cả máy cắt xén các loại

5

8442

Máy, dụng cụ và thiết bị (trừ loại máy thuộc nhóm 8456 đến 8465) dùng để đúc chữ, làm bản in, bát chữ, trục lăn và các bộ phận in ấấn khác; khối, tấm, trục lăn và đáin li tô đã gia công dùng cho mục đích in ấấn (ví dụ: đã được làm phẳng, đã được làm nổi hạt, đã được đánh bóng)

5

8443

Máy in, kể cả các loại máy in phun trừ các loại thuộc nhóm 8471; các loại máy phụ trợ để in

5

8444

Máy dùng để kéo sợi, máy dãn, máy tạo dún hoặc máy cắt xơ sợi nhân tạo

5

8445

Máy chuẩn bị sơ dệt; máy sợi con, máy đậu hoặc máy xe và các loại máy khác dùng trong sản xuất sợi dệt, máy guồng hoặc máy đánh ống sợi dệt (kể cả máy đánh suốt sợi ngang) và các loại máy chuẩn bị sợi dệt để dùng cho các loại máy thuộc nhóm 8446 hoặc 8447

5

8446

Máy dệt

5

8447

Máy dệt kim, máy khâu đính, máy tạo sợi cuốn, vải tuyn, ren, thêu, trang trí, dây tết hoặc lưới và các loại máy cài sợi nổi

5

8448

Máy phụ trợ để sử dụng cho các loại máy thuộc nhóm 8444, 8445, 8446 hoặc 8447 (ví dụ: đầu tay kéo, đầu jjacquard, cơ cấu tự động dừng máy, cơ cấu tự động thay thoi dệt); các chi Tiết và bộ phận phụ trợ chuyên dùng hoặc chủ yếu dùng cho các máy thuộc nhóm 8444, 8445, 8446 hoặc 8447 (ví dụ: cọc sợi, guồng, sợi thô, kim chải, lược, đầu phun tơ, go và khung go, kim dệt)

5

8449

Máy dùng để sản xuất hay hoàn thiện tất phớt hoặc sản phẩm không dệt thành tấm hoặc các hình dạng khác nhau, bao gồm cả máy sản xuất mũ phớt; khuôn để làm mũ

5

8450

Máy giặt gia đình hoặc máy giặt chuyên dùng cho các hiệu giặt, kể cả máy giặt kèm làm khô

10

8451

Máy (trừ máy thuộc nhóm 8450) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy khô, là hơi, ép (kể cả ép vải dựng), tẩy trắng, nhuộm, xử lý cao cấp, hoàn tất, tráng hoặc ngâm, tẩm sợi, vải hay các sản phẩm dệt thành phẩm và các loại máy dùng để phết hồ dính trên vải đế hoặc lớp lót khác

dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn, các máy để quấn, tở, gấp, cắt hoặc cắt vải hình răng cưa

5

Riêng: Máy sấy công suất mỗi lần sấy không quá 10 kg vải khô (mã số 84512100) và phụ tùng của chúng (mã số 84519010)

10

8452

Máy may, trừ các loại máy khâu sách thuộc nhóm 8440; tủ, chân bàn, nắp đậy chuyên dùng cho các loại máy khâu; kim máy may

5

Riêng: Máy khâu dùng cho gia đình (mã số 84521000) và các phụ tùng, bộ phận của chúng (mã số 84524010, 84529010)

10

8453

Máy để chuẩn bị, thuộc da hoặc chế biến da sống hoặc máy để sản xuất, sửa chữa giầy dép và các sản phẩm khác từ da sống hoặc da thuộc, trừ các loại máy may

5

8454

Lò luyện kim, gầụ múc, khuôn thỏi và các loại máy đúc chuyên dùng trong luyện kim hay đúc kim loại

5

8455

Máy cán kim loại và trục cán của nó

5

8456

Máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách tách, loại một phần vật liệu, bằng các qui trình tia la-de hoặc tia sáng khác hoặc chùm tia photon, siêu âm, phóng điện, điện hóa, tia điện tử, tia i-on hoặc xử lý hồ quang plasma

5

8457

Máy trung tâm, máy xây dựng dạng kết cấu đơn, máy di chuyển đa trạm để gia công kim loại

5

8458

Máy tiện kim loại (kể cả loại tâm xoay)

5

8459

Máy công cụ (kể cả đơn vị đầu máy kiểu có rãnh trượt) dùng để khoan, đục lỗ, khía răng, ren hoặc ta rô bằng cách cắt, tách một phần kim loại trừ máy tiện (kể cả loại tâm xoay) thuộc nhóm 8458

5

8460

Máy công cụ dùng để xén, mài sắc, mài nhẵn, doa, mài đĩa, đánh bóng hoặc bằng cách khác để hoàn thiện kim loại, gốm kim loại, bằng đá mài, vật liệu mài hoặc sản

phẩm đánh bóng, trừ các loại máy cắt, mài hoặc hoàn thiện có lắp đồ gá thuộc nhóm 8461

5

8461

Máy công cụ để bào, gọt, ren khía, doa, cắt bánh răng, mài hoặc hoàn thiện bánh răng, cưa, phay và các loại máy công cụ khác dùng để gia công kim loại, gốm kim loại, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác

5

8462

Máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò, rập khuôn; máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, keó thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột rập, hoặc khía chữ V; máy ép để gia công kim loại hoặc các bua kim loại chưa kể ở trên

5

8463

Máy công cụ khác để gia công kim loại, gốm kim loại, không cắt bỏ nguyên liệu

5

8464

Máy công cụ để gia công đá, gốm, bê tông, xi măng a-mi-ăng hay vật liệu khoáng tương tự hay máy gia công thủy tinh nguội

5

8465

Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim dập, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự

5

8466

Các phần và bộ phận phụ trợ chỉ dùng hay chủ yếu dùng với các loại máy móc thuộc nhóm từ 8456 đến 8465, kể cả mâm cặp chuyên dụng hay mâm cặp dụng cụ, đầu cắt ren tự mở, đầu chia (độ) và những bộ phận liên kết đặc biệt khác dùng cho máy móc công cụ, giá treo dụng cụ dùng cho mọi loại dụng cụ để làm việc bằng tay

5

8467

Dụng cụ cầm tay hoạt động bằng hơi nén, thủy lực hoặc gắn động cơ không dùng điện

5

8468

Máy móc hay bộ phận để hàn thiếc, hàn hơi hay hàn điện có hoặc không có khả năng cắt, trừ các loại thuộc nhóm 8515; máy và thiết bị tôi bề mặt hoạt động bằng ga

5

8469

Máy chữ, trừ các loại máy in thuộc nhóm 8471; máy soạn thảo văn bản

10

8470

Máy tính và máy ghi, tái xử lý và hiển thị dữ liệu loại bỏ túi có chức năng tính toán, máy thống kê kế toán; máy đóng dấu miễn tem bưu điện, máy bán vé và các loại máy tương tự, có kèm theo bộ phận tính toán; máy tính tiền

10

8471

Máy xử lý dữ liệu tự động và các cụm của máy; bộ đọc từ hay đọc quang học, máy chuyển dữ liệu vào băng đĩa dữ liệu dưới dạng để được mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác

10

Riêng: Máy vi tính và cụm linh kiện máy vi tính

5

8472

Máy móc văn phòng khác (ví dụ: máy nhân bản in keo, máy in rô-nê-ô, máy in địa chỉ, máy phát tiền giấy tự động, máy phân loại tiền kim loại, máy đếm và xếp tiền kim loại, máy gọt bút chì, máy đục lỗ giấy hay máy dập ghim

10

8473

Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ (trừ vỏ, hộp và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại máy thuộc các nhóm từ 8469 đến 8472

10

8474

Máy dùng trong phân loại, sàng lọc, phân tách, rửa, nghiền, xay, trộn hay nhào đất, đá hoặc quặng, hoặc các vật liệu khoáng khác, ở dạng rắn (kể cả dạng bột hoặc bột nhão); máy làm kết tụ, tạo hình hoặc tạo khuôn các nhiên liệu khóang rắn, bột gốm nhão, xi măng chưa đóng cứng, thạch cao hoặc các sản phẩm khóang khác ở dạng bột hoặc nhão; máy để tạo khuôn đúc bằng cát

5

8475

Máy để lắp ráp bóng đèn điện hoặc bóng đèn điện tử, đèn ống, đèn điện tử dạng van hoặc bóng đèn nháy với vỏ bọc bằng thủy tinh; máy để sản xuất hoặc gia công nhiệt thủy tinh hay đồ thủy tinh

5

8476

Máy bán hàng tự động (ví dụ: máy bán tem bưu điện, máy bán thuốc lá, máy bán thực phẩm hoặc đồ uống), kể cả máy đổi tiền

5

8477

Máy dùng để gia công cao su hoặc plastic hay dùng trong việc chế biến ra sản phẩm từ những vật liệu kể trên, không được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong chương này

5

8478

Máy chế biến hay đóng gói thuốc lá, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong chương này

5

8479

Máy và thiết bị cơ khí có tính năng tác dụng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong chương này

5

8480

Hộp khuôn dùng trong đúc kim loại; đế khuôn; mẫu khuôn; khuôn dùng cho kim loại (trừ khuôn đúc thỏi), cho các bua kim loại, thủy tinh, vật liệu khoáng, cao su hay plastic

5

8481

Vòi, van và các loại vật dụng tương tự dùng cho đường ống, nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự kể cả van hạ áp suất và van kiểm soát nhiệt

5

8482

Vòng bi và ổổ đũa (ổổ đỡ có con lăn)

5

8483

Trục truyền động (kể cả trục cam và trục khủyu) và cần khủyu; thân ổổ trục và gối đỡ trục phẳng; trục vít ổổ bi và ổổ đũa, bánh răng và bánh truyền động bằng ma sát; hộp số và bộ phận thay đổi tốc độ khác, kể cả bộ biến ngẫu lực; bánh đà ròng rọc, kể cả pa-lăng; khớp nối và trục nối (kể cả khớp nối vạn năng)

5

Riêng: Loại dùng cho động cơ thuộc nhóm 8711 (mã số 84831021, 84834021) và các bộ phận của chúng (mã số 84839000)

10

8484

Tấm đệm và các khớp đệm tương tự làm bằng lá kim loại kết hợp với vật liệu khác hoặc bằng hai hay nhiều lớp kim loại; bộ hoặc tổ hợp tấm đệm và các khớp đệm tương tự, thành phần cấu trúc 'khác nhau, được đóng cùng một túi, bao hoặc đóng gói tương tự; đệm máy

5

8485

Các bộ phận máy móc, không kèm theo bộ phận nối điện, cách điện, ống dây, công tắc, và các dụng cụ điện khác chưa được ghi hoặc chi tiết trong chương này

5

Chương 85

Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và sao âm thanh; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên

8501

Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện)

5

8502

Tổ máy phát điện và máy nắn dòng dạng động

5

8503

Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại máy thuộc nhóm 8501 hoặc 8502

5

8504

Biến thế điện, máy nắn dòng tĩnh (ví dụ: máy chỉnh lưu) và bộ cảm điện

5

Riêng: Chấn lưu dùng cho đèn hoặc ống có đầu cực phóng điện (mã số 85041000), bộ lưu giữ điện (mã số 85045010) và phụ tùng của chúng (mã số 85049010, 85049090)

10

8505

Nam châm điện; nam châm vĩnh cửu và các sản phẩm dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa; bàn cặp, giá kẹp và các dụng cụ để giữ khác, hoạt động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu; các bộ phận khớp nối, khớp ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ; đầu nâng hoạt động bằng điện từ

- Nam châm vĩnh cửu và các sản phẩm dùng làm nam châm vĩnh cửu sau khi từ hóa:

8505

11

00

- - Bằng kim loại

5

8505

19

00

- - Loại khác

10

8505

20

00

- Bộ phận khớp nối, khớp ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ

5

8505

30

00

- Đầu nâng hoạt động bằng điện từ

5

8505

90

00

- Loại khác, kể cả các bộ phận

5

8506

Pin các loại

10

8507

ắc qui điện, kể cả bộ tách điện của nó, hình chữ nhật (kể cả hình vuông) hoặc hình khác

10

8508

Dụng cụ cơ điện để thao tác thủ công, có lắp sẵn động cơ điện

5

8509

Dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình, có lắp động cơ điện

10

8510

Máy cạo râu, tông đơ và các dụng cụ cắt tóc, cạo lông có lắp động cơ điện

10

8511

Thiết bị và các dụng cụ điện để đánh lửa, hoặc khởi động bằng điện dùng cho động cơ đốt trong đánh lửa bằng tia lửa hoặc bằng áp lực (ví dụ: magneto, dynamo magneto, cuộn dây đánh lửa, bu-gi đánh lửa và bugi nóng sáng, động cơ khởi động); máy phát điện (máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều) và thiết bị ngắt mạch dùng cho các động cơ trên

5

8512

Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu bằng điện (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 8539), cái gạt nước, gạt sương, gạt tuyết trên kính chắn, loại dùng cho xe đạp, hoặc xe có động cơ

10

8513

Đèn điện xách tay, được thiết kế để hoạt động bằng nguồn năng lượng riêng của nó (ví dụ pin khô, ắc qui khô, magneto), trừ thiết bị chiếu sáng thuộc nhóm 8512

10

8514

Lò luyện và lò sấy điện (kể cả điện cảm ứng hoặc điện môi) dùng trong công nghiệp, hoặc trong phòng thí nghiệm; các thiết bị nung nóng khác bằng điện môi hay điện cảm ứng dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm

5

8515

Máy, dụng cụ hàn thiếc, hàn hơi, hàn điện dùng điện (kể cả khí ga nung nóng bằng điện), dùng chùm tia lade hoặc chùm tia sáng khác, chùm photon, siêu âm, chùm electron,xung từ hoặc hồ quang, có hoặc không có khả năng cắt; máy, dụng cụ để xì nóng kim loại hoặc gốm kim loại dùng điện

5

8516

Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hay bình điện đun và duy trì nước nóng, dụng cụ đun điện thả trong nước, dụng cụ sưởi điện hay thiết bị sấy đốt; thiết bị uốn tóc và làm đầu bằng nhiệt điện (ví dụ: máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp tóc) và máy sấy khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện khác dùng cho gia đình; các loại điện trở nung nóng bằng điện ngoài các loại dụng cụ thuộc nhóm 8545

10

Riêng: Điện trở nung nóng bằng điện dùng cho máy nấu chảy kim loại và lò luyện công nghiệp (mã số 85168010)

5

8517

Thiết bị điện dùng cho điện thoại hoặc điện báo hữu tuyến, kể cả bộ điện thoại hữu tuyến có bộ tay cầm không dây và thiết bị viễn thông dùng trong hệ thống truyền tải hoặc hệ thống số; điện thoại video (điện thoại hình ảnh)

10

8518

Micro và giá micro; loa đã hoặc chưa lắp vào thùng loa; tai nghe và các bộ nghe nói hỗn hợp; bộ khuyếch đại âm tần; bộ tăng âm

10

8519

Máy hát, máy chạy băng, cát-sét và các loại máy tái tạo âm thanh khác không lắp kèm thiết bị ghi âm

10

8520

Máy ghi băng từ và các loại máy ghi âm khác có hoặc không gắn với bộ phận sao âm thanh

10

8521

Máy thu và phát video, có hoặc không gắn với thiết bị thu các tín hiệu video

10

8522

Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các thiết bị thuộc nhóm 8519 đến 8521

10

8523

Băng, đĩa trắng (chưa ghi) dùng để ghi âm hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, trừ các sản phẩm thuộc chương 37

5

Riêng: Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại) thuộc mã số 85233000; nến sáp mới và trục lăn đã xoá bộ phận ghi gốc thuộc mã số 85239020

10

8524

Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn cối và băng chủ (băng gốc) để in sao băng đĩa, trừ các sản phẩm thuộc chương 37

5

Riêng: Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại) thuộc mã số 85246000

10

8525

Thiết bị truyền phát dùng cho điện thoại vô tuyến (radio), điện báo vô tuyến, phát thanh vô tuyến, hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc thiết bị ghi hoặc sao âm thanh; camera vô tuyến truyền hình; camera ghi hình ảnh làm nền và camera ghi hình ảnh khác

10

8526

Thiết bị ra đa, các thiết bị trợ giúp hàng hải bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến

10

8527

Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo, truyền thanh vô tuyến, có hoặc không lắp đặt trong cùng một hộp với thiết bị ghi hoặc sao âm thanh hoặc với đồng hồ

10

8528

Máy thu hình có hoặc không kết hợp với máy thu phát radio hoặc máy ghi hoặc máy sao âm thanh hoặc hình ảnh; màn hình video và máy chiếu video

10

8529

Các bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng cho các máy thuộc nhóm 8525 đến 8528

10

8530

Thiết bị điện dùng phát tín hiệu, bảo đảm an toàn hoặc điều khiển giao thông, dùng cho đường sắt, đường xe điện, đường bộ, đường sông, các phương tiện dừng đỗ, hệ thống cảng, hoặc sân bay (trừ thiết bị thuộc nhóm 8608)

10

8531

Thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh (ví dụ chuông, còi báo động, bảng chỉ dẫn, hệ thống báo động chống trộm hoặc cứu hỏa), trừ các thiết bị thuộc nhóm 8512 hoặc 8530

10

8532

Tụ điện loại không đổi, biến đổi hoặc điều chỉnh được (xác định trước)

10

8533

Điện trở (kể cả biến trở và dụng cụ đo điện thế) trừ điện trở nung nóng

10

8534

Mạch in

10

8535

Thiết bị điện để chuyển mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch điện (ví dụ: bộ phận ngắt mạch, cầu chì, cột thu lôi, bộ khống chế

điện áp, bộ phận triệt xung điện, phích cắm, hộp tiếp nối) dùng cho điện áp trên 1000 V

5

8536

Thiết bị điện để ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch điện (ví dụ: bộ phận ngắt điện, rơ-le, cầu chì, bộ phận triệt xung điện,phích cắm, ổổ cắm, đui đèn, hộp tiếp nối) dùng cho điện áp không quá 1000 V

5

8537

Bảng, pa-nen, bảng điều khiển có chân, bàn tủ và các loại giá đỡ khác được lắp với hai hay nhiều thiết bị thuộc nhóm 8535 hoặc 8536 để điều khiển hoặc phân phối điện, kể cả các loại bàn và giá có lắp các dụng cụ hay thiết bị thuộc chương 90, và các thiết bị điều khiển số, trừ các thiết bị chuyển mạch thuộc nhóm 8517

5

8538

Bộ phận chỉ dùng hay chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc nhóm 8535, 8536 hoặc 8537

5

8539

Bóng đèn điện dây tóc hoặc bóng đèn phóng điện, kể cả các bộ phận đèn dùng tia đóng kín và đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại; đèn hồ quang

10

Riêng: Bóng đèn mổ thuộc các mã số 85392210, 85392910

5

8540

Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử, catot lạnh hoặc catot quang điện (ví dụ: đèn điện tử và ống đèn chân không hoặc nạp khí hoặc hơi nước, đèn và ống điện tử chỉnh lưu hồ quang thủy ngân, ống điện tử dùng tia âm cực, ống điện tử trong camera truyền hình)

10

8541

Đi-ốt, bóng bán dẫn và các thiết bị bán dẫn tương tự, bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện, đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng mô-đun hoặc thành bảng; đi-ốt phát sáng; tinh thể áp điện đã lắp ráp hoàn chỉnh

10

8542

Mạch điện tử tích hợp và vi linh kiện điện tử

10

8543

Máy và thiết bị điện có chức năng riêng chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong chương này

10

8544

Dây, cáp (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã được tráng men cách điện, hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn điện được cách điện, đã hoặc chưa gắn với đầu nối. Cáp sợi quang làm bằng các sợi có vỏ bọc riêng từng sợi, đã hoặc chưa lắp với dây dẫn điện hoặc được lắp với đầu nối điện

10

Riêng: Dây cáp điện sử dụng điện áp 600 vôn trở lên

5

8545

Điện cực than, chổi than, các-bon làm sợi đèn, dùng cho làm pin và các sản phẩm khác làm bằng gờ-ra-phít (graphite) hoặc cácbon khác, có hoặc không có kim loại, dùng làm vật liệu điện

10

8546

Chất cách điện làm bằng vật liệu bất kỳ

10

8547

Khớp gioăng cách điện dùng cho máy điện, dụng cụ điện hay thiết bị điện, được làm hoàn toàn bằng vật liệu cách điện trừ một số phụ kiện thứ yếu bằng kim loại (ví dụ:đui cắm có dây) đã lắp sẵn khi đúc để làm đầu nối, trừ các chất cách điện thuộc nhóm 8546; ống dẫn dây điện và các khớp nối của chúng, bằng kim loại thường đã được lót bằng vật liệu cách điện

10

8548

Phế liệu và phế thải của các loại pin và ắc qui; các loại pin và ắc qui đã sử dụng hết; các bộ phận của máy móc hay thiết bị điện chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong chương này

10

Chương 86

Đầu máy, toa xe lửa hoặc xe điện và phụ tùng xe lửa, xe điện; các bộ phận để cố định và khớp nối đường ray xe lửa hoặc xe điện và phụ tùng của chúng;
trang thiết bị cơ khí (kể cả cơ điện) dùng cho
hệ thống tín hiệu giao thông

5

Chương 87
Xe các loại trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng

8701

Máy kéo (trừ máy kéo thuộc nhóm 8709)

5

8702

Xe ôtô chở 10 người trở lên kể cả lái xe

5

Riêng: Xe ôtô nguyên chiếc chở 10 người đến dưới 24 người, kể cả lái xe

*

8703

Xe ô tô và các loại xe cộ khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 8702), kể cả xe chở người có khoang hành lý riêng và ô tô đua

5

Riêng: Xe ôtô nguyên chiếc chở từ 9 người trở xuống, kể cả lái xe

*

8704

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa

5

8705

Xe chuyên dùng có động cơ, trừ các loại thiết kế chủ yếu dùng để vận tải người hay hàng hóa (ví dụ: xe kéo xe hỏng, xe chở cần cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe phun nước, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu X-quang lưu động)

5

8706

Khung gầm đã lắp động cơ dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 8701 đến 8705

5

8707

Thân xe (kể cả ca-bin), dùng cho xe có động cơ thuộc nhóm từ 8701 đến 8705

5

8708

Phụ tùng và bộ phận phụ trợ dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 8701 đến 8705

5

8709

Xe tải, loại tự hành, không lắp kèm thiết bị nâng hạ hoặc cặp giữ thuộc loại dùng trong nhà máy, kho hàng, cầu cảng, sân bay để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi

gần; máy kéo, loại dùng trong sân ga xe lửa; phụ tùng của các loại xe kể trên

5

8710

Xe tăng và các loại xe chiến đấu bọc sắt khác, loại cơ giới, có hoặc không lắp kèm vũ khí, phụ tùng của các loại xe này

5

8711

Mô tô (kể cả mopeds) và xe đạp có gắn máy phụ trợ, có hoặc không có thùng xe; mô tô ba

10

8712

Xe đạp hai bánh và xe đạp chân khác (kể cả xe xích lô) không lắp động cơ

10

8713

Xe di chuyển người tàn tật có hoặc không lắp động cơ hoặc vận hành cơ giới cách khác

5

8714

Phụ tùng và bộ phận phụ trợ của xe thuộc các nhóm từ 8711 đến 8713

10

8715

Xe đẩy trẻ sơ sinh và phụ tùng của chúng

10

8716

Rơ-moóc và rơ-moóc một cầu; Các loại xe khác không vận hành bằng cơ học; phụ tùng của các loại trên

5

Chương 88

Phương tiện bay, tầu vũ trụ và các bộ phận của chúng

8801

Khí cầu và khinh khí cầu điều khiển được; tầu lượn treo và các phương tiện bay khác không dùng động cơ

5

8802

Phương tiện bay khác (ví dụ: trực thăng, máy bay), tầu vũ trụ (kể cả vệ tinh), tầu bay trong qũi đạo và tầu đẩy để phóng tầu vũ trụ

5

8803

Các bộ phận của các loại hàng thuộc nhóm 8801 hoặc 8802

5

8804

Dù (kể cả dù điều khiển được và dù lượn) và dù xoay; các bộ phận và phụ tùng của chúng

10

8805

Thiết bị phóng dùng cho tầu sân bay; dàn hãm tốc độ dùng cho tầu sân bay hoặc sân bay, thiết bị dàn tương tự; phương tiện huấn luyện bay mặt đất; phụ tùng của các lọai kể trên

5

Chương 89

Tầu, thuyền và các kết cấu nổi

8901

Tầu tuần dương, tầu du lịch, phà, tầu chở hàng, xà lan và các tầu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa

5

8902

Tầu thuyền đánh cá; tầu chế biến liên hợp và các loại tầu khác dùng cho chế biến hay bảo quản hải sản đánh bắt

5

8903

Các loại thuyền buồm và du thuyền hoặc thuyền thể thao khác; thuyền dùng mái chèo và ca-nô

5

Riêng: Thuyền thể thao

10

8904

Tầu dắt, kéo và tầu đẩy

5

8905

Tầu đèn hiệu, tầu cứu hỏa, tầu hút nạo, cần cẩu nổi và tầu thuyền khác mà tính năng di động trên mặt nước chỉ nhằm bổ sung cho chức năng chính của các phương tiện này; xưởng sửa chữa tầu nổi; dàn khoan hoặc dàn sản xuất nổi hoặc ngầm

5

8906

Tầu thuyền khác kể cả tầu chiến và tầu cấp cứu, trừ thuyền dùng mái chèo

5

8907

Cấu kiện nổi khác (ví dụ: bè, mảng, thùng chứa chất lỏng, ketson để thi công cầu cống, bến tầu nổi, phao, đèn hiệu)

8907

10

00

- Bè mảng có thể bơm hơi được

10

8907

90

00

- Loại khác

5

8908

Tầu thuyền và cấu kiện nổi khác dùng cho việc phá dỡ

5

Chương 90

Dụng cụ, máy móc quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế, phẫu thuật; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng

9001

Sợi quang học và bó sợi quang; cáp sợi quang trừ cáp sợi quang thuộc nhóm 8544; vật liệu phân cực dạng tấm, lá; thấu kính (kể cả loại kính áp tròng), lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác bằng vật liệu bất kỳ, chưa lắp ráp, trừ các bộ phận bằng thủy tinh chưa gia công về mặt quang học

10

9002

Thấu kính, lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác bằng vật liệu bất kỳ, đã lắp ráp, là phụ tùng hoặc chi tiết dùng cho các dụng cụ hoặc máy móc trừ chi tiết cùng loại làm bằng thủy tinh chưa được gia công về mặt quang học

10

9003

Khung và gọng để làm kính đeo, kính bảo hộ hoặc các loại hàng tương tự và phụ tùng của chúng

10

9004

Kính đeo, kính bảo hộ và các loại kính tương tự để điều chỉnh, bảo vệ mắt hoặc loại khác

10

9005

Ông nhòm loại hai mắt, ống nhòm đơn, kính viễn vọng quang học khác và khung giá của các loại trên; các dụng cụ thiên văn khác và khung giá của chúng, trừ các dụng cụ dùng cho thiên văn học vô tuyến

10

9006

Máy ảnh (trừ máy quay phim); các loại đèn nháy để chụp ảnh và bóng đèn nháy trừ đèn phóng thuộc nhóm 8539

10

9007

Máy quay phim và máy chiếu có hoặc không kèm thiết bị thu phát âm thanh

10

9008

Máy chiếu hình, trừ máy chiếu phim; máy phóng to hoặc thu nhỏ ảnh (trừ máy chiếu phim)

10

9009

Máy photocopy có kết hợp hệ thống quang học hoặc máy dạng tiếp xúc (contact) và máy sao chụp bằng nhiệt

10

9010

Máy móc thiết bị dùng trong phòng làm ảnh (kể cả điện ảnh), phòng thí nghiệm; (kể cả máy dùng để chiếu hoặc vẽ các mảng mạch lên trên các chất liệu bán dẫn có độ nhạy) chưa được ghi hay chi tiết ở nơi nào khác thuộc chương này; máy xem âm bản; màn chiếu

10

9011

Kính hiển vi quang học, kể cả loại để xem ảnh chụp cỡ nhỏ, xem phim ảnh quay cỡ nhỏ hay chiếu hình ảnh cỡ nhỏ

10

9012

Kính hiển vi, trừ kính hiển vi quang học; máy làm nhiễu xạ

10

9013

Bộ phận tinh thể lỏng chưa được lắp thành các sản phẩm đã được chi tiết ở các nhóm khác; bộ phận tạo tia lade trừ điốt lade; các dụng cụ và đồ dùng quang học khác chưa được chi tiết ở nơi khác trong chương này

10

9014

La bàn xác định phương hướng; các dụng cụ và đồ phụ tùng khác dùng cho hàng hải

10

9015

Thiết bị và dụng cụ dùng cho khảo sát (kể cả khảo sát qua ảnh chụp trên không), dùng cho thủy văn học, đại dương học, thủy học, khí tượng học hoặc địa vật lý học, trừ la bàn; máy đo xa

10

9016

Cân tiểu ly với độ nhậy 5cg hoặc nhậy hơn, có hoặc không có quả cân

10

9017

Dụng cụ tính toán bằng mức vạch, mức dấu hay toán học (ví dụ: máy vẽ phác, máy vẽ truyền, thước đo độ, bộ đồ vẽ, bộ đồ vạch mức, thước logarit, bàn tính dùng đĩa); dụng cụ đo chiều dài dùng tay (ví dụ thước cuộn, thước dây, trắc vi kế, com pa) chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong chương này

10

Riêng: Dụng cụ giảng dạy

5

9018

Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, giải phẫu, nha khoa hoặc thú y, kể cả máy làm điện giải đồ, máy điện y học và dụng cụ thử tầm mắt

5

9019

Máy trị liệu cơ học; máy xoa bóp; máy thử nghiệm khả năng tâm lý; máy trị liệu bằng ozôn, bằng khí ô xi, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác

5

9020

Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí và không có phin lọc có thể thay thế được

10

9021

Dụng cụ chỉnh hình kể cả nạng, băng dùng trong phẫu thuật và băng giữ; nẹp và các dụng cụ cố định vết gẫy khác; các bộ phận giả của thân thể người; máy trợ thính và dụng cụ khác được lắp, mang theo hoặc được đưa vào cơ thể để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của một bộ phận cơ thể

5

9022

Máy sử dụng tia phóng xạ X quang, tia anfa, beta hay gama có hoặc không dùng cho mục đích y học, giải phẫu, nha khoa hay thú y, kể cả máy chụp phim, soi hay chữa bệnh bằng tia X quang, bóng đèn tia X quang và máy phát tia X quang, máy phát dòng điện có hiệu điện thế cao, bảng và bàn điều khiển, màn hình, bàn ghế đi kèm và các loại tương tự dùng để khám và điều trị

5

9023

Các dụng cụ, máy móc, mô hình được thiết kế dùng cho mục đích trưng bầy (ví dụ: dùng trong giáo dục, triển lãm) không thích hợp cho các mục đích khác

10

Riêng: Loại dùng trong giáo dục

5

9024

Máy thử độ cứng, độ bền, độ nén, độ đàn hồi hay các thuộc tính cơ học khác của vật liệu (ví dụ: kim loại, gỗ, sợi dệt, giấy, plastic)

5

9025

Dụng cụ đo tỷ trọng và các dụng cụ nổi tương tự, dụng cụ đo nhiệt độ, đo áp suất, đo độ ẩm, độ ướt, có hoặc không có khả năng ghi nhận lại và mọi cụm kết hợp của các dụng cụ trên

5

9026

Dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra lưu lượng, mức, áp suất hoặc biến số của chất lỏng hay chất khí (ví dụ: máy đo lưu lượng, dụng cụ đo mức, áp kế hoặc nhiệt kế), trừ các dụng cụ và thiết bị thuộc nhóm 9014, 9015, 9028, 9032

5

9027

Dụng cụ và thiết bị phân tích lý hoặc hóa học (ví dụ: máy đo phân cực, đo khúc xạ, đo quang phổ, máy phân tích khí hoặc khói); dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng bề mặt hoặc các dụng cụ tương tự; dụng cụ và máy móc đo hoặc kiểm tra nhiệt lượng, âm lượng hoặc ánh sáng (kể cả máy đo độ phơi sáng); máy vi phẫu

5

9028

Máy đo đơn vị khí, chất lỏng hoặc lượng điện được sản xuất hoặc cung cấp, kể cả dụng cụ đo dùng cho các máy trên

5

9029

Máy đếm và đo vòng quay, máy đếm sản lượng, máy đếm cây số để tính tiền taxi, máy đếm hải lý, máy đo

bước chân và máy tương tự; đồng hồ chỉ tốc dộ và máy đo tốc độ góc trừ các loại máy thuộc nhóm 9014 hoặc 9015; dụng cụ quan sát hoạt động máy

5

Riêng: Máy đếm cây số để tính tiền ta xi (mã số 90291020), đồng hồ tốc độ dùng cho xe thuộc nhóm 8711 (mã số 90292010) và phụ tùng của chúng (mã số 90299000)

10

9030

Dụng cụ trắc nghiệm dao động, máy phân tích phổ và các dụng cụ máy móc khác để đo đếm hoặc kiểm tra lượng điện; trừ các loại máy thuộc nhóm 9028; các dụng cụ đo hoặc phát hiện tia anfa, beta, gama, tia X quang, tia vũ trụ và các bức xạ ion khác

5

9031

Máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường hoặc kiểm tra, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong chương này; máy chiếu profile

5

9032

Dụng cụ, máy móc điều chỉnh hoặc điều khiển tự động

5

9033

Phụ tùng và đồ phụ trợ (chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nhóm khác thuộc chương này) dùng cho máy móc, dụng cụ hay thiết bị thuộc chương 90

5

Chương 91

Đồng hồ cá nhân hoặc đồng hồ loại khác và phụ tùng của đồng hồ

10

Chương 92

Nhạc cụ; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của nhạc cụ

10

Chương 93

Vũ khí và đạn dược; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
của chúng

10

Chương 94

Đồ dùng (giường, tủ, bàn, ghế...); bộ đồ giường, đệm, lót đệm giường, nệm và các trang bị tương tự;
đèn các loại và bộ đèn chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hộp được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự;
các cấu kiện nhà lắp sẵn

9401

Ghế ngồi (trừ các loại thuộc nhóm 9402), có hoặc không chuyển được thành giường và phụ tùng của chúng

10

9402

Bàn, ghế, giường, tủ dùng trong ngành y, giải phẫu, nha khoa hoặc thú y (ví dụ: bàn mổ, bàn khám, giường bệnh có lắp các bộ phận cơ khí, ghế nha khoa); ghế cắt tóc và các loại tương tự, có thể xoay, nâng hạ; phụ tùng của các mặt hàng kể trên

9402

10

00

- Ghế nha khoa, ghế cắt tóc hoặc các loại tương tự và các phụ tùng của chúng

10

9402

90

- Loại khác:

9402

90

10

- - Bàn, ghế, giường, tủ dùng trong y khoa, giải phẫu y khoa, giải phẫu thú y và phụ tùng của chúng

5

9402

90

90

- - Loại khác và phụ tùng của chúng

10

9403

Các đồ đạc khác và các phụ tùng của chúng

10

9404

Khung đệm giừơng; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường, các trang bị tương tự (ví dụ: đệm, mền chăn, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng mọi loại vật liệu hoặc bằng cao su hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc

10

9405

Đèn các loại, kể cả đèn pha và đèn sân khấu và phụ tùng của các loại đèn này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hộp được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự, có nguồn sáng cố định thường xuyên và phụ tùng của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

9405

10

- Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác, trừ các loại đèn này được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn:

- - Đèn mổ, đèn sân khấu:

9405

10

11

- - - Đèn mổ

5

9405

10

12

- - - Đèn sân khấu

10

9405

10

20

- - Bộ đèn huỳnh quang, đèn điện tròn có công suất đến 300W

10

9405

10

90

- - Loại khác

10

9405

20

- Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện:

9405

20

10

- - Đèn mổ

5

9405

20

90

- - Loại khác

10

9405

30

00

- Bộ đèn dùng cho cây nô-en

10

9405

40

- Đèn và bộ đèn điện khác:

9405

40

10

- - Đèn sân khấu

10

9405

40

20

- - Đèn đường

10

9405

40

30

- - Đèn dùng cho sân bay, toa đường sắt, đầu máy xe lửa, tầu thủy, máy bay

10

9405

40

90

- - Loại khác

10

9405

50

- Đèn và bộ đèn không dùng điện:

9405

50

10

- - Đèn thợ mỏ và tương tự

10

9405

50

20

- - Đèn bão

10

9405

50

30

- - Đèn dầu khác

10

9405

50

90

- - Loại khác

10

9405

60

00

- Biển hộp được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự

10

- Phụ tùng:

9405

91

- - Bằng thủy tinh:

9405

91

10

- - - Của đèn mổ

5

9405

91

20

- - - Của đèn sân khấu

10

9405

91

30

- - - Của đèn thợ mỏ và tương tự

10

9405

91

90

- - - Loại khác

10

9405

92

- - Bằng plastic:

9405

92

10

- - - Của đèn mổ, đèn sân khấu

10

Riêng: Đèn mổ

5

9405

92

20

- - - Của đèn thợ mỏ và tương tự

10

9405

92

90

- - - Loại khác

10

9405

99

- - Loại khác:

9405

99

10

- - - Dùng cho đèn thợ mỏ, đèn thợ khai thác đá

10

9405

99

90

- - - Loại khác

10

9406

Các cấu kiện đúc sẵn

10

Chương 95

Đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục
thể thao; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng

9501

Đồ chơi có bánh xe được thiết kế dùng cho trẻ em điều khiển (ví dụ xe ba bánh, xe đẩy, xe ô tô kiểu đạp chân); xe ngựa dùng cho búp bê

5

9502

Búp bê hình người

5

9503

Đồ chơi khác, mẫu thu nhỏ theo cùng tỷ lệ ("scale") và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự có hoặc không có khả năng vận hành; các loại đồ chơi đố trí

5

9504

Vật phẩm dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn dùng cho trò chơi có động cơ hoặc chuyển động (pinbal), bi-a, bàn đặc biệt dùng cho trò chơi ở sòng bạc (casino) và thiết bị dùng để chơi ky tự động (chẳng hạn bowling)

10

9505

Mặt hàng dùng trong lễ hội, hội trá hình hoặc trong các trò chơi giải trí khác, kể cả các mặt hàng dùng cho trò chơi ảo thuật hoặc trò vui cười

10

9506

Vật phẩm và dụng cụ dùng cho thể dục, điền kinh và các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong chương này; bể bơi và bể bơi xuồng

10

9507

Cần câu, lưỡi câu và các dụng cụ câu khác; vợt lưới bắt cá, vợt lưới bắt bướm và các loại lưới tương tự; chim giả làm mồi (trừ các loại thuộc nhóm 9208 hoặc 9705) và các dụng cụ cần thiết dùng cho săn bắn tương tự

10

9508

Vòng ngựa gỗ, đu, phòng tập bắn và các trò chơi giải trí chợ phiên, rạp xiếc lưu động, bầy thú xiếc lưu động, nhà hát lưu động

10

Chương 96

Các mặt hàng khác

10

Chương 97

Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ

10


Hướng Dẫn Áp Dụng Biểu Thuế Suất Thuế Giá Trị
Gia Tăng Theo Danh Mục Hàng Hoá Nhập Khẩu

1. Danh mục Biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng nhập khẩu (Phụ lục số 4) ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính (dưới đây gọi tắt là Danh mục) được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hoá của Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành, do đó về nguyên tắc việc phân loại hàng hoá của Danh mục này thực hiện như cách phân loại hàng hoá của Danh mục Biểu thuế nhập khẩu quy định tại Thông tư số 37/1999/TT/BTC ngày 07/04/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu; Thông tư số 99/2000/TT/BTC ngày 12/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại tập hợp các máy móc, thiết bị của thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ theo Biểu thuế nhập khẩu.

2. Danh mục này không ghi hết tên hàng hoá như Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành mà chỉ ghi tên chương, nhóm (4 số), phân nhóm (mã 6 số), mã 8 số, mục “Riêng” và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục. Việc áp dụng được thực hiện như sau:

a - Trường hợp Danh mục liệt kê theo tên chương thì toàn bộ các mặt hàng trong chương thuộc nhóm 4 số, mã 8 số và Mục “Riêng” được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục.

Ví dụ: Tại chương 34, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng với tên chương tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm 4 số, phân nhóm 6 số, mã 8 số và Mục “Riêng” của chương 34 được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

b - Trường hợp Danh mục liệt kê theo tên chương và Mục “Riêng” thì toàn bộ các mặt hàng trong chương thuộc nhóm 4 số, phân nhóm 6 số, mã 8 số và mục “Riêng” thuộc chương này theo Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành, trừ các mặt hàng thuộc Mục “Riêng” của Danh mục, được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục. Mục “Riêng” của Danh mục được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục.

Ví dụ: Tại chương 10 “Ngũ cốc”, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng với tên chương tại cột thuế suất của Danh mục là 10% và Mục “Riêng: Thóc, gạo, ngô, lúa mì”, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 5%, có nghĩa là toàn bộ các mặt hàng trong chương thuộc nhóm 4 số, phân nhóm 6 số, mã 8 số, trừ thóc, gạo, ngô, lúa mì được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Các mặt hàng thuộc Mục “Riêng” của Danh mục (bao gồm thóc, gạo, ngô, lúa mì) được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.

c - Trường hợp Danh mục liệt kê theo tên nhóm 4 số thì toàn bộ các mặt hàng thuộc mã 8 số hoặc Mục "Riêng" thuộc nhóm 4 số, phân nhóm 6 số, của Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành thuộc nhóm, phân nhóm này được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục.

Ví dụ: Tại Chương 37, nhóm 3707, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng với tên nhóm tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là toàn bộ các mặt hàng trong nhóm 3707 thuộc mã 8 số hoặc mục "Riêng" được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

d - Trường hợp Danh mục liệt kê theo tên nhóm 4 số và Mục “Riêng” thì toàn bộ các mặt hàng thuộc mã 8 số hoặc Mục "Riêng" thuộc nhóm này theo Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục, trừ các mặt hàng thuộc Mục “Riêng” của Danh mục. Mục “Riêng” của Danh mục áp dụng theo mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục.

Ví dụ: Nhóm 8523, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng với tên nhóm tại cột thuế suất của Danh mục là 5% và Mục "Riêng: Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại) thuộc mã số 85233000; nến sáp mới và trục lăn đã xoá bộ phận ghi gốc thuộc mã số 85239020", mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm 8523, bao gồm cả Mục "Riêng: Vỏ hộp băng để làm băng ghi hình, ghi tiếng" thuộc mã số 85231390 được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% (trừ mặt hàng: Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại) thuộc mã số 85233000; nến sáp mới và trục lăn đã xoá bộ phận ghi gốc thuộc mã số 85239020).

Mục "Riêng" của Danh mục (bao gồm thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại); nến sáp mới và trục lăn đã xoá bộ phận ghi gốc) được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

e - Trường hợp ngoài nhóm 4 số, Danh mục còn chi tiết đến mã 8 số và Mục "Riêng" thì những mặt hàng thuộc mã 8 số, Mục "Riêng" của mã 8 số theo Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi hiện hành, trừ Mục “Riêng” của Danh mục được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng với tên mã 8 số tại cột thuế suất của Danh mục. Mục "Riêng" của Danh mục được áp dụng mức thuế suất ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục.

Ví dụ: Tại nhóm 8421, mã số 84212310 "Bộ lọc dầu hoặc xăng dùng cho xe thuộc Chương 87", mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 5%, Mục "Riêng: Loại dùng cho xe thuộc nhóm 8711” mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là tất cả các mặt hàng là Bộ lọc dầu hoặc xăng dùng cho xe thuộc chương 87, trừ Bộ lọc dầu hoặc xăng dùng cho xe thuộc nhóm 8711, được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5 %. Mục "Riêng" của Danh mục (bao gồm loại dùng cho xe thuộc nhóm 8711) được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

g - Một số trường hợp do tiêu thức phân biệt giữa Danh mục Biểu thuế thuế nhập khẩu ưưu đãi và nhóm hàng chịu thuế giá trị gia tăng không đồng nhất hoặc là chưa xác định được cụ thể chính xác mặt hàng này có phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không, thì trong Danh mục này tạm thời ghi mức thuế giá trị gia tăng ấấn định tại cột thuế suất thuế giá trị gia tăng. Nếu đơn vị xuất trình được giấy tờ chứng minh mức thuế suất được áp dụng hoặc không là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Mục II, phần A và Điểm 2 Mục II phần B của Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính thì được áp dụng thuế giá trị gia tăng theo quy định này.

Ví dụ 1: Các mặt hàng thuộc nhóm 2206 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% (ghi tại cột thuế suất của Danh mục). Nếu mặt hàng trong nhóm 2206 được xác định là rượu thì đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì vậy không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Hoặc các mặt hàng thuộc nhóm 2710 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% (ghi tại cột thuế suất của Danh mục), trừ mặt hàng Xăng và Naphtha, Refomate và các chế phẩm khác để pha chế xăng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 2: Nhóm 8524 "Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác...", mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng với tên nhóm tại cột thuế suất của Danh mục là 5%, Mục "Riêng: Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại) thuộc mã số 85246000", mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là toàn bộ băng đĩa đã ghi chương trình được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu băng đĩa đã ghi chương trình thuộc loại phim tài liệu, phóng sự, khoa học... và có đủ điều kiện theo quy định tại Điểm 10, Mục II, Phần A Thông tư số 122/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên thì không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 3: Nhóm 9020 "Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác...", mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã ghi tương ứng tại cột thuế suất của Danh mục là 10%, có nghĩa là toàn bộ các mặt hàng thuộc mã 8 số của nhóm này được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Trường hợp các thiết bị thuộc nhóm 9020 được xác định là thiết bị chuyên dùng cho y tế theo quy định tại Điểm 2.19, Mục II, Phần B Thông tư số 122/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên thì thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 5%.

h - Các mặt hàng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc các mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được ký hiệu bằng dấu (*) trong Danh mục này tại cột thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 1: Tiền nhập khẩu (thuộc nhóm 4917, mã số 49170020) không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 2: Bia nhập khẩu thuộc nhóm 2203, mã số 22030000 là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

3. Trường hợp nhập khẩu các mặt hàng: lốp, máy vi tính dưới hình thức lốp đi liền với săm, yếm; máy vi tính đi liền với các bộ phận: bàn phím, con chuột, máy in, bộ phận lưu giữ điện thì lốp, máy vi tính cùng các bộ phận đi liền được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng ghi tại cột thuế suất. Nếu đơn vị nhập khẩu riêng lẻ từng bộ phận (săm, yếm, bàn phím, con chuột, máy in, bộ phận lưu giữ điện) thì các bộ phận này phải nộp thuế theo mức thuế suất quy định đối với từng mặt hàng.

4. Dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại sợi, dây giềng chuyên dùng để đan lưới đánh cá, không phân biệt nguyên liệu sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

5. Những mặt hàng là hoá chất cơ bản, dược liệu làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh đã được quy định tại Phụ lục 1, 2 kèm theo Thông tư số 122/2000/TT/BTC được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

6. Những mặt hàng có đủ điều kiện xác định là chuyên dùng cho an ninh quốc phòng thì không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điểm 19, Mục II, phần A Thông tư số 122/2000/TT/BTC .

7. Bản Danh mục Biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu được làm căn cứ xác định thuế suất đối với hàng hoá sản xuất kinh doanh trong nước. Trong trường hợp Danh mục hàng hoá được quy định thuế suất cụ thể trong Thông tư số 122/2000/TT/BTC thì áp dụng mức thuế suất theo quy định trong Thông tư.

Trong quá trình áp dụng nếu mặt hàng ghi thuế suất chưa cụ thể hoặc không phù hợp thì các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ tài chính ban hành

  • Số hiệu: 122/2000/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/12/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Vũ Văn Ninh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 11 đến số 12
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản