CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ danh cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh, trụ sở cơ quan Đại diện ngoại giao, trụ sở cơ quan Lãnh sự nước ngoài và nhà ở của viên chức ngoại giao không được sử dụng làm nơi tỵ nạn chính trị.
2- Tổng cục Bưu điện Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin, và Bộ Nội vụ quy định chi tiết việc thực hiện Khoản 1 Điều này.
Điều 3.- Trong trường hợp có lý do chính đáng để mở túi Lãnh sự nói tại Khoản 4 Điều 25 của Pháp lệnh thì việc đó phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài. Nếu người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài từ chối mở thì túi Lãnh sự bị trả về nơi xuất phát.
Điều 4.- Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quy định chi tiết về chủng loại, số lượng các đồ vật được nhập khẩu, và miễn nhập khẩu cũng như việc tái xuất và chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam nói tại các Điều 6, 14, 15, 16, 17, 22, 26, 31 và 38 của Pháp lệnh cho tất cả các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ nêu trong Pháp lệnh.
2- Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 35 của Pháp lệnh, nước cử có thể uỷ nhiệm cho một viên chức Lãnh sự chuyên nghiệp của cơ quan Lãnh sự của nước này tại Việt Nam tiến hành một số hoạt động ngoại giao sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng ý.
2- Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan Đại diện ngoại giao của nước cử có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam việc nước cử tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của các viên chức, nhân viên của cơ quan Đại diện ngoại giao, của người đứng đầu hoặc tạm thời đứng đầu cơ quan Lãnh sự và các viên chức, nhân viên của cơ quan Lãnh sự nếu pháp luật của nước cử quy định như vậy.
3- Trong trường hợp nước cử chỉ có cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam và có thoả thuận trước với Việt Nam thì cơ quan Lãnh sự đó có thể thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam việc nước cử tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ của các viên chức, nhân viên của cơ quan Lãnh sự.
2- Thời hạn để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam quy định đối với thân nhân của viên chức hoặc nhân viên cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nói tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Pháp lệnh là 30 ngày kể từ khi Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận được thông báo chính thức của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự về việc viên chức hoặc nhân viên của họ chết.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1- Các Tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc nói tại Điều 39 của Pháp lệnh gồm có Liên hợp quốc, các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
2- Việt Nam áp dụng các quyền ưu đãi, miễn trừ đối với cơ quan Đại diện của các Tổ chức Quốc tế nói tại khoản 1 Điều này, cũng như viên chức, nhân viên của cơ quan và thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ và các viên chức, nhân viên của các Tổ chức quốc tế đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế được Việt Nam thừa nhận:
- Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp quốc;
- Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi, miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc;
- Hiệp định năm 1959 về ưu đãi, miễn trừ của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế;
- Các hiệp ước giữa Chính phủ Việt Nam với mỗi tổ chức quốc tế cụ thể trong đó có quy định về những ưu đãi, miễn trừ.
Những điều ước quốc tế áp dụng đối với các đối tượng nói tại Điều 40 của Pháp lệnh và các viên chức, nhân viên của các tổ chức đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam bao gồm:
1- Hiến chương (hoặc điều lệ, hoặc quy chế, hoặc hiệp định thành lập) của mỗi tổ chức liên Chính phủ mà Việt Nam là một bên tham gia.
2- Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với mỗi tổ chức liên Chính phủ cụ thể trong đó có quy định về những ưu đãi, miễn trừ.
Điều 10.- Cơ quan đại diện của các tổ chức phi Chính phủ nói tại Điều 41 của Pháp lệnh, cũng như viên chức, nhân viên cơ quan và thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ và các viên chức, nhân viên của các tổ chức đó đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam được hưởng những ưu đãi, miễn trừ quy định trong các thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với một tổ chức phí Chính phủ.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ
Điều 11.- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước như sau:
1- Chủ động đề xuất với Chính phủ việc đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và quyền ưu đãi, miễn trừ đối với các tổ chức quốc tế.
2- Chủ trì chuẩn bị các dự án văn bản pháp luật và các dự án khác liên quan đến việc thực hiện, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
3- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài, cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế và thành viên của các cơ quan đó.
4- Quản lý các công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện nói tại khoản 3 Điều này.
5- Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết và xử lý các hành vi vi phạm Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
a) Viên chức, nhân viên của các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.
b) Thành viên gia đình cùng sống chung thành một hộ với các viên chức, nhân viên của cơ quan và những người phục vụ cho các viên chức của cơ quan.
2- Những người nước ngoài sau đây không phân biệt mạng hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay phổ thông khi nhập cảnh Việt Nam được miễn thủ tục đăng ký lưu trú tại Bộ Ngoại giao, chỉ cần công an cửa khẩu đóng dấu cấp phép lưu trú cho họ phù hợp với thời hạn của thị thực nhập, xuất cảnh đã được cấp trong hộ chiếu:
a) Thành viên của các Đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài và những người cùng đi trong Đoàn đến thăm, làm việc tại Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam.
b) Khách nước ngoài đến thăm, làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cũng như khách của các viên chức, nhân viên của những cơ quan này đến thăm họ.
3- Những đối tượng nói tại khoản 2 Điều này nếu cần và được phép kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam thì:
a) Bộ Ngoại giao gia hạn thị thực nhập, xuất cảnh cho những người nói tại khoản 2 (a) trên đây và cho tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trừ những trường hợp có thoả thuận miễn thị thực nhập, xuất cảnh giữa Việt Nam và nước cử.
b) Bộ Nội vụ gia hạn thị thực nhập, xuất cảnh cho nhưng người mang hộ chiếu phổ thông.
4- Những người nói tại khoản 1 và 2 Điều này muốn đến khu vực có cắm biển "cấm" phải gửi đơn xin phép tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
2- Trong trường hợp cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế hoặc cơ quan Lãnh sự nước ngoài tổ chức những hoạt động mang tính chất chính thức như chiêu đãi, chiếu phim, họp báo, lễ hội truyền thống, hội thảo, gặp gỡ v.v... có mời khách là công dân Việt Nam hoặc cần sự giúp đỡ của phía Việt Nam thì các cơ quan đó có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ hữu quan chậm nhất trước 72 giờ.
2- Các cơ quan đại diện nói tại khoản 1 Điều này khi có nhu cầu tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về tuyển dụng lao động và phải thông qua Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Công văn số 14361TC/TCT ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc thông báo phát hành sổ định mức hàng miễn thuế
- 2Thông tư 118-TCHQ/GSQL năm 1995 hướng dẫn Quyết định 96/TM-XNK về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập của Tổng cục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 20/TCHQ-GSQL năm 1996 ban hành quy trình làm thủ tục hải quan chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 14361/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc thông báo phát hành sổ định mức hàng miễn thuế
- 1Công văn số 14361TC/TCT ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc thông báo phát hành sổ định mức hàng miễn thuế
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993
- 4Thông tư 118-TCHQ/GSQL năm 1995 hướng dẫn Quyết định 96/TM-XNK về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập của Tổng cục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Chỉ thị 275/TCHQ-GSQL năm 1995 về việc làm thủ tục hải quan đối với hành lý, hàng hóa của viên chức ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 6Quyết định 20/TCHQ-GSQL năm 1996 ban hành quy trình làm thủ tục hải quan chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn về việc bán hàng miễn thuế cho người được uỷ quyền mua hàng miẽn thuế
- 8Công văn 14361/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc thông báo phát hành sổ định mức hàng miễn thuế
Nghị định 73-CP năm 1994 Hướng dẫn Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam
- Số hiệu: 73-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/07/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 15/10/1994
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 30/07/1994
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực