Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1710 – 85

ĐỘNG CƠ Ô TÔ - TRỤC CAM - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Automobile engines - Camshaft - Technical requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1710 – 75

Tiêu chuẩn này áp dụng cho trục cam bằng thép, có kích thước danh nghĩa và sửa chữa của động cơ ô tô.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Trục cam phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và bản vẽ đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

1.2. Trục cam phải được chế tạo bằng thép C40, C45 theo TCVN 1766 – 75 hoặc thép 15 Cr, 18CrMnTi hay các loại thép khác có cơ lý tính tương đương.

1.3. Trục cam chế tạo bằng thép C40, C45 và phải tiến hành tôi bề mặt. Chênh lệch độ cứng của trục không được lớn hơn 40HB.

Độ cứng của những vấu cam và bánh lệch tâm của bơm xăng không được nhỏ hơn 54 HRC.

Cho phép độ cứng hạ thấp tới 50 HRC.

a) Ở những mũi của vấu cam, trên khoảng cách 1,5 mm kể từ mặt mút của chúng;

b) Ở những mặt làm việc còn lại của vấu cam, trên khoảng cách 2m từ mặt mút của chúng;

c) Ở phần làm việc của bánh lệch tâm trên khoảng cách 1 mm từ mặt mút.

Độ cứng của ngưỡng trục phải đạt 54 – 56 HRC, phần ngõng trục lắp ổ lăn (có vòng trong) cho phép không tôi.

Độ cứng răng của bánh răng không được nhỏ hơn 40HRC

1.4. Chiều sâu lớp thấm tôi bề mặt làm việc của trục cam phải nằm trong khoảng 2 – 3 mm.

Chiều sâu lớp tôi được xác định bằng chiều dày của lớp tính từ bề mặt gia công đến lớp xuất hiện pherít.

Cho phép chiều sâu lớp tôi đến 10mm trên những mũi của vấu cam.

Tổ chức kim loại của lớp thấm tôi đối với vấu cam và chênh lệch tâm phải là kết cấu của máctenxít hình kim nhỏ hoặc hình kim trung bình.

1.5. Trục cam chế tạo bằng thép 15Cr và 18CrMnTi phải tiến hành xêmentít hóa và tiếp theo tôi bề mặt phải được nói rõ trong bản vẽ.

Sau khi gia công cơ lần cuối cùng, chiều sâu lớp xêmentít của bề mặt trục phải nằm trong khoảng 1 - 2 mm.

Sự khác nhau về chiều sâu lớp xêmantít tôi được xác định từ bề mặt gia công của trục đến lớp xuất hiện pherít.

Không cho phép chuyển biến đột ngột từ lớp xêmentít đến lõi.

Tổ chức kim loại lớp xêmentít tôi của bề mặt trục phải là kết cấu máctenxít hình kim nhỏ.

Không cho phép xêmentít tự do ở dạng hình kim hay dạng lưới dày đặc.

Cho phép ostetnít dư trong một lượng mà không làm giảm độ cứng của bề mặt quy định.

1.6. Những bề mặt không gia công của trục không được có vẩy sắt, vết nhăn, vẩy, phân tầng và vết nứt.

1.7. Những bề mặt gia công của trục phải sạch, không được có vết xước, lõm, ba via, đốm đen, rạn nứt, chất phi kim loại và vết cháy xém.

Cho phép làm sạch những khuyết tật trên những bề mặt không làm việc của trục, với điều kiện bảo đảm kích thước cho phép.

Cần phải làm cùn cạnh sắc trên đầu mút vấu cam, ngõng trục và bánh lệch tâm.

1.8. Thông số nhám các bề mặt theo TCVN 2511 – 76 không được lớn hơn:

Ra­ = 0,63 mm đối với cổ trục trục cam động cơ ô tô tải;

Ra = 0,32 mm đối với cổ trục trục cam động cơ ô tô nhỏ;

Ra = 0,63 mm đối với bề mặt làm việc của vấu cam;

Ra = 1,25 mm đối với bánh lệch tâm dùng cho bơm xăng và đối với mặt đầu định vị chiều trục của trục cam.

1.9. Sai lệch độ trụ của cổ trục không được lớn hơn 0,01 mm theo TCVN 2510 – 78.

1.10. So với cổ trục ở 2 đầu mút trục cam:

Độ đảo các cổ trục trung gian không được lớn hơn 0,025 mm khi khoảng cách giữa 2 cổ trục ở đầu mút trục cam không lớn hơn 1000 mm. Nếu khoảng cách đó lớn hơn 1000 mm thì trị số độ đảo cho phép không lớn hơn 0,035 mm;

Độ đảo của phần trụ trên mặt cam tiếp xúc với con đội không có khe hở không được lớn hơn 0,025 mm. Trường hợp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1710:1985 về Động cơ ô tô - Trục cam - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN1710:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1985
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản