Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1709 – 85

ĐỘNG CƠ Ô TÔ - LÒ XO XU PÁP - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Automobile engines - Valve spring - Technical requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1709 – 75

Tiêu chuẩn này áp dụng cho lò xo xu páp hình trụ động cơ  ô tô.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 Lò xo phải được chế tạo bằng thép lò xo: 50 CrVA, C65A, 65 Mn hay các loại thép khác có cơ lý tính tương đương.

1.2 Sai lệch về kích thước của lò xo như đã chỉ trong hình vẽ của tiêu chuẩn này, không được vượt quá:

a) Theo đường kính ngoài D1 hoặc đường kính trong D2:

- Khi đường kính trung bình D đến 30 mm, sai lệch không quá ± 0,20 mm ;

- Khi đường kính trung bình D lớn hơn 45 m đến 60 mm, sai lệch không quá  ± 0,30 mm;

- Khi đường kính trung bình D lớn hơn 60 mm, sai lệch không quá ± 0,40 mm;

Đối với vòng tựa đầu của lò xo, cho phép  tăng đường kính của chúng khác với đường kính của vòng làm việc :

- Khi đường kính trung bình đến 25 mm – tăng 0,3 mm;

- Khi đường kính trung bình trong khoảng 25 ÷ 45 mm – tăng 0,5 mm;

- Khi đường kính trung bình lớn hơn 45 mm – tăng 1 mm.

b) Theo số vòng chung n :

Đối với lò xo có n đến 7, sai lệch ± 0,1 vòng;

Đối với lò xo có n trong khoảng 7 ¸ 12, sai lệch ± 0,15 vòng ;

Đối với lò xo có n trong khoảng 12 ¸ 20, sai lệch ± 0,20 vòng ;

Đối với lò xo có n lớn hơn 20, sai lệch  ± 0,30 vòng.

1.3 Những vòng cuối của hai đầu lò xo cần phải khít thành một vòng và mài vuông góc với đường trục của lò xo.

Khe hở giữa vòng làm việc và vòng cuối không được vượt quá 3% so với bước danh nghĩa (t) của của những vòng làm việc.

1.4 Sai lệch độ vuông góc giữa mặt tỳ của lò xo ở trạng thái tự do (H) đối với trục của nó không được quá 10.

1.5 Mặt tựa phải phẳng trên chiều dài không nhỏ hơn ¾ chiều dài vòng tròn cuối. Chiều dày đầu mút của hai vòng đỡ của lò xo không được nhỏ hơn 15% so với đường kính dây cuốn.

1.6 Các vòng của lò xo phải đồng tâm với nhau. Sai lệch độ đồng tâm không được vượt quá 2% đường kính trung bình của lò xo.

1.7 Tương ứng với tải trọng P1 là chiều cao H1 của lò xo khi đóng xupáp.

Tương ứng với tải trọng P2 là chiều cao H2 của lò xo khi  mở xu páp.

Lò xo không được có biến dạng dư khí nén đến độ cao H2.

1.8 Sai lệch của tải trọng P1, P2 so với tải trọng danh nghĩa của lò xo không được quá  ± 6%.

1.9 Lò xo phải giữ được tải trọng của chu kỳ liên tục từ chiều cao H1 đến chiều cao H2 trong khoảng thời gian không ít hơn 2000 giờ.

2. QUI TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP.

2.1 Mỗi lò xo xu páp phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất nghiệm thu và đảm bảo tất cả các lò xo chế tạo ra đạt yêu cầu quy định trong  bản thiết kế và của tiêu chuẩn này.

2.2 Kiểm tra mác thép hoặc chất lượng của thép làm lò xo đo phòng thí nghiệm hoặc bộ phận kiểm tra của cơ sở sản xuất tiến hành, cho phép kiểm tra thành phần hóa học của thép làm lò xo từ các lò xo đã hoàn chỉnh.

2.3 Kiểm tra trạng thái bề mặt các vòng lò xo bằng mắt thường cho phép sử dụng kính lúp có độ phóng đại năm lần và thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng từ tính.

2.4 Phải kiểm tra các thông số sau đây của lò xo:

Đường kính ngoài, đường kính trong, tổng số vòng, khe hở giữa hai vòng cuối với các vòng làm việc, độ không vuông góc của bề mặt tựa đối với đường trục lò xo, độ không đồng tâm của các vòng lò xo.

2.5 Độ biến dạng dư được xác định bằng hiệu số giữa các chiều cao của lò xo ở trạng thái tự do trước và

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1709:1985 về Động cơ ô tô - Lò xo xu páp - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN1709:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1985
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản