Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1720 – 85

ĐỘNG CƠ Ô TÔ - BẠC LÓT - Ổ TRỤC KHUỶU VÀ Ổ THANH TRUYỀN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Automobile engines - Bearinges of crankshaft and big end half - Technical requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1720-75

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bạc lót hợp kim babít của ổ trục khuỷu và ổ thanh truyền có kích thước danh nghĩa và kích thước sữa chữa lắp trên ô tô vận tải và du lịch chạy bằng xăng.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Bạc lót phải chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và tài liệu thiết kế đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

1.2. Bạc lót được chế tạo bằng vật liệu sau: Vỏ ngoài làm bằng thép C8s, C10s, C15s và các loại thép các bon thấp có cơ lý tính tương đương.

Hợp kim chịu mòn dùng ba bít nền thiếc Б 88, Б 83, ba bít nền chì Б H, Б T.

Chú thích: Tạm thời dùng theo tiêu chuẩn hiện hành của Liên xô hay các nước khác cho tới khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam và vật liệu chịu mòn.

1.3. Tổ chức tế vi của hợp kim chịu mòn phải đúng quy định theo bản vẽ thiết kế, mịn, chắc, không có lẫn tạp chất.

1.4. Độ cứng lắp hợp kim chịu mòn phải đạt 20 ÷ 30 HB.

1.5. Thông số nhám các bề mặt bạc lót theo TCVN 2511 – 78 và phải đạt:

Ra ≤ 1,25 mm – đối với mặt trụ ngoài và mặt trụ trong.

Ra ≤ 2,50 mm – đối với mặt phẳng tiếp giáp, mặt vai chịu lực đẩy chiều trụ và mặt đầu ở bạc lót có vai.

Cho phép chế tạo bạc lót còn để dư lượng cạo trên bề mặt làm việc với thông số nhám Ra ≤ 2,50 mm.

1.6. Chiều dày các loại bạc lót đối với từng loại động cơ phải phù hợp với tài liệu thiết kế và nằm trong khoảng:

Chiều dày vỏ thép từ 1,47 ÷ 2,80 mm.

Chiều dày lớp hợp kim chịu mòn từ 0,25 ÷ 0,50 mm.

1.7. Trong một bạc lót. Sai lệch chiều dày lớn hợp kim chịu mòn không được vượt quá 0,15 mm, sai lệch chiều dày của toàn bộ bạc lót không được vượt quá 0,05 mm.

1.8. Độ nhô của mép tiếp giáp bạc lót so với mặt chuẩn đi qua tâm bạc lót và mép còn lại không được nhỏ hơn:

0,10 mm – đối với bạc lót không có vai;

0,05 mm – đối với bạc lót có vai.

1.9. Ở trạng thái tự do bạc lót phải có độ bung, Giá trị giới hạn của độ bung phải quy định trong tài liệu thiết kế.

1.10. Hợp kim chịu mòn phải làm dính vào mỏ thép, không được có hiện tượng bong, tróc.

1.11. Bề mặt lớp hợp kim chịu mòn không được có các khuyết tật như rỗ, lẫn xỉ, tạp chất không được có các vết do va chạm cọ sát.

1.12. Mặt phẳng tiếp giáp của hai nửa bạc lót phải phẳng. Ở trạng thái ép chặt, sai lệch độ song song giữa mặt phẳng tiếp giáp của bạc lót với đường sinh của mặt trụ ngoài không được lớn hơn 0,05 mm.

1.13. Sai lệch độ vuông góc giữa mặt đầu làm việc với mặt trụ ngoài của bạc lót có vai không được lớn hơn 0,05 trên toàn bộ chiều dài.

1.14. Bề mặt không làm việc của bạc lót nên có lớp mạ chống gỉ. Hình thức mạ, chiều dày và độ nhám bề mặt lớp mạ phải quy định trong tài liệu thiết kế.

1.15. Diện tích tiếp xúc của mặt trụ ngoài bạc lót với Ca líp kiểm tra không được nhỏ hơn 85% toàn bộ diện tích, vết tiếp xúc phải phân bố đều.

2. QUI TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ.

2.1. Sản phẩm phải được kiểm tra nghiệm thu và kiểm tra định kỳ. Qui cách lô, số sản phẩm lấy ra trong lô để kiểm tra theo TCVN 2600 – 78, TCVN 2601 – 78 và TCVN 2601 – 78 và sự thỏa thuận của khách hàng.

2.2. Kiểm tra nghiệm thu bạc lót theo các điều 1.1; 1.5; 1.7 đến 1.12 và 1.14. Kiểm tra định kỳ bạc lót theo các điều 1.2; 1.3; 1.4; 1.7; 1.11; 1.12 và 1.14. Chu kỳ kiểm tra và trình tự kiểm tra phải nêu rõ trong tài liệu thiết kế.

2.3. Kiểm tra chiều dày bạc lót phải đo dọc chu vi không ít hơn 6 chỗ, mỗi đầu không ít hơn 3 chỗ.

2.4. Chiều cao bạc lót H =  phải được kiểm tra bằng đồ gá chuy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1720:1985 về Động cơ ô tô - Bạc lót - Ổ trục khuỷu và ổ thanh truyền - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN1720:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1985
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản