- 1Quyết định 247/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 21/2003/QĐ-TTg về ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 235/Pg-KTTH ngày 16 tháng 07 năm 2003 của Vụ Kinh tế Tổng hợp về thông tin một số nội dung chủ yếu của Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi.
- 3Quyết định 21/2003/QĐ-TTg về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ vủa Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Nghị định 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
- 6Thông tư 03/2004/TT-BTC hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn số 725/TTg-KTTH về việc ngân sách địa phương huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 71/2011/QĐ-TTg về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2002/QH11 | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 01/2002/QH11 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3.
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Điều 4.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên;
h) Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
1. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp.
2. Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
Điều 8.
1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong phạm vi được giao; nghiêm cấm các trường hợp vay, cho vay và sử dụng ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật.
Điều 9.
1. Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Chính phủ quy định phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương.
2. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định.
Điều 10.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ.
Điều 11.
Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản khác của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 13.
1. Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai.
2. Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán ngân sách phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai ngân sách.
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC, CHÍNH PHỦ, CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:
1. Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách;
2. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước;
3. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước:
a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
c) Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp;
4. Quyết định phân bổ ngân sách trung ương:
a) Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
b) Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu;
5. Quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước;
6. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
7. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;
8. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
9. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Điều 16 .Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
1. Ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách được Quốc hội giao;
2. Cho ý kiến về các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội;
3. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu quy định tại
4. Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, các báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội;
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính;
4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách;
5. Kiến nghị các vấn đề về quản lý lĩnh vực tài chính - ngân sách.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Giám sát việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách và việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách;
3. Kiến nghị các vấn đề về tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách.
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
1. Công bố luật, pháp lệnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách;
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định về lĩnh vực tài chính - ngân sách;
3. Yêu cầu Chính phủ báo cáo về công tác tài chính - ngân sách khi cần thiết.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền;
2. Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
3. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo quy định tại
4. Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước;
5. Tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;
6. Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách; quy định việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn dự trữ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này;
7. Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với những định mức phân bổ và chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành;
8. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thực hiện và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
9. Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định;
10. Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
1. Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách và xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoài nước trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền;
2. Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, quyết toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước;
3. Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao; lập quyết toán ngân sách trung ương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của Nhà nước;
4. Kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, có quyền kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ đối với những quy định của bộ, cơ quan ngang bộ; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành đối với những nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; đình chỉ việc thi hành hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
5. Thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ của quốc gia;
6. Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước;
7. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
1. Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách;
2. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. Lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trong lĩnh vực phụ trách theo phân công của Chính phủ;
3. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoài nước, xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;
2. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình;
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
3. Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
4. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy định;
5. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
6. Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán đối với ngân sách được giao; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước được giao.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:
a) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
c) Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
a) Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
b) Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu;
3. Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
4. Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
5. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
6. Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
7. Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;
8. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại
b) Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại
c) Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ;
đ) Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại
2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách;
4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại
5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương;
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn;
7. Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
8. Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại
9. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách:
1. Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc;
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;
5. Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Điều 28. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:
1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
Điều 29.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý.
NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
đ) Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước;
g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
h) Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương;
i) Thu kết dư ngân sách trung ương;
k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;
e) Phí xăng, dầu.
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước;
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương;
d) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
e) Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện;
g) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm nhận;
i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
4. Chi viện trợ;
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
r) Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại
s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại
3. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương;
4. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Điều 34.
1. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định tại
a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương;
b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
c) Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất;
d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.
2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Ngoài các khoản thu được phân cấp theo quy định tại
Điều 36 .
1. Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu hưởng 100%, số thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.
2. Tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các
3. Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ ngân sách cấp dưới khi phát sinh nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng được.
1. Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
3. Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.
4. Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trình, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm.
5. Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định.
1. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
2. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước; thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương.
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, dự toán ngân sách các địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương theo các chỉ tiêu quy định tại
2. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại
Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm:
1. Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách;
2. Làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để điều chỉnh các điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách địa phương đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách; đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Uỷ ban nhân dân cấp đó đề nghị;
3. Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa phương.
Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương do Chính phủ trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu sau đây:
1. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước, các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước;
2. Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước;
3. Các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước;
4. Bội chi ngân sách nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước;
5. Báo cáo các khoản nợ của Nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm;
6. Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân sách nhà nước;
7. Danh mục, tiến độ thực hiện và mức dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các dự án, các công trình quan trọng quốc gia thuộc nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định;
8. Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.
Các tài liệu cần thiết phải kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
4. Trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
5. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, song không được chậm hơn thời hạn Chính phủ quy định.
Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, khi quyết định tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, Quốc hội, Hội đồng nhân dân đồng thời xem xét và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách.
Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với quyết định của Quốc hội.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách, Chính phủ quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương, Uỷ ban nhân dân quyết định các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách địa phương và ngân sách cấp mình.
Việc điều chỉnh dự toán ngân sách được thực hiện theo quy định sau:
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân theo quy trình lập, quyết định ngân sách quy định tại Luật này;
2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước và báo cáo Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
1. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, nếu không đúng dự toán ngân sách được giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì yêu cầu điều chỉnh lại.
2. Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp quy định tại
1. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách có thể điều chỉnh dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực được giao, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp.
2. Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định tại
1. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.
2. Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả.
1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp;
c) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân vì nguyên nhân khách quan mà không thể nộp đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chỉ được nộp chậm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu tổ chức, cá nhân nộp chậm mà không được phép, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan thu, các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân nộp chậm để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách.
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại
1. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện.
2. Chi đầu tư phát triển phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
3. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện.
1. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại
2. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định.
Điều 59.
Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, nếu có sự thay đổi về thu, chi thì thực hiện như sau:
1. Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Chính phủ dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện; Uỷ ban nhân dân dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân thống nhất ý kiến với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện;
2. Trường hợp số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng;
3. Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng các nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó theo quy định tại
4. Trường hợp số thu, chi có biến động lớn so với dự toán đã được quyết định, cần phải điều chỉnh tổng thể thì Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại
5. Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, Chính phủ quyết định trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu so với dự toán thưởng cho ngân sách địa phương, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước.
Căn cứ vào mức thưởng do Chính phủ quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới;
6. Định kỳ, Chính phủ báo cáo ủy ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân tình hình thực hiện những quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này;
1. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách hoặc sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Chương 6:
KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.
2. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ kế toán ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tài chính.
1. Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước.
2. Toàn bộ các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải hạch toán vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau.
Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau.
1. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách lập quyết toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên.
2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khi kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn ngân sách trong năm; khi dự án hoàn thành, phải lập và báo cáo quyết toán công trình theo quy định của pháp luật.
3. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
a) Kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã duyệt. Lập quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp;
b) Kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước của các đơn vị trực thuộc;
c) Đối với những dự án, nhiệm vụ quy mô lớn, được đề nghị cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hoặc sử dụng dịch vụ kiểm toán để có thêm căn cứ xét duyệt quyết toán theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
2. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và quyết toán ngân sách địa phương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
3. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp quyết toán ngân sách địa phương có sai sót, cơ quan tài chính cấp trên có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có quyền độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình; trong trường hợp cần thiết, cơ quan Kiểm toán Nhà nước được đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan khác theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm toán khi Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có yêu cầu.
4. Việc kiểm toán quyết toán ngân sách được thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán; trường hợp kiểm toán sau khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18 tháng, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.
2. Trong trường hợp quyết toán ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội, Hội đồng nhân dân yêu cầu để trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân vào thời gian do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản phải thu nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách nhà nước;
2. Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách nhà nước.
Chương 7:
KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước.
1. Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân.Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện ngân sách nhà nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, tăng đầu tư phát triển, tăng thu, tăng điều tiết cho ngân sách cấp trên, giảm bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên là căn cứ để đánh giá, khen thưởng.
Điều 72.Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước;
8. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà kê khai sai, nộp sai;
9. Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
10. Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;
11. Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 73.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào những quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; quy định một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Luật này thay thế Luật ngân sách nhà nước năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 1998. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Việc thu, chi, quyết toán ngân sách nhà nước và những vấn đề phát sinh từ việc thực hiện ngân sách nhà nước trước khi Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng theo pháp luật hiện hành.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Nghị quyết số 48/2005/NQ-QH11 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2006 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 606/QĐ-BTC đính chính Quyết định 01/2006/QĐ-BTC sửa đổi hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 415/2006/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do mưa lũ và sụt lún đất tại Tỉnh Quảng Trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 01/2006/CT-CA về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân tối cao năm 2006 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá do Bộ văn hóa-thông tin, Bộ tài chính ban hành
- 6Quyết định 738/QĐ-TTg năm 2006 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 39/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN Hướng dẫn kinh phí tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra nhân dân của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp do Bộ Tài chính – Ban thường trực UBTWMTTQVN Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 47/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 04/2006/TT-BTNMT hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2006 về việc hỗ trợ vốn cho các địa phương để xử lý các công trình đê, kè, phòng, chống lụt bão cấp bách do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1081/2004/QĐ-BTC quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thuế, Hải quan và Kho bạc Nhà nước trong quản lý thu thuế và các khoản thu NSNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 85/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 do Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 86/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông báo số 303/2006/TB-BTC về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 10/2006 do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 94/2006/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 17Quyết định 231/2006/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Thông báo số 328/2006/TB-BTC về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11/2006 do Bộ Tài chính ban hành
- 19Thông tư 99/2006/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 20Quyết định 232/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 3770/2006/QĐ-BTC về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 22Thông tư 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 23Thông tư 04/2007/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm do Bộ Tài chính ban hành
- 24Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007 do Chính phủ ban hành
- 25Thông tư 06/2007/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Bộ Tài chính ban hành
- 26Thông báo số 19/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách Nhà nước năm 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 27Chỉ thị 01/2004/CT-BXD về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 28Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thực hiện các dự án thuộc "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 29Thông tư liên tịch 31/2007/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với Olympic toán học quốc tế tại việt nam năm 2007 do Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 30Thông tư liên tịch 34/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH-UBTDTT hướng dẫn Quyết định 234/2006/QĐ-TTg về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao do Bộ Tài chính - Bộ lao động, thương binh và xã hội - Ủy ban thể dục thể thao ban hành
- 31Thông tư liên tịch 37/2007/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 32Quyết định 547/2007/QĐ-TTg về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh Ninh Thuận do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 33Thông tư liên tịch 49/2007/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn tạm thời nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 34Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 35Quyết định 658/QĐ-BTS năm 2007 về việc Kiện toàn Hội đồng Quản lý Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ban hành
- 36Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài Chính- Bộ Nội Vụ ban hành
- 37Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 38Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 39Công văn về việc giải đáp vướng mắc về thuế giá trị gia tăng
- 40Công văn về việc thời điểm tính thu sử dụng vốn
- 41Công văn về việc lãi liên doanh và nộp thu sử dụng vốn
- 42Công văn của Tổng Cục thuế hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 43Công văn 23/TCT/NV1 của Tổng cục Thuế về việc hoá đơn chứng từ chi thưởng khuyến mại và thu sử dụng vốn năm 2001
- 44Công văn 492/TCT/NV4 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết nợ thuế
- 45Công văn 1388TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về việc phối hợp với các ngành chức năng chống buôn lậu và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
- 46Thông tư 18/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 47Thông tư 65/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc điều tra thống kê thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 48Thông tư 69/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 49Thông tư 97/2003/TT-BTC sửa đổi Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài chính ban hành
- 50Thông tư 114/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành về chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 do Bộ Tài chính ban hành
- 51Chỉ thị 18/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 52Công điện 587/CĐ-TTg về thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, các chương trình công tác của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 53Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2007 bổ sung kinh phí năm 2007 của Bộ Tư pháp để phục vụ hoạt động của các đơn vị thi hành án mới được thành lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 54Thông tư 99/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg do Bộ tài chính ban hành
- 55Công văn số 2761/BKHCN-KHTC về việc phương án phân bổ NSNN bổ sung năm 2007 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 56Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT/BCT-BTC hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam do Bộ Công thương và Bộ Tài chính ban hành
- 57Công văn số 1874/TTg-QHQT về việc phê duyệt danh mục Dự án do WB tài trợ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 58Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân do Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính ban hành
- 59Quyết định 2862/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế quản lý công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công chính do các đơn vị thuộc Sở Giao thông Công chính trực tiếp quản lý, bảo trì do Giám đốc Sở Giao thông-Công chính ban hành
- 60Thông tư liên tịch 142/2007/TTLT/BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Tài chính và Bộ Công thương ban hành
- 61Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành
- 62Quyết định 97/2007/QĐ-BTC về Quy chế nhập, xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 63Thông tư liên tịch 2478/2007/TTLT-TTCP-BNV-BTC-BCA hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên Công an nhân dân do Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 64Lệnh công bố Luật ngân sách nhà nước 2002
- 65Thông báo số 268/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế tài chính của các trung tâm học tập cộng đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 66Thông tư liên tịch 150/2007/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 67Thông tư liên tịch 152/2007/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với hoạt động tổ chức hội chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 68Thông tư 01/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học do Bộ Tài chính ban hành
- 69Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 70Thông tư liên tịch 04/2008/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan Thanh tra nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 71Quyết định 1357/QĐ-KTNN năm 2007 về Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 2% trên số tiền thực nộp vào ngân sách Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước phát hiện do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 72Thông tư 08/2008/TT-BTC sửa đổi Thông tư 108/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành
- 73Thông tư 20/2008/TT-BTC hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo do Bộ Tài chính ban hành
- 74Công văn số 1557/VPCP-KTTH về việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 75Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2008 về việc xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 76Công văn số 409/TTg-KTTH về việc ngân sách trung ương hỗ trợ 2 tỉnh Đồng Tháp và Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 77Công văn số 568/TC/NSNN về việc giao dự toán chi tiết ngân sách năm 2000 cho đơn vị sử dụng ngân sách do Bộ Tài chính ban hành
- 78Luật ngân sách nhà nước 2015
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 48/2005/NQ-QH11 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2006 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 606/QĐ-BTC đính chính Quyết định 01/2006/QĐ-BTC sửa đổi hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 415/2006/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do mưa lũ và sụt lún đất tại Tỉnh Quảng Trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 01/2006/CT-CA về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân tối cao năm 2006 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư liên tịch 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá do Bộ văn hóa-thông tin, Bộ tài chính ban hành
- 7Quyết định 738/QĐ-TTg năm 2006 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 39/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN Hướng dẫn kinh phí tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra nhân dân của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp do Bộ Tài chính – Ban thường trực UBTWMTTQVN Việt Nam ban hành
- 9Thông tư 47/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 04/2006/TT-BTNMT hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2006 về việc hỗ trợ vốn cho các địa phương để xử lý các công trình đê, kè, phòng, chống lụt bão cấp bách do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1081/2004/QĐ-BTC quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thuế, Hải quan và Kho bạc Nhà nước trong quản lý thu thuế và các khoản thu NSNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 85/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 do Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 86/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông báo số 303/2006/TB-BTC về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 10/2006 do Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 94/2006/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 18Quyết định 231/2006/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Thông báo số 328/2006/TB-BTC về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11/2006 do Bộ Tài chính ban hành
- 20Quyết định 247/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 21/2003/QĐ-TTg về ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Thông tư 99/2006/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 22Quyết định 232/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 3770/2006/QĐ-BTC về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Thông tư 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 25Thông tư 04/2007/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm do Bộ Tài chính ban hành
- 26Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007 do Chính phủ ban hành
- 27Thông tư 06/2007/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Bộ Tài chính ban hành
- 28Thông báo số 19/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách Nhà nước năm 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 29Chỉ thị 01/2004/CT-BXD về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 30Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thực hiện các dự án thuộc "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 31Thông tư liên tịch 31/2007/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với Olympic toán học quốc tế tại việt nam năm 2007 do Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 32Thông tư liên tịch 34/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH-UBTDTT hướng dẫn Quyết định 234/2006/QĐ-TTg về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao do Bộ Tài chính - Bộ lao động, thương binh và xã hội - Ủy ban thể dục thể thao ban hành
- 33Thông tư liên tịch 37/2007/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 34Quyết định 547/2007/QĐ-TTg về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh Ninh Thuận do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 35Thông tư liên tịch 49/2007/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn tạm thời nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 36Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 37Quyết định 658/QĐ-BTS năm 2007 về việc Kiện toàn Hội đồng Quản lý Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ban hành
- 38Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài Chính- Bộ Nội Vụ ban hành
- 39Công văn số 235/Pg-KTTH ngày 16 tháng 07 năm 2003 của Vụ Kinh tế Tổng hợp về thông tin một số nội dung chủ yếu của Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi.
- 40Hiến pháp năm 1992
- 41Công văn về việc giải đáp vướng mắc về thuế giá trị gia tăng
- 42Công văn về việc thời điểm tính thu sử dụng vốn
- 43Công văn về việc lãi liên doanh và nộp thu sử dụng vốn
- 44Công văn của Tổng Cục thuế hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 45Công văn 23/TCT/NV1 của Tổng cục Thuế về việc hoá đơn chứng từ chi thưởng khuyến mại và thu sử dụng vốn năm 2001
- 46Công văn 492/TCT/NV4 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết nợ thuế
- 47Công văn 1388TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về việc phối hợp với các ngành chức năng chống buôn lậu và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
- 48Quyết định 21/2003/QĐ-TTg về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ vủa Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 49Thông tư 18/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 50Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 51Nghị định 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
- 52Thông tư 65/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc điều tra thống kê thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 53Thông tư 69/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 54Thông tư 97/2003/TT-BTC sửa đổi Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài chính ban hành
- 55Thông tư 114/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành về chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 do Bộ Tài chính ban hành
- 56Thông tư 03/2004/TT-BTC hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 57Chỉ thị 18/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 58Công điện 587/CĐ-TTg về thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, các chương trình công tác của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 59Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2007 bổ sung kinh phí năm 2007 của Bộ Tư pháp để phục vụ hoạt động của các đơn vị thi hành án mới được thành lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 60Thông tư 99/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg do Bộ tài chính ban hành
- 61Công văn số 2761/BKHCN-KHTC về việc phương án phân bổ NSNN bổ sung năm 2007 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 62Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT/BCT-BTC hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam do Bộ Công thương và Bộ Tài chính ban hành
- 63Công văn số 1874/TTg-QHQT về việc phê duyệt danh mục Dự án do WB tài trợ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 64Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân do Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính ban hành
- 65Quyết định 2862/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế quản lý công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công chính do các đơn vị thuộc Sở Giao thông Công chính trực tiếp quản lý, bảo trì do Giám đốc Sở Giao thông-Công chính ban hành
- 66Thông tư liên tịch 142/2007/TTLT/BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Tài chính và Bộ Công thương ban hành
- 67Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành
- 68Quyết định 97/2007/QĐ-BTC về Quy chế nhập, xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 69Thông tư liên tịch 2478/2007/TTLT-TTCP-BNV-BTC-BCA hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên Công an nhân dân do Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 70Lệnh công bố Luật ngân sách nhà nước 2002
- 71Thông báo số 268/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế tài chính của các trung tâm học tập cộng đồng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 72Thông tư liên tịch 150/2007/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 73Thông tư liên tịch 152/2007/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với hoạt động tổ chức hội chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 74Thông tư 01/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học do Bộ Tài chính ban hành
- 75Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 76Thông tư liên tịch 04/2008/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan Thanh tra nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 77Quyết định 1357/QĐ-KTNN năm 2007 về Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 2% trên số tiền thực nộp vào ngân sách Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước phát hiện do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 78Thông tư 08/2008/TT-BTC sửa đổi Thông tư 108/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành
- 79Thông tư 20/2008/TT-BTC hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo do Bộ Tài chính ban hành
- 80Công văn số 1557/VPCP-KTTH về việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 81Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2008 về việc xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 82Công văn số 409/TTg-KTTH về việc ngân sách trung ương hỗ trợ 2 tỉnh Đồng Tháp và Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 83Công văn số 725/TTg-KTTH về việc ngân sách địa phương huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 84Công văn số 568/TC/NSNN về việc giao dự toán chi tiết ngân sách năm 2000 cho đơn vị sử dụng ngân sách do Bộ Tài chính ban hành
- 85Quyết định 71/2011/QĐ-TTg về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 86Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- Số hiệu: 01/2002/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/12/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực