Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2008/TT-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2008 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học";
Căn cứ Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học";
Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (bao gồm cả Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học) như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án theo Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học"; Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học".
2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) chủ trì thực hiện do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án do các địa phương chủ trì thực hiện do ngân sách địa phương bảo đảm, theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí nhiệm vụ, dự án, đề án phải theo đúng nội dung dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán kinh phí hàng năm và kết thúc dự án theo quy định hiện hành.
1. Nguồn kinh phí và nội dung chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án.
a) Chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển:
- Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên-môi trường và đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước và vùng biển quan trọng.
- Nâng cấp các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia có đủ năng lực phân tích, đánh giá rủi ro và xác định chuẩn xác các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho cơ quan đầu mối quốc gia, đơn vị chức năng thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về an toàn sinh học.
- Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước và biển.
b) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo:
- Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ trình độ, năng lực trong việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phân tích và xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
c) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật: đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý an toàn sinh học; phát hiện và xác định chính xác các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.
- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thẩm định và công nhận các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu và trường học có đủ năng lực: phân tích, nhận biết, xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro do các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra.
d) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế:
- Xây dựng quy hoạch về quản lý tổng hợp dải ven biển; quy hoạch hệ thống bảo tồn chuyển vị theo 8 vùng lãnh thổ; quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biển.
- Xây dựng mô hình khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen.
- Điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng, khai thác, sử dụng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ; xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình phát triển bền vững lâm sản, các mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên đất ngập nước và biển phù hợp với tập quán của cộng đồng địa phương.
- Điều tra, đánh giá tiềm năng mạng lưới du lịch sinh thái trên toàn quốc.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn; điều tra, khảo sát, lập hồ sơ và đề nghị công nhận các khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; xây dựng và đề cử các khu bảo tồn thiên nhiên đủ tiêu chuẩn để được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới và di sản ASEAN.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi quý hiếm bản địa.
đ) Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường:
- Kiểm soát ngăn chặn sinh vật lạ xâm lấn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn sinh học cho các cán bộ quản lý thuộc các Bộ, ngành và địa phương.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, về các rủi ro do công nghệ sinh học hiện đại và sử dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại, nhất là các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có thể gây ra; tăng cường năng lực giám sát xã hội về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Xây dựng chương trình hành động đa dạng sinh học phù hợp với các vùng lãnh thổ: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
- Hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; mở rộng và tăng cường hợp tác song phương và đa phương với các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực quản lý an toàn sinh học ở nước ta.
- Hoạt động của Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia, Hội đồng an toàn sinh học cấp ngành.
e) Chi từ nguồn quản lý hành chính:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý đa dạng sinh học; về quản lý an toàn sinh học.
- Hoạt động của Văn phòng giúp việc và Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia.
g) Chi từ nguồn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài cho quản lý an toàn sinh học theo quy định của pháp luật.
2. Mức chi:
Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án về kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học; về an toàn sinh học thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Căn cứ mục tiêu, nội dung và tính chất nhiệm vụ của dự án, đơn vị lập dự toán trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá phù hợp với từng chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với nội dung, nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán, việc lập dự toán căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể và chế độ tài chính hiện hành.
Một số văn bản quy định cho từng nguồn kinh phí như sau:
- Kinh phí nghiên cứu khoa học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành khác.
- Kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Kinh phí sự nghiệp đào tạo: Đối với đào tạo ngắn hạn theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Đối với đào tạo ở nước ngoài theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước.
- Kinh phí sự nghiệp kinh tế: theo quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
- Chi cho việc soạn thảo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học, an toàn sinh học theo quy định tại Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Chế độ công tác phí, hội nghị theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ công tác phí, hội nghị phí đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.
- Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành về chi đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệp (sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế), chi quản lý hành chính, vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án về đa dạng sinh học và an toàn sinh học thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
a) Lập dự toán các nhiệm vụ, dự án, đề án bố trí bằng nguồn kinh phí sự nghiệp:
- Đối với nhiệm vụ, dự án, đề án do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm đơn vị thực hiện lập dự toán kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị báo cáo Bộ, cơ quan trung ương chủ trì nhiệm vụ, dự án xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt theo quy định.
- Đối với nhiệm vụ, dự án, đề án do địa phương thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm đơn vị thực hiện lập dự toán kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị gửi Sở chủ quản xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.
Riêng đối với nhiệm vụ, dự án, đề án bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, quy trình lập, phân bổ dự toán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 mục II Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
b) Đối với nhiệm vụ, dự án, đề án bố trí bằng nguồn vốn đầu tư phát triển
Việc lập, sử dụng vốn thực hiện theo quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Công tác báo cáo, kiểm tra.
- Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, đề án tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Thông tư liên tịch 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 447/QĐ-BTC năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2014
- 1Thông tư liên tịch 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 447/QĐ-BTC năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2014
- 1Thông tư 100/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 356/2005/QĐ-TTg điều chỉnh Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Tài Chính- Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 6Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 7Thông tư 57/2007/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 8Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 9Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 10Quyết định 102/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 11Thông tư 120/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 127/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 23/2007/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2007/TT-BTC Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 01/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 01/2008/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/01/2008
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 29/01/2008
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra