- 1Quyết định 212/2005/QĐ-TTg về quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 1Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1444/QĐ-BTNMT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 06 tháng đầu năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quản lý an toàn sinh học là một nhiệm vụ không thể tách rời trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học hiện đại. Quản lý an toàn sinh học góp phần thúc đẩy công nghệ sinh học hiện đại phát triển, đạt nhiều thành tựu mới, bên cạnh đó phải đi kèm các biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa những rủi ro có thể có và xảy ra trong quá trình trên nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho sức khoẻ con người, môi trường sống và đa dạng sinh học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
2. Phòng ngừa rủi ro là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
3. Quản lý an toàn sinh học phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
4. Phát huy tối đa tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý về an toàn sinh học.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế về an toàn sinh học với các nước trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực quản lý đối với lĩnh vực này ở nước ta.
1. Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học.
2. Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức về quản lý an toàn sinh học thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
3. Xây dựng và tăng cường mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiên tiến, hiện đại; bảo đảm có đầy đủ các phòng thí nghiệm ở ba miền đất nước với máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại, đủ năng lực để phân tích, nhận biết và xác định chính xác được các loại sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá đúng rủi ro, quản lý và kiểm soát được rủi ro do các đối tượng ở trên gây ra, đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin quốc gia về an toàn sinh học.
4. Đào tạo đủ nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn sinh học ở các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở.
5. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Đề án tổng thể tập trung vào các nội dung tăng cường năng lực quản lý (nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ...) về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010.
Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu đã đề ra trên đây của Đề án tổng thể, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, đề án và dự án thành phần chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học:
a) Xây dựng, ban hành “Quy định về khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Y tế, Công nghiệp, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12 năm 2007.
b) Xây dựng và ban hành “Quy định quản lý an toàn sinh học trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý I năm 2008.
c) Xây dựng và ban hành “Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Thương mại;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ sản, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Thương mại, quý I năm 2008.
d) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Thuỷ sản, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Y tế, quý I năm 2008.
đ) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các cây trồng và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý II năm 2008.
e) Xây dựng và ban hành “Quy định về khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với động vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Thuỷ sản, Y tế, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý III năm 2008.
g) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản lý an toàn sinh học đối với vi sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý III năm 2008.
h) Xây dựng và trình “Dự án Luật Đa dạng sinh học, trong đó có Chương Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen và dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện nội dung Chương này”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao;
- Thời gian trình Chính phủ, Quốc hội: quý IV năm 2008.
2. Xây dựng và phát triển tiềm lực về quản lý an toàn sinh học:
a) Đề án thành phần “Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thẩm định và công nhận các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu và trường đại học có đủ năng lực: phân tích, nhận biết, xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro do các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thuỷ sản, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý I năm 2008.
b) Đề án thành phần “Đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ trình độ, năng lực trong việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phân tích và xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Giáo dục và Đào tạo, quý II năm 2008.
c) Đề án thành phần “Xây dựng mô hình khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý II năm 2008.
d) Dự án thành phần “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho cơ quan đầu mối quốc gia, đơn vị chức năng thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về an toàn sinh học”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thương mại;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.
đ) Đề án thành phần “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn sinh học cho các cán bộ quản lý thuộc các Bộ, ngành và địa phương”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao, Tư Pháp;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.
3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học:
- Đề án thành phần “Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực giám sát xã hội về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Công nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế; Tư pháp, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.
4. Hợp tác quốc tế về an toàn sinh học:
- Đề án thành phần “Mở rộng và tăng cường hợp tác song phương và đa phương với các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực quản lý an toàn sinh học ở nước ta”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế, Thủy sản, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý I năm 2008.
1. Đẩy mạnh việc kiện toàn các tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn sinh học; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học:
a) Các Bộ được giao nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý an toàn sinh học quy định tại Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc biến đổi gen phải phân công đơn vị chức năng đầu mối và cử cán bộ cụ thể để theo dõi lĩnh vực quản lý an toàn sinh học thuộc phạm vi quản lý của Bộ mình;
b) Thành lập Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia, Hội đồng an toàn sinh học cấp ngành, Hội đồng an toàn sinh học cấp cơ sở ở một số viện nghiên cứu khoa học công nghệ, trường đại học trong quá trình hoạt động có liên quan nhiều đến lĩnh vực này để tư vấn cho các cấp lãnh đạo về quản lý an toàn sinh học.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về các rủi ro mà công nghệ sinh học hiện đại, nhất là các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có thể gây ra để chủ động giám sát và tham gia vào quá trình quản lý an toàn sinh học đối với các đối tượng này.
2. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho quản lý an toàn sinh học:
a) Đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; tăng dần mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý an toàn sinh học; ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị phục vụ việc phân tích, nhận biết, xác định, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
b) Tổng kinh phí để thực hiện toàn bộ các nội dung của Đề án tổng thể được xác định trên cơ sở kinh phí của từng nhiệm vụ, đề án và dự án thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án tổng thể;
c) Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, cần khuyến khích, thu hút và khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; tích cực huy động thêm các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài cho công tác này.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý an toàn sinh học:
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực quản lý an toàn sinh học; tập trung nghiên cứu các phương pháp phân tích, nhận biết, phát hiện, xác định nhanh, chính xác và có hiệu quả các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
b) Tăng cường nghiên cứu cơ sở khoa học, đúc kết thực tiễn để thực hiện có hiệu quả việc đánh giá rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước có nền công nghệ sinh học phát triển và kinh nghiệm quản lý an toàn sinh học thông qua việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự án hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án tổng thể, đồng thời triển khai tốt các nhiệm vụ của Bộ trong Đề án tổng thể, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Thuỷ sản, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án tổng thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan mình.
3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: cân đối, bố trí và hướng dẫn lập, sử dụng vốn để các Bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án tổng thể.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy định cụ thể quản lý an toàn sinh học trên địa bàn và triển khai các hoạt động quản lý an toàn sinh học tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; | THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
- 1Công văn số 2791/VPCP-QHQT về Cử đoàn tham dự Hội nghị lần thứ 9 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP 9) và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (MOP 4) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1444/QĐ-BTNMT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 06 tháng đầu năm 2020
- 1Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1444/QĐ-BTNMT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 06 tháng đầu năm 2020
- 1Quyết định 212/2005/QĐ-TTg về quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 4Công văn số 2791/VPCP-QHQT về Cử đoàn tham dự Hội nghị lần thứ 9 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP 9) và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học (MOP 4) do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 102/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Số hiệu: 102/2007/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 30/07/2007
- Số công báo: Từ số 514 đến số 515
- Ngày hiệu lực: 14/08/2007
- Ngày hết hiệu lực: 03/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực