Điều 24 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Điều 24
Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
24.1. Nay thành lập Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng gồm đại diện của mỗi Thành viên. Uỷ ban tự bầu ra Chủ tịch và họp ít nhất mỗi năm hai lần ngoài các cuộc họp theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào theo quy định của Hiệp định này. Uỷ ban sẽ thực hiện những trách nhiệm theo quy định của Hiệp định này hoặc do các Thành viên giao phó, và tạo điều kiện để các Thành viên có cơ hội tham vấn bất kỳ vấn đề gì liên quan tới việc triển khai Hiệp định này và thực hiện các mục tiêu của Hiệp định. Ban Thư ký WTO sẽ là Ban thư ký cho Uỷ ban.
24.2 Uỷ ban có thể thành lập các cơ quan trực thuộc nếu thấy phù hợp.
24.3 Uỷ ban sẽ thành lập một Nhóm các Chuyên gia Thường trực (PGE) gồm năm cá nhân độc lập, có trình độ bậc cao trong lĩnh vực trợ cấp và quan hệ thương mại. Uỷ ban sẽ bầu chọn các chuyên gia và mỗi năm sẽ thay thế một thành viên trong nhóm. Nhóm PGE có thể được yêu cầu hỗ trợ ban hội thẩm, như quy định tại khoản 5 Điều 4. Uỷ ban cũng có thể yêu cầu họ cho ý kiến tư vấn về sự tồn tại hoặc tính chất của bất kỳ trợ cấp nào.
24.4 PGE có thể được bất kỳ Thành viên nào tham vấn và có thể có ý kiến tư vấn về tính chất của bất kỳ loại trợ cấp nào mà một Thành viên dự kiến duy trì hay áp dụng mới. ý kiến tư vấn đó không được phổ biến và không được sử dụng khi tiến hành thủ tục tố tụng nêu tại Điều 7.
24.5 Khi thực hiện chức năng của mình, Uỷ ban và các cơ quan trực thuộc đều có thể tham vấn và tìm thông tin từ bất kỳ nguồn nào được coi là cần thiết. Tuy nhiên trước khi Uỷ ban hay cơ quan trực thuộc tìm thông tin trong phạm vi thẩm quyền của một Thành viên, Thành viên đó sẽ được thông báo trước.
PHẦN VII : THÔNG BÁO VÀ GIÁM SÁT
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
- Số hiệu: Khôngsố20
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/12/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa trợ cấp
- Điều 2. Tính riêng biệt
- Điều 3. Những quy định cấm
- Điều 4. Các chế tài
- Điều 5. Tác động nghịch
- Điều 6. Tổn hại nghiêm trọng
- Điều 7. Các chế tài
- Điều 8. Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
- Điều 9. Tham vấn và các chế tài được phép
- Điều 10. Áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
- Điều 11. Khởi tố và tiến hành điều tra
- Điều 12. Bằng chứng
- Điều 13. Tham vấn
- Điều 14. Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận
- Điều 15. Xác định thiệt hại[45]
- Điều 16. Định nghĩa ngành trong nước
- Điều 17. Các biện pháp tạm thời
- Điều 18. Cam kết
- Điều 19. Áp thuế và thu thuế đối kháng
- Điều 20. Hồi tố
- Điều 21. Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
- Điều 22. Công bố và giải thích kết luận điều tra
- Điều 23. Rà soát tư pháp
- Điều 24. Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
- Điều 25. Các thông báo
- Điều 26. Giám sát
- Điều 27. Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
- Điều 28. Các chương trình hiện có
- Điều 29. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
- Điều 30. Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi tiết hoá và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định khác. PHẦN XI: CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
- Điều 31. Áp dụng tạm thời
- Điều 32. Các quy định cuối cùng khác