Điều 21 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Điều 21
Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
21.1 Thuế đối kháng sẽ có hiệu lực chỉ khi và ở chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ cấp đang gây ra thiệt hại.
21.2 Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng không, khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên quan tâm có bằng chứng thực tế chứng minh nhu cầu cần xem xét lại việc đánh thuế với điều kiện là đã có một thời gian hợp lý kể từ khi áp dụng thuế đối kháng. Các bên quan tâm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét xem liệu việc tiếp tục áp dụng thuế đối kháng có còn cần thiết để đối với việc triệt tiêu tác dụng trợ cấp hay không, liệu tổn hại có khả năng tiếp diễn hoặc tái hiện hay không nếu như thuế đối kháng đã ngừng hoặc thay đổi. Nếu sau khi xem xét lại theo khoản này, cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng thuế đối kháng không còn cơ sở, thì thuế đối kháng sẽ được chấm dứt ngay lập tức.
21.3 Cho dù có quy định tại khoản 1 và 2, thuế đối kháng sẽ được kết thúc vào ngày không chậm quá năm năm, kể từ ngày được áp dụng (hoặc kể từ ngày rà soát gần nhất theo quy định tại khoản 2, nếu việc rà soát bao gồm cả thuế và tổn hại, hoặc theo quy định của khoản này) trừ trường hợp trước khi đến ngày đó, cơ quan có thẩm quyền khi tự mình tiến hành rà soát, hoặc theo yêu cầu có đầy đủ bằng chứng hợp lệ của hoặc thay mặt cho ngành công nghiệp trong nước, được đưa ra trong một thời gian hợp lý trước ngày kết thúc thời hạn, quyết định rằng việc ngừng đánh thuế có khả năng làm cho trợ cấp và tổn hại tiếp diễn hoặc tái diễn[52]. Trong thời gian chờ kết luận của việc xem xét đó, có thể tiếp tục duy trì thuế đối kháng.
21.4 Các quy định của Điều 12 về bằng chứng và thủ tục áp dụng đối với việc rà soát phải được thực hiện theo Điều này. Việc xem xét như vậy sẽ được tiến hành khẩn trương và thông thuờng sẽ được kết luận trong vòng 12 tháng, kể từ ngày bắt đầu rà soát.
21.5 Các quy định của Điều này sẽ được áp dụng tương thích đối với các cam kết được chấp nhận theo quy định của Điều 18.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
- Số hiệu: Khôngsố20
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/12/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa trợ cấp
- Điều 2. Tính riêng biệt
- Điều 3. Những quy định cấm
- Điều 4. Các chế tài
- Điều 5. Tác động nghịch
- Điều 6. Tổn hại nghiêm trọng
- Điều 7. Các chế tài
- Điều 8. Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
- Điều 9. Tham vấn và các chế tài được phép
- Điều 10. Áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
- Điều 11. Khởi tố và tiến hành điều tra
- Điều 12. Bằng chứng
- Điều 13. Tham vấn
- Điều 14. Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận
- Điều 15. Xác định thiệt hại[45]
- Điều 16. Định nghĩa ngành trong nước
- Điều 17. Các biện pháp tạm thời
- Điều 18. Cam kết
- Điều 19. Áp thuế và thu thuế đối kháng
- Điều 20. Hồi tố
- Điều 21. Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
- Điều 22. Công bố và giải thích kết luận điều tra
- Điều 23. Rà soát tư pháp
- Điều 24. Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
- Điều 25. Các thông báo
- Điều 26. Giám sát
- Điều 27. Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
- Điều 28. Các chương trình hiện có
- Điều 29. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
- Điều 30. Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi tiết hoá và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định khác. PHẦN XI: CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
- Điều 31. Áp dụng tạm thời
- Điều 32. Các quy định cuối cùng khác