Điều 11 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Điều 11
Khởi tố và tiến hành điều tra
11.1Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước.
11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về bản chất thì không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây:
(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà những nhà sản xuất này sản xuất ra
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã biết.
(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.
(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của trợ cấp; bằng chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước, được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình trạng của ngành sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15.
11.3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.
11.4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi[38] hoặc nhân danh ngành sản xuất trong nước[39]. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
1.5Cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra, trừ khi đã có quyết định bắt đầu điều tra.
11. 6 Trong trường hợp đặc biệt, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều tra mà không nhận được đơn của và nhân danh một ngành sản xuất trong nước yêu cầu tiến hành điều tra, thì Cơ quan có thẩm quyền chỉ bắt đầu điều tra nếu đã có đủ bằng chứng về một trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như đã nêu tại khoản 2 để chứng minh rằng việc bắt đầu tiến hành điều tra này là cần thiết.
11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định của Hiệp định này.
11.8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định này vẫn được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.
11.9.Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm.
11. 10. Việc điều tra không được làm ảnh hưởng đến thủ tục thông quan.
11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
- Số hiệu: Khôngsố20
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/12/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa trợ cấp
- Điều 2. Tính riêng biệt
- Điều 3. Những quy định cấm
- Điều 4. Các chế tài
- Điều 5. Tác động nghịch
- Điều 6. Tổn hại nghiêm trọng
- Điều 7. Các chế tài
- Điều 8. Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
- Điều 9. Tham vấn và các chế tài được phép
- Điều 10. Áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
- Điều 11. Khởi tố và tiến hành điều tra
- Điều 12. Bằng chứng
- Điều 13. Tham vấn
- Điều 14. Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận
- Điều 15. Xác định thiệt hại[45]
- Điều 16. Định nghĩa ngành trong nước
- Điều 17. Các biện pháp tạm thời
- Điều 18. Cam kết
- Điều 19. Áp thuế và thu thuế đối kháng
- Điều 20. Hồi tố
- Điều 21. Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
- Điều 22. Công bố và giải thích kết luận điều tra
- Điều 23. Rà soát tư pháp
- Điều 24. Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
- Điều 25. Các thông báo
- Điều 26. Giám sát
- Điều 27. Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
- Điều 28. Các chương trình hiện có
- Điều 29. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
- Điều 30. Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi tiết hoá và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định khác. PHẦN XI: CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
- Điều 31. Áp dụng tạm thời
- Điều 32. Các quy định cuối cùng khác