Điều 19 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Điều 19
Áp thuế và thu thuế đối kháng
19.1 Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều này, trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.
19.2 Khi mọi yêu cầu để có thể áp dụng thuế đối kháng đã được thoả mãn, thì quyết định có đánh thuế đối kháng hay không và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp, do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đưa ra. Các Thành viên mong muốn rằng việc đánh thuế đối kháng trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên sẽ không cứng nhắc và rằng mức thuế đối kháng nên thấp hơn tổng mức trợ cấp, nếu mức thuế đối kháng thấp hơn này là đủ để khắc phục thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, và mong muốn rằng thủ tục lập ra cho phép các cơ quan có thẩm quyền tính toán đầy đủ đến và thể hiện được tính đại diện quyền lợi của mọi bên trong nước[50] liên quan mà quyền lợi của họ có thể bị tổn hại do việc áp dụng thuế đối kháng.
19.3 Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế đối kháng phải được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn đã kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại, trừ hàng nhập khẩu từ những nguồn đã từ bỏ việc áp dụng trợ cấp hay từ những nguồn đã có cam kết theo quy định của Hiệp định này và đã được chấp nhận. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào có hàng xuất khẩu phải chính thức chịu thuế đối kháng nhưng chưa bị điều tra với lý do không phải là từ chối hợp tác trong điều tra, sẽ có quyền yêu cầu được tiến hành xem xét lại khẩn trương để cơ quan có thẩm quyền đang điều tra xác định ngay một mức thuế suất đối kháng cụ thể áp dụng đối với nhà xuất khẩu đó.
19.4 Không đánh thuế đối kháng[51] đối với hàng nhập khẩu vượt quá số tiền trợ cấp đã được kết luận là có tồn tại, tính theo đơn vị của sản phẩm được trợ cấp và xuất khẩu.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
- Số hiệu: Khôngsố20
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/12/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Định nghĩa trợ cấp
- Điều 2. Tính riêng biệt
- Điều 3. Những quy định cấm
- Điều 4. Các chế tài
- Điều 5. Tác động nghịch
- Điều 6. Tổn hại nghiêm trọng
- Điều 7. Các chế tài
- Điều 8. Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
- Điều 9. Tham vấn và các chế tài được phép
- Điều 10. Áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
- Điều 11. Khởi tố và tiến hành điều tra
- Điều 12. Bằng chứng
- Điều 13. Tham vấn
- Điều 14. Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận
- Điều 15. Xác định thiệt hại[45]
- Điều 16. Định nghĩa ngành trong nước
- Điều 17. Các biện pháp tạm thời
- Điều 18. Cam kết
- Điều 19. Áp thuế và thu thuế đối kháng
- Điều 20. Hồi tố
- Điều 21. Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
- Điều 22. Công bố và giải thích kết luận điều tra
- Điều 23. Rà soát tư pháp
- Điều 24. Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
- Điều 25. Các thông báo
- Điều 26. Giám sát
- Điều 27. Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
- Điều 28. Các chương trình hiện có
- Điều 29. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
- Điều 30. Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi tiết hoá và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định khác. PHẦN XI: CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
- Điều 31. Áp dụng tạm thời
- Điều 32. Các quy định cuối cùng khác