Hệ thống pháp luật

Điều 15 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Điều 15

Xác định thiệt hại[45]

15.1 Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng chứng khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp và tác động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị trường trong nước của sản phẩm tương tự[46] và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó với các ngành sản xuất trong nước của các sản phẩm đó.

15.2 Đối với khối lượng nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sẽ xét xem có sự tăng trưởng đáng kể nhập khẩu hàng hoá có trợ cấp hay không, hoặc tính theo mức tuyệt đối hay tương đối, khối lượng sản xuất hoặc tiêu thụ tại Thành viên nhập khẩu. Đối với tác động của hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp lên giá, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sẽ xét xem có sự giảm giá đáng kể do hàng nhập khẩu được trợ cấp hay không so với giá của sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu, hoặc tác động của việc nhập khẩu đó có ép giá tới mức đáng kể hay ngăn cản giá hàng tăng lên, so với sự thay đổi giá cả bình thường nếu trong trường hợp khác hay không. Cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên.

15.3 Khi hàng nhập khẩu từ hai hay nhiều nước cùng là đối tượng điều tra chịu thuế đối kháng, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể đánh giá tác động gộp của nhập khẩu từ các nước đó chỉ khi đã xác định được (a) tổng số trợ cấp được áp dụng liên quan tới nhập khẩu từ từng nước cao hơn mức tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 9 Điều 11và khối lượng nhập khẩu từ từng nước đó không phải là không đáng kể và (b) căn cứ vào những điều kiện cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước dẫn đến việc đánh giá gộp các tác động của hàng nhập khẩu là thích hợp.

15.4 Việc xem xét tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước sẽ bao gồm cả việc đánh giá mọi yếu tố và chỉ tiêu kinh tế liên quan ảnh hưởng tới tình trạng của ngành, kể cả sự sụt giảm sản lượng, số lượng bán ra, thị phần, lợi nhuận hay năng suất, thu hồi vốn đầu tư hay tỷ lệ khai thác công suất hiện tại hoặc tiềm tàng trong tương lai; những yếu tố ảnh hưởng giá cả trong nước; những tác động tiêu cực đối với luân chuyển vốn, lượng hàng dự trữ, việc làm, tiền lương, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hay đầu tư, và trong trường hợp liên quan tới nông nghiệp, sẽ đánh giá việc các chương trình hỗ trợ của chính phủ có vì thế mà thêm nặng gánh hay không. Danh sách nêu trên chưa phải là tất cả và cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên.

15.5 Phải chỉ ra được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp, chính vì sự trợ cấp[47] đó đã gây thiệt hại nói trong Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và sự tổn hại đối với một ngành sản xuất trong nước sẽ được dựa trên kết quả xem xét mọi bằng chứng liên quan trước cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cũng xem xét bất kỳ yếu tố nào đã biết đến ngoài việc nhập khẩu được trợ cấp nhưng cũng gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, và những thiệt hại do các yếu tố đó gây ra sẽ không được coi là do việc nhập khẩu được trợ cấp. Những yếu tố có thể liên quan như đề cập ở trên sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, khối lượng và giá cả hàng cùng chủng loại không được trợ cấp, giảm nhu cầu hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ, việc hạn chế thương mại và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước, sự phát triển của công nghệ và khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.

15.6 Tác động của nhập khẩu được trợ cấp phải được đánh giá trong tương quan với sản lượng sản xuất trong nước một sản phẩm tương tự khi số liệu cho phép xác định sản lượng sản xuất đó trên cơ sở những chỉ tiêu như quy trình sản xuất, tình hình bán ra và lợi nhuận của nhà sản xuất. Nếu việc xác định sản lượng đó không thể thực hiện được, tác động của nhập khẩu được trợ cấp sẽ được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng của một nhóm hoặc chủng loại nhỏ hẹp nhất của sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm tương tự mà qua đó có thể có được thông tin cần thiết cho việc đánh giá.

15.7 Việc xác định mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra một tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách rõ ràng và sát thực. Khi ra một quyết định về mối đe doạ gây thiệt hại vật chất, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sẽ xem xét, nhưng không giới hạn bởi những yếu tố sau đây:

(i) tính chất của trợ cấp và những tác động về mặt thương mại có khả năng xảy ra;

(ii) sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhập khẩu hàng được trợ cấp vào thị trường trong nước cho thấy khả năng nhập khẩu tăng mạnh;

(iii) khả năng của một nhà xuất khẩu đã sẵn sàng, hay sắp hoặc đã tăng lên đáng kể cho thấy khả năng gia tăng xuất khẩu sản phẩm được trợ cấp đến thị trường Thành viên nhập khẩu, có tính đến sự hiện diện những khả năng của những thị trường xuất khẩu khác trong tiếp nhận năng lực xuất khẩu bổ sung;

(iv) việc xem xét liệu nhập khẩu đang xâm thị với mức giá sẽ có khả năng gây tác động ép giá hay loại trừ trên thị trường trong nước, và có khả năng tăng nhu cầu nhập khẩu thêm nữa hay không; và

(v) lượng dự trữ của sản phẩm đang được điều tra.

Không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định, nhưng tổng thể các nhân tố đó sẽ phải dẫn đến kết luận rằng việc tiếp tục trợ cấp rất dễ xảy ra và có thể gây ra tổn hại vật chất, trừ khi một hành động bảo vệ được thực thi.

15.8 Đối với những trường hợp khi mà sự tổn thất bị đe doạ bởi hàng nhập khẩu được trợ cấp, việc áp dụng thuế đối kháng sẽ được xem xét và quyết định.

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

  • Số hiệu: Khôngsố20
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 12/12/1994
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/12/1994
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH