Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỪ VỰNG QUỐC TẾ VỀ ĐO LƯỜNG HỌC – KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CƠ BẢN (VIM)
International vocabulary of metrology – basic and general concepts and associated terms (vim)
Lời nói đầu
TCVN 6165:2009 thay thế cho TCVN 6165:1996 (VIM 1993);
TCVN 6165:2009 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 99:2007;
TCVN 6165:2009 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
0.1. Tổng quát
Nói chung, từ vựng là “từ điển về thuật ngữ, bao gồm tên gọi và định nghĩa của một hay một số lĩnh vực cụ thể” (ISO 1087-1:2000, 3.7.2). Tiêu chuẩn từ vựng này liên quan đến đo lường học, “khoa học về phép đo và việc áp dụng chúng”. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các nguyên tắc chi phối đại lượng và đơn vị. Có thể tiếp cận lĩnh vực đại lượng và đơn vị theo theo nhiều cách khác nhau. Điều 1 của tiêu chuẩn này là một trong các cách tiếp cận đó, dựa trên cơ sở các nguyên tắc đã trình bày trong những phần khác nhau của TCVN 6398, Đại lượng và đơn vị, đã và đang được thay thế bằng bộ tiêu chuẩn TCVN 7870 Đại lượng và đơn vị, và trong Sổ tay về SI, Hệ đơn vị quốc tế, (do BIPM xuất bản).
Phiên bản thứ hai của Từ vựng quốc tế các thuật ngữ chung và cơ bản trong đo lường học (VIM) đã được xuất bản năm 1993. Trước hết là sự cần thiết phải đề cập tới các phép đo trong hóa học và y học phòng thí nghiệm, cũng như sự cần thiết phải đưa vào các khái niệm liên quan tới tính liên kết chuẩn đo lường, độ không đảm bảo đo và các tính chất danh nghĩa, đã dẫn đến phiên bản ba, với tên gọi Từ vựng quốc tế về đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM), nhằm nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các khái niệm trong việc xây dựng từ vựng.
Tiêu chuẩn này đã xem như không có sự khác nhau cơ bản về những nguyên tắc cơ bản của các phép đo trong vật lý, hóa học, y học phòng thí nghiệm, sinh học hoặc kỹ thuật. Hơn nữa, đã có sự cố gắng để đáp ứng nhu cầu về khái niệm của phép đo trong các lĩnh vực như sinh hóa, khoa học thực phẩm, khoa học pháp y và sinh học phân tử.
Một số khái niệm đề cập trong phiên bản thứ hai của VIM không được đề cập trong phiên bản ba này vì chúng không còn được xem là chung hoặc cơ bản nữa. Ví dụ, khái niệm “thời gian đáp ứng”, dùng để mô tả trạng thái tức thời của một hệ thống đo, không có nữa. Phiên bản ba của VIM cũng không đề cập đến các khái niệm liên quan đến thiết bị đo, nên cần tham khảo các bản từ vựng khác như IEC 60050, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, IEV. Đối với những khái niệm về quản lý chất lượng, thỏa thuận công nhận lẫn nhau liên quan đến đo lường học, hoặc đo lường pháp định, cần tra cứu các tài liệu cho trong Thư mục tài liệu tham khảo.
Việc xây dựng tiêu chuẩn này đã nêu lên một số vấn đề cơ bản về các triết lý và sự mô tả khác nhau hiện nay đối với các phép đo như sẽ tóm tắt dưới đây. Sự khác nhau này đôi khi dẫn đến các khó khăn trong việc xây dựng những định nghĩa có thể được sử dụng qua các mô tả khác nhau. Trong tiêu chuẩn này không có sự ưu tiên cho bất cứ cách tiếp cận cụ thể nào.
Sự thay đổi trong việc tiếp cận độ không đảm bảo đo từ Cách tiếp cận sai số (đôi khi gọi là Cách tiếp cận truyền thống hoặc Cách tiếp cận giá trị thực) đến Cách tiếp cận độ không đảm bảo yêu cầu phải xem xét lại một số khái niệm liên quan đang có ở TCVN 6165:1999. Mục đích của phép đo trong Cách tiếp cận sai số là xác định một ước lượng của giá trị thực gần với giá trị thực đó đến mức có thể. Độ lệch khỏi giá trị thực gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Hai loại sai số, được thừa nhận là luôn luôn có thể phân biệt được, phải được tiếp cận khác nhau. Không thể đưa ra quy tắc về cách thức kết hợp để tạo thành sai số tổng của một kết quả đo đã cho, thường được lấy như là một ước lượng. Thông thường, chỉ giới hạn trên của giá trị tuyệt đối của sai số tổng được ước lượng, đôi khi được gọi một cách không chặt chẽ là “độ không đảm bảo”.
Trong Khuyến nghị CIPM INC-1 (1980) về Trình bày độ không đảm bảo, đã đề nghị
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6165:1996 (VIM : 1993) về Đo lường học - Thuật ngữ chung và cơ bản
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7782:2008 (ISO 15189 : 2007) về Phòng thí nghiệm y tế -Yêu cầu cụ thể về chất lượng và năng lực
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-3:1998 về Đại lượng và đơn vị - Phần 3: Cơ học
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-4:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 4: Nhiệt
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-5:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 5: Điện và từ
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-6:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-7:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 7: Âm học
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-8:1999 về Đại lượng và đơn vị - Phần 8: Hoá lý và vật lý phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-2:1998 về Đại lượng và đơn vị - Phần 2: Hiện tượng tuần hoàn và liên quan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 16Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6398-1:1998 về Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Không gian và thời gian do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 17Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7366:2003 (ISO GUIDE 34 : 2000) về Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10012:2007 về Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
- 19Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7282:2008 về Phao áo cứu sinh
- 20Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006) về Đại lượng và đơn vi - Phần 4: Cơ học
- 21Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3 : 2006) về Đại lượng và đơn vị - Phần 3: Không gian và thời gian
- 22Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5 : 2007) về Đại lượng và đơn vị - Phần 5: Nhiệt động lực học
- 23Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7962:2008 (ISO GUIDE 31 : 2000) về Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận và nhãn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6165:2009 (ISO/IEC GUIDE 99:2007) về từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
- Số hiệu: TCVN6165:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra