Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
MẪU CHUẨN – NỘI DUNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ NHÃN
Reference materials – Contents of certificates and labels
Lời nói đầu
TCVN 7962 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO Guide 31 : 2000;
TCVN 7962 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Giấy chứng nhận đi kèm với mẫu chuẩn được chứng nhận (CRM) cần có đầy đủ các thông tin thiết yếu để sử dụng. Nếu không có giấy chứng nhận thì cho dù được sản xuất tốn kém đến đâu mẫu chuẩn cũng không có giá trị. Do đó, các nhà sản xuất mẫu chuẩn cần phải đặc biệt lưu ý đến việc soạn thảo giấy chứng nhận. Ủy ban ISO về mẫu chuẩn (ISO/REMCO) đã xuất bản phiên bản tiêu chuẩn này lần đầu tiên vào năm 1981. Trong nhiều năm qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng và chủng loại mẫu chuẩn được sản xuất và sử dụng. Nhu cầu ngày một cao về độ tin cậy của các kết quả thu được bằng kỹ thuật phân tích và đo lường, đặc biệt nảy sinh từ vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, đã làm tăng nhu cầu đối với nhiều loại mẫu chuẩn được chứng nhận có chất lượng cao để sử dụng trong việc xác nhận giá trị sử dụng của các phương pháp đo và dùng làm chất hiệu chuẩn.
Định nghĩa về CRM trong ISO Guide 30 (xem điều 2) đòi hỏi tất cả các giá trị về tính chất được chứng nhận phải có độ không đảm bảo ở mức tin cậy quy định và có thể liên kết đến “việc thể hiện chính xác đơn vị mà theo đó giá trị của tính chất được biểu thị ra”. Do đó, các yêu cầu bổ sung này cần phải được đáp ứng trong giấy chứng nhận.
Hướng dẫn thể hiện độ không đảm bảo đo, do ISO công bố (xem Thư mục tài liệu tham khảo), tổng kết nhiều nghiên cứu quốc tế mới về độ không đảm bảo đo và sẽ đòi hỏi việc sửa đổi định nghĩa về CRM nêu ở trên. Hiện tại, độ không đảm bảo cần được thể hiện như độ không đảm bảo chuẩn kết hợp (loại A và loại B) hoặc độ không đảm bảo mở rộng (với hệ số phủ được áp dụng cho độ không đảm bảo chuẩn kết hợp). Khái niệm xác suất hoặc mức tin cậy sẽ không còn là trọng tâm nữa.
Trong phiên bản đầu tiên, tiêu chuẩn này đưa ra sự khác biệt giữa các thông tin trên nhãn, giấy chứng nhận và báo cáo chứng nhận, đồng thời nhấn mạnh tính chất khái lược của giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nhiều năm qua đã có sự giảm bớt trong việc ban hành các báo cáo chứng nhận và sự gia tăng thông tin trong giấy chứng nhận. Không nhất thiết phải phê phán sự giảm bớt trong việc ban hành các báo cáo chứng nhận, nếu như luôn có thể có được tất cả các thông tin thích hợp cho một báo cáo chứng nhận đầy đủ áp dụng cho nhà sản xuất CRM đó. Việc lập báo cáo chứng nhận sẽ tốn kém và rõ ràng là không cần thiết đối với trường hợp cung cấp cho cùng một người sử dụng mỗi lần một mẫu mới từ cùng một lô vật liệu mua vào. Đồng thời, thông tin yêu cầu đối với giấy chứng nhận thường nhiều hơn giá trị tính chất được chứng nhận. Chi tiết liên quan đến cách mở thùng chứa, cỡ mẫu tối thiểu lấy cho một phép đo, độ ổn định của vật liệu, cách thức bảo quản và phương pháp sử dụng để xác định giá trị chứng nhận, trong trường hợp các CRM có giá trị chứng nhận phụ thuộc vào phương pháp, là toàn bộ thông tin cần thiết cho người sử dụng.
MẪU CHUẨN – NỘI DUNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ NHÃN
Reference materials – Contents of certificates and labels
Tiêu chuẩn này hỗ trợ nhà sản xuất soạn thảo giấy chứng nhận rõ ràng và ngắn gọn để kèm theo mẫu chuẩn được chứng nhận (CRM). Giấy chứng nhận này cần cung cấp tất cả các thông tin tóm tắt cần thiết cho người sử dụng mẫu chuẩn, đồng thời vẫn phải duy trì đặc tính thiết yếu của giấy chứng nhận.
Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới n
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3759/QĐ-BKHCN năm 2017 về hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6165:1996 (VIM : 1993) về Đo lường học - Thuật ngữ chung và cơ bản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7366:2003 (ISO GUIDE 34 : 2000) về Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8890:2011 (ISO Guide 30:1992, sửa đổi 1:2008) về Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng cho mẫu chuẩn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6844:2001 (ISO/IEC GUIDE 51:1999) về Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8892:2011 (ISO/TR 10989 : 2009) về Mẫu chuẩn – Hướng dẫn và từ khóa sử dụng cho phân loại mẫu chuẩn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7962:2017 (ISO GUIDE 31:2015) về Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận, nhãn và tài liệu kèm theo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7962:2008 (ISO GUIDE 31 : 2000) về Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận và nhãn
- Số hiệu: TCVN7962:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra