Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12823-2: 2020

GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 2: THÂN VÀ TRANG THIẾT BỊ

Mobile Offshore Units - Part 2: Hull and Equipment

Lời nói đầu

TCVN 12823-2 : 2020 thay thế TCVN 5310 : 2016, TCVN 5311 : 2016, TCVN 5312 : 2016 và TCVN 5313 : 2016.

TCVN 12823-2 : 2020 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN Giàn di động trên biển gồm năm phần:

- TCVN 12823-1 : 2020, Phần 1: Phân cấp

- TCVN 12823-2 : 2020, Phần 2: Thân và trang thiết bị

- TCVN 12823-3 : 2020, Phần 3: Máy và hệ thống

- TCVN 12823-4 : 2020, Phần 4: An toàn và phòng chống cháy

- TCVN 12823-5 : 2020, Phần 5: Vật liệu và hàn

 

GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHN 2: THÂN VÀ TRANG THIẾT BỊ

Mobile Offshore Units - Part 2: Hull and Equipment

1.  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phần thân và các trang thiết bị lắp đặt trên các giàn di động trên biển, theo định nghĩa ở 3.1 của TCVN 12823-1 : 2020, tự hành và không tự hành, cùng với các yêu cầu tương ứng nêu trong TCVN 6259 : 2003. Cho phép áp dụng các yêu cầu trong các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật tương đương khác nếu được chấp nhận.

2.  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung và hợp nhất (nếu có).

TCVN 12823-1 : 2020, Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp;

TCVN 12823-3 : 2020, Giàn di động trên biển - Phần 3: Máy và hệ thống;

TCVN 12823-4 : 2020, Giàn di động trên biển - Phần 4: An toàn và phòng chống cháy;

TCVN 12823-5 : 2020, Giàn di động trên biển - Phần 5: Vật liệu và hàn;

Bộ Tiêu chuẩn TCVN 6259 : 20031, Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

Đối với tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được giải thích như dưới đây trừ khi có các quy định khác.

3.1.  Giàn: là một phương tiện hay kết cấu di động được thiết kế hoạt động ở trạng thái nổi hay tựa trên đáy biển.

3.2.  Giàn khoan: là một giàn có khả năng hoạt động khoan phục vụ thăm dò hoặc khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển.

3.3.  Giàn khoan tự nâng: là giàn khoan có các chân có thể chuyển động được và có khả năng nâng thân giàn lên khỏi mặt nước và hạ thân giàn xuống biển.

Thân giàn có đủ lực nổi để vận chuyển đến vị trí mong muốn. Khi đứng tại vị trí, thân giàn được nâng lên đến cao độ được xác định trước ở phía trên bề mặt biển trên các chân giàn và được đỡ bởi đáy biển.

Các chân của giàn này có thể được thiết kế cắm trực tiếp xuống đáy biển, có thể được gắn với phần mở rộng (enlarged sections) hoặc đế (footings) hoặc có thể gắn vào đế chống lún.

3.4.  Giàn khoan có cột ổn định: là giàn khoan có boong chính được liên kết với thân ngầm hoặc đế dưới nước bằng các cột hoặc kết cấu cai son.

Giàn phụ thuộc vào sức nổi của cột và cai son để nổi và ổn định trong tất cả các trạng thái khai thác của giàn. Các thân ngầm hoặc chân bên dưới được bố trí ở phía dưới của cột để cung cấp sức nổi bổ sung hay để cung cấp đủ diện tích để đỡ giàn trên đáy biển.

3.5.  Giàn khoan bán chìm: một giàn có cột ổn định đượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-2:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 2: Thân và trang thiết bị

  • Số hiệu: TCVN12823-2:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản