Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-8B:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 8B: TÀU CÔNG TRÌNH VÀ SÀ LAN CHUYÊN DỤNG

Rules for theo classification and construction of sea-going steel ships - Part 8B: Work-ships and special purpose barges

 

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Quy định trong Phần này áp dụng cho vật liệu, hàn, tính ổn định, kết cấu vỏ, trang thiết bị, các máy, trang bị điện, phòng và phát hiện cháy, hệ thống dập cháy, phương tiện thoát nạn và mạn khô của các tàu công trình và các sà lan chuyên dùng, v.v..., ngoài các yêu cầu đã nêu trong các phần khác. Các tàu công trình, sà lan chuyên dùng, v.v.. (sau đây gọi tắt là "Phương tiện") là các kết cấu nổi bằng thép thực hiện các hoạt động mang tính đặc thù riêng, nhưng không thường xuyên chở hàng hoặc là các phương tiện được định vị tại vùng biển nhất định trong thời gian dài hay bán cố định.

2. Đối với các phương tiện có trang bị hệ thống định vị theo yêu cầu của Phần này, trong ký hiệu cấp sẽ có thêm dấu hiệu phù hợp với kiểu hệ thống định vị của phương tiện.

1.1.2. Xem xét các phương tiện riêng biệt

Đối với các phương tiện mà công dụng của chúng khác so với các quy định trong phần này thì kết cấu vỏ, trang thiết bị sẽ được áp dụng các tiêu chuẩn riêng biệt phù hợp với công dụng của chúng qua sự thỏa thuận với Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.

1.1.3. Thay thế tương đương

Đăng kiểm có thể chấp nhận việc thay đổi kết cấu, trang thiết bị, các máy và cách bố trí chúng cũng như kích thước khác so với các quy định của phần này với điều kiện là các kết cấu, trang thiết bị, các máy này và cách bố trí cũng như kích thước của chúng là tương đương so với các yêu cầu của Phần này.

1.1.4. Quy định quốc gia

Đăng kiểm có thể đưa ra các quy định riêng theo yêu cầu của chính phủ nơi tàu mang cờ hoặc chính phủ quốc gia có chủ quyền ở nơi phương tiện hoạt động.

1.1.5. H sơ v các thông số thiết kế

Đối với các phương tiện do Đăng kiểm phân cấp, các thông số thiết kế như chiều sâu vùng nước hoạt động, chiều cao sóng,v.v..., thiết kế cho phương tiện đó sẽ được ghi vào Sổ đăng ký.

1.2. Các định nghĩa

1.2.1. Phạm vi áp dụng

Các thuật ngữ và ký hiệu dùng chung đã được đưa ra trong Chương 1 của Phần 1-A - TCVN 6259 -1:2003; 1.1.6 của Phần 3 - TCVN 6259-3:2003; 1.1.6 của Phần 4 - TCVN 6259-4:2003 và 1.1.3 của Phần 5 - TCVN 6259-5:2003. Trong phần 1.2 này đưa ra các định nghĩa sau.

1.2.2. Loại phương tiện

Các phương tiện được phân thành hai nhóm sau đây phụ thuộc vào loại của chúng:

1. Phương tiện dạng tàu

Phương tiện dạng tàu là phương tiện dạng tàu biển có một hay nhiều lớp vỏ, kiểu một, hai hay ba thân, được thiết kế hay hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi. Phương tiện thuộc dạng này có hệ thống động lực - thiết bị đẩy.

2. Phương tiện dạng sà lan

Phương tiện dạng sà lan là phương tiện có một hay nhiều lớp vỏ, được thiết kế hay hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi. Phương tiện thuộc dạng này không có hệ thống động lực - thiết bị đẩy.

1.2.3. Công dụng của phương tiện

Các phương tiện được phân loại thành 6 nhóm sau đây căn cứ vào công dụng của chúng.

1. Tàu công trình

Tàu công trình là phương tiện như các tàu hút, tàu cuốc, cần cẩu nổi thực hi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-8B:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Các tàu chuyên dùng - Phần 8B: Tàu công trình và sà lan chuyên dùng

  • Số hiệu: TCVN6259-8B:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản