Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-11:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 11: MẠN KHÔ

Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 11: Load line

 

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Những quy định ở Phần này áp dụng cho những tàu có boong kín và chịu sự giám sát của Đăng kiểm, sau đây:

1. Những tàu chạy tuyến Quốc tế, ngoại trừ:

- Những tàu mới có chiều dài nhỏ hơn 24 mét;

- Những tàu hiện có mà tổng dung tích nhỏ hơn 150;

- Những tàu thể thao :

- Những tàu đánh cá.

2. Những tàu chạy ở vùng biển Việt Nam và tàu đánh cá, ngoại trừ:

- Những tàu mới có chiều dài nhỏ hơn 20 mét;

- Những tàu thể thao.

3. Những tàu chạy tuyến quốc tế ngoài phạm vi quy định ở -1, trong từng trường hợp sẽ là đối tượng xem xét riêng của Đăng kiểm.

1.1.2. Các quy định từ Chương 2 đến Chương 6 của Phần này được áp dụng cho những tàu mới.

Những tàu hiện có nếu không thỏa mãn toàn bộ các quy định của Phần này thì phải thỏa mãn các quy định của Quy phạm đã ban hành trước khi TCVN 6259 -11 :2003 -Phần 11 "Mạn khô" có hiệu lực.

Mạn khô của các tàu hiện có được quy định theo các Quy phạm trước đây không cần phải tăng. Nhưng nếu muốn giảm mạn khô so với mạn khô đã được quy định trước đây thì tàu hiện có phải thỏa mãn toàn bộ các quy định của Phần này.

1.1.3. Các quy định được nêu trong Phụ lục 1 có thể áp dụng cho cả tàu mới và tàu hiện có thuộc phạm vi áp dụng của Phần này. Một cảng nằm trên ranh giới giữa hai vùng hay hai khu vực thì được coi như nằm trong vùng hoặc khu vực mà tàu đi đến hoặc xuất phát từ đó.

1.1.4. Các quy định ở từ Chương 2 đến Chương 5 của Phần này được quy định dựa trên Công ước Quốc tế về mạn khô tàu biển (Load Lines, 1966) và chỉ áp dụng cho các tàu chạy tuyến Quốc tế. Các quy định của Chương 3 được áp dụng cho các tàu được định mạn khô tối thiểu. Đăng kiểm có thể xem xét miễn giảm mạn khô đã định cho tàu nếu mạn khô này lớn hơn mạn khô tối thiểu được quy định ở trên.

1.1.5. Các quy định về mạn khô ở Chương 6 chỉ áp dụng cho các tàu chạy ở vùng biển Việt Nam và tàu cá.

Mạn khô của các tàu này được quy định căn cứ vào vùng hoạt động sau đây của tàu:

- Vùng biển hạn chế I

- Vùng biển hạn chế II

- Vùng biển hạn chế III

1.1.6. Tàu gắn máy, sà lan biển cỡ lớn hoặc các phương tiện không có thiết bị đẩy độc lập phải có mạn khô phù hợp với quy định ở các Chương 2, 3, 4 và ở tờ 6.1 đến 6.4 Chương 6 của Phần này.

1.1.7. Những tàu chở gỗ trên boong nằm trong trường hợp đã nêu là 1.1.6 phải có mạn khô phù hợp với những quy định ở Chương 5 và quy định ở 6.5 Chương 6 của Phần này.

1.1.8. Tàu kéo phải có mạn khô phù hợp với những quy định ở các Chương 2, 3, 46 của Phần này. Đăng kiểm sẽ xem xét để tăng mạn khô khi thấy cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.

1.1.9. Các tàu gỗ hoặc các tàu chế tạo bằng vật liệu tổng hợp và các vật liệu khác đã được Đăng kiểm chấp thuận hoặc các tàu có kết cấu đặc biệt mà không thể áp dụng được những yêu cầu của Phần này thì mạn khô của từng tàu cụ thể sẽ do Đăng kiểm quy định riêng.

1.1.10. Những tàu chở hàng hoạt động trên tuyến Quốc tế (đề cập ở 1.1.1-1) và những tàu hàng hoạt động ở vùng biển Việt Nam (đề cập ở 1.1.1-2) có thể được kẻ dấu mạn khô bổ sung để hoạt động như một tàu hoạt động ở vùng biển hạn chế I.

Các tàu hoạt độ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-11:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 11: Mạn khô

  • Số hiệu: TCVN6259-11:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản