Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-9:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 9: PHÂN KHOANG

Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 9: Subdivision

 

CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Các yêu cầu của Phần này được áp dụng cho những tàu có công dụng và kích thước sau đây:

1. Các tàu chở khách

2. Các tàu Ro-ro có chiều dài Ls bằng và lớn hơn 100 mét

3. Các tàu đánh cá có L1 bằng và lớn hơn 100 mét

4. Các tàu có công dụng đặc biệt (kể cả ụ nổi, tàu chế biến cá, cần cẩu nổi)

5. Các tàu kéo có chiều dài L1 bằng và lớn hơn 40 mét

6. Tàu cuốc có L1 bằng và lớn hơn 40 mét, các tàu cuốc có hầm chứa đất có L1 bằng và lớn hơn 60 mét

7. Tàu cứu hộ

8. Các đèn nổi

9. Các tàu chở dầu

10. Các tàu chở hóa chất

11. Các tàu chở khí hóa lỏng

12. Các tàu dùng để chở các chất phóng xạ

13. Các tàu cung ứng dịch vụ

14. Các tàu trong ký hiệu cấp tàu có dấu chạy trong băng

15. Các tàu hàng khô có Ls bằng và lớn hơn 80 mét

16. Tàu kiểu A và tàu kiểu B có mạn khô được giảm như quy định 4.1.3-3 ở Phần 11-"Mạn Khô"-TCVN 6259-11:2003.

1.1.2. Các tàu không áp dụng những qui định ở Phần này nên tìm mọi biện pháp theo chức năng và điều kiện khai thác để đạt được những đặc tính tốt nhất về phân khoang.

Tuy vậy, nếu theo đề nghị của chủ tàu trong ký hiệu cấp cần ghi dấu phân khoang thì tàu đó phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của Phần này.

1.1.3. Những yêu cầu ở Chương 4 được áp dụng cho những tàu kiểu B có mạn khô được giảm và tàu kiểu A khi thỏa mãn yêu cầu ở Phần 11.

Khi thực hiện các phép tính quy định ở Chương 4, có thể sử dụng các phép tính phù hợp với các yêu cầu của Chương 23.

1.2. Định nghĩa và giải thích

Các định nghĩa và giải thích liên quan đến định nghĩa chung của Phần này được trình bày ở Phần 1-A "Quy định chung v hoạt động và giám sát" -TCVN 6259-1 :2003. Trong Phần này sử dụng các định nghĩa sau đây:

- Chiều dài phân khoang (Ls) - Chiều dài lớn nhất của phần thân tàu nằm thấp hơn đường chìm tới hạn.

- Chiều dài tàu (Lb) - Chiều dài tàu theo đường nước ứng với chiều chìm db.

- Chiều dài tàu (L1) - Bằng 96% chiều dài toàn bộ đo theo đường nước đi qua độ cao bằng 85% chiều cao lý thuyết của tàu (D) hoặc chiều dài đo từ mép trước sống mũi đến tâm trục lái ở đường nước ấy, lấy trị số nào lớn hơn.

- Tàu cuốc đất - Tàu vét đất bằng mọi thiết bị và không có hầm để vận chuyển đất.

- Hệ số ngập thể tích khoang (μ) - Tỷ số thể tích có thể chứa đầy nước khi khoang hoàn toàn bị ngập trên thể tích lý thuyết của khoang.

- Tàu chạy trong băng - Tàu dùng để chạy trong những vùng bị băng giá.

- Chiều chìm tàu (db) - Chiều chìm tương ứng với đường nước mà từ đó xác định được giới hạn trên của kết cấu gia cường chạy trong băng.

- Khoang - Phần không gian bên trong của tàu bị giới hạn bởi đáy, mạn. boong vách và hai vách ngang kín nước kề nhau hoặc vách chống va và

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-9:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 9: Phân khoang

  • Số hiệu: TCVN6259-9:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản