Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 10: ỔN ĐỊNH
Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 10: Stability
1.1.1. Những qui định ở Phần này áp dụng cho những tàu boong kín hoạt động ở trạng thái nổi tĩnh. Đối với những tàu lướt, tàu đệm khí và tàu cánh ngầm, tàu chạy bằng buồm (khi chạy có sử dụng buồm) và ụ nổi, những yêu cầu của Phần này được áp dụng ở mức độ xét thấy hợp lý và có thể thực hiện được.
1.1.2. Những quy định ở Phần này được áp dụng cho những tàu đang khai thác ở mức độ hợp lý và có thì thực hiện được. Đối với những tàu do sửa chữa lớn, hoán cải, trang bị lại hoặc hiện đại hóa mà ổn định bị giảm thì bắt buộc phải áp dụng những yêu cầu của Phần này.
Ổn định của những tàu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét sau khi hoán cải, sửa chữa lớn, trang bị lại hoặc hiện đại hóa cần phải thỏa mãn những yêu cầu của Phần này hoặc những yêu cầu về ổn định cho những tàu đó trước lúc hoán cải, sửa chữa lớn, trang bị lại hoặc hiện đại hóa.
1.1.3. Những yêu cầu của Phần này không áp dụng cho trạng thái tàu không, trừ trường hợp nêu ở 2.3.1.
Các định nghĩa và giải thích thuật ngữ chung được trình bày ở TCVN 6259-1 :2003- “Qui định chung vì hoạt động giám sát và phân cấp”.
1.2.1. Trong Phần này dùng những định nghĩa sau đây:
1. Chiều cao mạn lý thuyết - Đoạn thẳng đứng đo tại sườn giữa từ mặt trên của tôn giữa đáy hoặc từ tiếp điểm mặt trong của vỏ ngoài với sống chính đáy tới mép trên của xà ngang boong tại mạn mà thể tích thân tàu phía dưới nó được đưa vào tính ổn định.
Trên những tàu có mép boong lượn tròn với mép mạn thì chiều cao mạn lý thuyết đo tới điểm giao nhau của các đường lý thuyết kéo dài của boong liên lục cao nhất và mạn như khi mối nối đó là gãy góc. Nếu boong liên tục cao nhất theo chiều dọc tàu có bậc và phần bậc này của boong chạy dài trên điểm đo chiều cao mạn thì chiều cao mạn đó phải đo tới đường boong giả định. Đường boong giả định là đoạn kéo dài của phần boong thấp song song với phần cao.
2. Hàng lỏng - Tất cả những chất lỏng có ở trên tàu bao gồm cả hàng của tàu chở chất lỏng, các dự trữ chất lỏng của tàu, nước dằn, nước trong các bể giảm chành, bể bơi, v.v...
3. Hàng đồng nhất - Hàng có thể tích riêng không đổi.
4. Hạt - Lúa mì, ngô, kiểu mạch, lúa mì đen, đại mạch, gạo, thóc, cao lương, đậu và các dạng chế biến khác nếu đặc tính của chúng tương tự như đặc tính của hạt ở dạng tự nhiên.
5. Hàng rời - Hạt và hàng không phải hạt gồm những phần tử riêng biệt và chuyên chở không cần bao bì.
6. Chiều dài tàu - 96% chiều dài toàn bộ đo theo đường nước chở hàng mùa hè hoặc chiều dài từ mép trước của sống mũi dẫn tâm trụ lái ở cùng đường nước đó, lấy trị số nào lớn hơn.
7. Tàu hút bùn - Tàu dùng để nạo hút và vận chuyển bùn.
8. Các lượng dự trữ - Chất đốt, nước ngọt, thực phẩm, dầu bôi trơn, vật liệu tiêu thụ v.v...
9. Tàu cuốc - Tàu cuốc, hút đất bằng mọi phương pháp và không có hầm để vận chuyển đất bùn.
10. Tàu chở công te nơ - Tàu dành riêng và được trang bị đặc biệt để chở hàng trong các công te nơ theo tiêu chuẩn quốc tế.
11. Tiêu chuẩn về thời tiết - Tỷ số giữa mômen lật trên mômen nghiêng do áp suất gió.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-3:2003/SĐ 3:2007 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-8E:2003/SĐ 3:2007 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Các tàu chuyên dùng - Phần 8E: Tàu chở xô hoá chất nguy hiểm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-11:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 11: Mạn khô
- 1Quyết định 41/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-3:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-9:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 9: Phân khoang
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-11:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 11: Mạn khô
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-7B:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tầu biển vỏ thép - Phần 7B: Trang thiết bị
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-3:2003/SĐ 3:2007 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-8E:2003/SĐ 3:2007 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Các tàu chuyên dùng - Phần 8E: Tàu chở xô hoá chất nguy hiểm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-11:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 11: Mạn khô
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-10:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 10: Ổn định
- Số hiệu: TCVN6259-10:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra