Điều 7 Thông tư 03/2012/TT-BYT hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng do Bộ Y tế ban hành
Điều 7. Thuốc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng
1. Đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm y tế:
Thuốc nước ngoài đã có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng có thay đổi hoặc bổ sung về chỉ định mới, đường dùng mới, dạng bào chế mới khác với chỉ định, đường dùng, dạng bào chế của thuốc đang được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép) phải thực hiện:
a) Thử lâm sàng đánh giá về tính an toàn;
b) Thử lâm sàng đánh giá về tính hiệu quả trong trường hợp chưa thử lâm sàng đánh giá về tính hiệu quả hoặc đã thử lâm sàng đánh giá về tính hiệu quả nhưng chưa đáp ứng các quy định về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng của Bộ Y tế hoặc các hướng dẫn của quốc tế về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng được Bộ Y tế công nhận.
2. Đối với vắc xin:
a) Thử lâm sàng đánh giá về tính an toàn đối với:
- Vắc xin nước ngoài chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, đã được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép) và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước đó xác nhận là an toàn và hiệu quả, có cùng đường dùng, hàm lượng và có chỉ định ở Việt Nam giống như chỉ định ở nước đó.
- Vắc xin sản xuất tại Việt Nam được làm từ sản phẩm chờ đóng gói nhập khẩu từ nước ngoài mà thành phẩm của vắc xin đó đã được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép).
- Vắc xin đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng thay đổi hoặc bổ sung tá dược, chất bảo quản, thay đổi cơ sở sản xuất (không thay đổi quy trình sản xuất).
b) Thử lâm sàng đánh giá về tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn 3 đối với:
- Vắc xin nước ngoài đã được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép) chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.
- Vắc xin sản xuất tại Việt Nam được làm từ sản phẩm trung gian nhập khẩu mà thành phẩm của vắc xin đó đã được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép).
- Vắc xin đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng thay đổi hoặc bổ sung một trong những nội dung: quy trình sản xuất, dạng bào chế, chỉ định, đối tượng sử dụng (lứa tuổi, giới tính, chủng tộc), đường dùng, liều dùng, lịch tiêm chủng.
3. Đối với thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:
Thử lâm sàng đánh giá về tính an toàn đối với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam và các bài thuốc đông y được Bộ Y tế công nhận nhưng có thay đổi hoặc bổ sung về chỉ định, đường dùng, công thức, dạng bào chế khác với chỉ định, đường dùng, công thức, dạng bào chế của thuốc đã được lưu hành hợp pháp ít nhất 05 năm tại nước xuất xứ (hoặc nước tham chiếu nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cho phép).
Thông tư 03/2012/TT-BYT hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 03/2012/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/02/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 153 đến số 154
- Ngày hiệu lực: 20/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn
- Điều 6. Thuốc miễn thử lâm sàng
- Điều 7. Thuốc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng
- Điều 8. Thử thuốc trên lâm sàng trong một số trường hợp đặc biệt, khẩn cấp liên quan đến an ninh sức khỏe
- Điều 9. Điều kiện về thuốc thử lâm sàng
- Điều 10. Điều kiện về hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 11. Điều kiện của tổ chức nhận thử, nghiên cứu viên chính và nghiên cứu viên tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 12. Điều kiện của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 13. Điều kiện về kinh phí thử thuốc lâm sàng
- Điều 14. Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 15. Xây dựng hồ sơ nghiên cứu
- Điều 16. Nộp hồ sơ nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 17. Thẩm định, phê duyệt các nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 18. Các giai đoạn thử thuốc hóa dược, sinh phẩm y tế trên lâm sàng
- Điều 19. Các giai đoạn thử vắc xin trên lâm sàng
- Điều 20. Các giai đoạn thử thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên lâm sàng
- Điều 21. Thử thuốc trên lâm sàng tại nhiều cơ sở khác nhau
- Điều 22. Mục tiêu, nội dung và cỡ mẫu nghiên cứu
- Điều 23. Xử lý các trường hợp tai biến trong thời gian thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 24. Thu thập thông tin, số liệu
- Điều 25. Xử lý số liệu
- Điều 26. Lưu trữ tài liệu về thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 27. Báo cáo kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 28. Quản lý thuốc thử lâm sàng
- Điều 29. Quyền của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 30. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 31. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 32. Quyền của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 34. Giám sát, kiểm tra quá trình thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 35. Bảo đảm độ tin cậy kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng