Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 22000:2018
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG CHUỖI THỰC PHẨM
Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain
Lời nói đầu
TCVN ISO 22000:2018 thay thế TCVN ISO 22000:2007;
TCVN ISO 22000:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2018;
TCVN ISO 22000:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQL ATTP) là một quyết định chiến lược đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm. Những lợi ích tiềm năng đối với tổ chức thực hiện HTQL ATTP theo tiêu chuẩn này là:
a) có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành;
b) giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức;
c) có khả năng chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của HTQL ATTP cụ thể.
Tiêu chuẩn này vận dụng cách tiếp cận theo quá trình (xem 0.3), kết hợp chặt chẽ chu trình Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động (PDCA) (xem 0.3.2) với tư duy dựa trên rủi ro (xem 0.3.3).
Cách tiếp cận theo quá trình này giúp tổ chức hoạch định các quá trình của tổ chức và sự tương tác của các quá trình đó.
Chu trình PDCA giúp tổ chức đảm bảo rằng các quá trình của tổ chức được cung cấp nguồn lực và được quản lý một cách thỏa đáng, các cơ hội cải tiến được xác định và thực hiện.
Tư duy dựa trên rủi ro giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể làm cho các quá trình và HTQL ATTP của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác động bất lợi.
Trong tiêu chuẩn này, các từ sau đây được sử dụng:
- “phải” chỉ một yêu cầu;
- "cần" chỉ sự khuyến nghị;
- "có thể" chỉ sự cho phép, khả năng hoặc năng lực.
"CHÚ THÍCH" nhằm hướng dẫn để hiểu hoặc làm rõ các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy về an toàn thực phẩm tại thời điểm tiêu thụ (lượng ăn vào của người tiêu dùng). Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở mọi giai đoạn trong chuỗi thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát đầy đủ trong suốt chuỗi thực phẩm là cần thiết. An toàn thực phẩm được đảm bảo thông qua nỗ lực kết hợp của tất cả các bên trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với HTQL ATTP kết hợp các yếu tố cơ bản đã được công nhận như sau:
- trao đổi thông tin lẫn nhau;
- quản lý hệ thống;
- các chương trình tiên quyết;
- các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Ngoài ra, tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc thông dụng đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Các nguyên tắc quản lý là:
- hướng vào khách hàng;
- sự lãnh đạo;
- sự tham gia của mọi người;
- tiếp cận theo quá trình;
- cải tiến;
- quyết định dựa trên bằng chứng;
- quản lý mối quan hệ.
0.3.1 Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn này sử dụng cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, áp dụng HTQL ATTP và khi cải tiến hiệu lực của hệ thống
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22004:2015 (ISO/TS 22004:2014) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11921-7:2017 về Phụ gia thực phẩm - Các hợp chất cellulose - Phần 7: Methyl ethyl cellulose
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12438:2018 (CODEX STAN 118-1979) về Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt - Dùng cho người không dung nạp gluten
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12373:2018 về Nguyên tắc phân tích nguy cơ đối với thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 22000:2007 (ISO 22000 : 2005) về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22005:2008 (ISO 22005 : 2007) về Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9788:2013 (ISO GUIDE 73 : 2009) về Quản lý rủi ro – Từ vựng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-2:2014 (ISO/TS 22002-2:2013) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 2: Cung cấp thực phẩm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-1:2013 (ISO/TS 22002-1:2009) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 1: Chế biến thực phẩm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22004:2015 (ISO/TS 22004:2014) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22003:2015 (ISO/TS 22003:2013) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) về Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11921-7:2017 về Phụ gia thực phẩm - Các hợp chất cellulose - Phần 7: Methyl ethyl cellulose
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-3:2013 (ISO/TS 22002-3:2011) về Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 3: Nuôi trồng
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 (ISO 22002-6:2016) về Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 6: Sản xuất thức ăn chăn nuôi
- 17Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12438:2018 (CODEX STAN 118-1979) về Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt - Dùng cho người không dung nạp gluten
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12373:2018 về Nguyên tắc phân tích nguy cơ đối với thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
- Số hiệu: TCVNISO22000:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra