Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ BẢO QUẢN - HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NHIỄM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG BẰNG BẪY
Stored cereal grains and pulses - Guidance on the detection of infestation by live invertebrates by trapping
Lời nói đầu
TCVN 9708:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 16002:2004;
TCVN 9723:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong ngành thực phẩm, hạt ngũ cốc là hàng hóa được buôn bán với lượng lớn nhất. Chúng thường nằm trong chiến lược dự trữ lương thực quốc gia. Hạt ngũ cốc có thể được bảo quản với thời gian và trong các điều kiện khác nhau, và thường mẫn cảm với sự lây nhiễm động vật không xương sống. Nguy cơ lây nhiễm thay đổi theo phương pháp bảo quản, thời gian, nhiệt độ và độ ẩm môi trường trong khu vực bảo quản. Tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi bảo quản trong thời gian ngắn cũng có thể tạo ra sự lây nhiễm gây hại đáng kể.
Nếu hạt ngũ cốc bị nhiễm dịch hại thì thường bị hư hỏng, hao hụt chất lượng, mất giá trị kinh tế, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể gây bệnh cho con người và động vật.
Hạt ngũ cốc đã bị nhiễm dịch hại có thể trở thành nguồn lây nhiễm đáng kể đối với các hạt ngũ cốc nguyên vẹn. Sự lây nhiễm có thể dẫn đến từ chối phân phối, các vấn đề về hợp đồng, mất thị trường quốc tế, mất uy tín cũng như các vấn đề chứng nhận kiểm dịch thực vật theo Công ước quốc tế và Bảo vệ thực vật.
Phát hiện sự lây nhiễm dịch hại cho phép xem xét ban hành các quyết định khi nào cần xử lý hạt ngũ cốc và xử lý như thế nào. Các biện pháp xử lý như vậy xem ví dụ đưa ra trong Phụ lục D, có thể có tác động đến việc sử dụng hạt ngũ cốc về sau trong các sản phẩm dự kiến sử dụng cho người và cho động vật.
Có thể sử dụng nhiều phương pháp để phát hiện sự lây nhiễm động vật không xương sống còn sống trong khối hạt bảo quản nhưng hệ thống thích hợp nhất để phát hiện chúng trong khối hạt ngũ cốc và đậu đỗ bảo quản là dựa trên việc dùng bẫy, được mô tả trong tiêu chuẩn này. Một số phương pháp khác được liệt kê trong Phụ lục A. Các phương pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm. Các phương pháp dựa trên việc loại bỏ và đánh giá mẫu sau đó ít phù hợp để phát hiện côn trùng do hạn chế về phương pháp lấy mẫu.
Bẫy động vật không xương sống trong kho bảo quản hạt ngũ cốc và đậu đỗ có thể được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của dịch hại, để thu thập mẫu vật nhằm định loài chính xác, để đánh giá số lượng của chúng nếu đã thiết lập ngưỡng hoạt động và để giám sát quần thể động vật và để giám sát quần thể động vật không xương sống sau khi áp dụng các biện pháp phòng trừ để thử hiệu quả của chúng.
Phương pháp chuẩn [TCVN 5451 (ISO 13690)]*) để lấy mẫu hạt ngũ cốc và đậu đỗ đặc biệt không áp dụng để lấy mẫu phát hiện lây nhiễm dịch hại. Các phương pháp chuẩn để phát hiện côn trùng ẩn náu [xem TCVN 7847 (ISO 6639) (tất cả các phần) và TCVN 6130 (ISO 6639-4)] nhưng chưa có tiêu chuẩn để phát hiện động vật không xương sống còn sống hoạt động tự do trong khối hạt ngũ cốc và đậu đỗ bảo quản rời hoặc đóng bao.
NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ BẢO QUẢN - HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NHIỄM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG BẰNG BẪY
Stored cereal grains and pulses - Guidance on the detection of infestation by live invertebrates by trapping
CẢNH BÁO: Việc bố trí bẫy trong kho bảo quản hạt rời gồm cả việc bố trí bẫy trên bề mặt khối hạt. Cần đảm bảo an toàn cho người đặt bẫy. Việc bố trí bẫy trong các xilô bảo quản kín có thể sẽ nguy hiểm, vì vậy phải đánh giá mọi rủi ro có liên quan, gồm cả việc ra, vào kho và khả năng xuất hiện khí độc.
Vì những lý do trên, tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng đối với hạt được bảo quản rời trong các thùng hở, xilô, kho bằng hoặc bằng nhiều tầng và hạt được đóng bao.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5089:1990 (ISO 6322/2-1981) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - yêu cầu cơ bản
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3 : 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9707:2013 (ISO 4112:1990) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Hướng dẫn đo nhiệt độ của hạt bảo quản rời
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9709:2013 (ISO 7973 : 1992) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc nghiền - Xác định độ nhớt của bột - Phương pháp sử dụng amylograph
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9710:2013 (ISO 4174:1998) về Ngũ cốc, đậu đỗ và hạt có dầu - Đo tổn thất áp suất không khí thổi một chiều qua khối hạt rời
- 1Quyết định 1016/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6130:1996 (ISO 6639/4:1987) về ngũ cốc và đậu đỗ - xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - các phương pháp nhanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5089:1990 (ISO 6322/2-1981) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - yêu cầu cơ bản
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-1:2008 (ISO 6322-1 : 1996) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3 : 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7847-1:2008 (ISO 6639-1:1986) về ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - Phần 1: Nguyên tắc chung
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7847-2:2008 (ISO 6639-2:1986) về ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - Phần 2: Lấy mẫu
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7847-3:2008 (ISO 6639-3:1986) về ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - Phần 3: Phương pháp chuẩn
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-2 : 2008 (ISO 6322-2 : 2000) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 2: Khuyến nghị thực hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lấy mẫu
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9707:2013 (ISO 4112:1990) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Hướng dẫn đo nhiệt độ của hạt bảo quản rời
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9709:2013 (ISO 7973 : 1992) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc nghiền - Xác định độ nhớt của bột - Phương pháp sử dụng amylograph
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9710:2013 (ISO 4174:1998) về Ngũ cốc, đậu đỗ và hạt có dầu - Đo tổn thất áp suất không khí thổi một chiều qua khối hạt rời
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) về Ngũ cốc và đậu đỗ bảo quản - Hướng dẫn phát hiện nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy
- Số hiệu: TCVN9708:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra