Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5451 – 1991

(ISO 950 – 1979)

NGŨ CỐC

LẤY MẪU (DẠNG HẠT)

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 5451-1991 phù hợp với ISO 950-1979.

TCVN 5451-1991 do hội Tiêu chuẩn Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 424/QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1991.

 

NGŨ CỐC

LẤY MẪU (DẠNG HẠT)

Cereals

Sampling (as grain)

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của hạt ngũ cốc. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hạt giống.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 950-1979.

1. ĐỊNH NGHĨA

Để phục vụ cho tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:

1.1. Lô giao nhận: Lượng hạt được gửi đi hay nhận về vào một thời gian và được đảm bảo bằng một hợp đồng hay tài liệu kèm theo riêng biệt lô giao nhận có thể bao gồm một hoặc nhiều lô.

1.2. Lô: Một lượng hạt nhất định được lấy ra từ lô giao nhận có đặc trưng coi như đồng nhất và cho phép đánh giá được lượng đó.

1.3. Mẫu ban đầu: Một lượng nhỏ hạt được lấy ra từ một vị trí của lô.

Một loạt mẫu ban đầu phải được lấy từ nhiều vị trí khác nhau của lô.

1.4. Mẫu chung: Lượng hạt do được gộp lại và trộn đều tất cả các mẫu ban đầu lấy từ một lô xác định.

1.5. Mẫu thử nghiệm: Lượng hạt được lấy ra từ mẫu chung để tiến hành phân tích hoặc để tiến hành các kiểm tra khác.

2. QUY ĐỊNH CHUNG

2.1. Người lấy mẫu phải do bên bán và bên mua cùng cử ra hoặc hai bên cử ra những người cùng đồng thời lấy mẫu.

2.2. Các mẫu phải đại diện đầy đủ cho các lô được lấy mẫu. Vì thành phần của các lô hiếm khi đồng nhất cho nên phải lấy đủ số lượng mẫu ban đầu, trộn kỹ với nhau sẽ có mẫu chung và bằng cách phân chia tiếp sẽ có mẫu thí nghiệm.

2.3. Đối với lượng hạt đã bị hư hỏng trong vận chuyển theo đường biển hoặc hư hỏng khác trong vận chuyển hoặc điều kiện không tốt cần phải được tách ra khỏi hạt tốt và lấy mẫu riêng. Các mẫu được lấy từ nguyên liệu hỏng không được trộn lẫn với mẫu được lấy từ nguyên liệu tốt.

2.4. Các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ. Lấy mẫu phải tiến hành sao cho tránh sự nhiễm bẩn từ bên ngoài như mưa, bụi … đối với mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu.

3. THIẾT BỊ

Các thiết bị theo yêu cầu sau (xem thí dụ từ hình 1 đến 9).

Chú thích: Sẵn có nhiều loại và dạng biến đổi khác nhau của thiết bị. Kích thước nêu trong các hình vẽ chỉ là hướng dẫn.

3.1. Lấy mẫu từ đống hạt: Xẻng, xẻng nhỏ, ống lấy mẫu hình trụ và dụng cụ lấy định kỳ các mẫu ban đều từ một dòng hạt.

3.2. Lấy mẫu từ bao: Thuốn hoặc xiêu hở.

3.3. Trộn và phân mẫu: Xẻng và các thiết bị phân chia mẫu.

4. NƠI LẤY MẪU

Địa điểm và thời gian lấy mẫu phải do các bên có liên quan cùng quy định. Có thể áp dụng các yêu cầu riêng sau đây đối với việc chất xếp và bốc dỡ hàng.

4.1. Chất xếp hàng: Khi hạt được gửi đi bằng tàu thủy thì phải lấy mẫu trong khi chất xếp hoặc ngay trước khi đưa hàng lên tàu, ở tại nơi bốc hàng.

4.2. Dỡ hàng: Phần lớn số hạt được chuyên chở bằng đường biển hay đường sông. Trong cả hai trường hợp phải tiến hành lấy mẫu trong khi dỡ hàng ra khỏi tàu.

5. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TỪ ĐỐNG HẠT ĐỔ RỜI KHI VẬN CHUYỂN

5.1. Chuyên chở bằng đường biển hay đường sông.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979)

  • Số hiệu: TCVN5451:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 17/07/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản