Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5451 : 2008

NGŨ CỐC, ĐẬU ĐỖ VÀ SẢN PHẨM NGHIỀN – LẤY MẪU TỪ KHỐI HÀNG TĨNH

Cereal, pulses and milled products – Sampling of static batches

Lời nói đầu

TCVN 5451:2008 thay thế TCVN 5451-91;

TCVN 5451:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 13690:1999;

TCVN 5451:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGŨ CỐC, ĐẬU ĐỖ VÀ SẢN PHẨM NGHIỀN – LẤY MẪU TỪ KHỐI HÀNG TĨNH

Cereal, pulses and milled products – Sampling of static batches

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung liên quan đến việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền từ ngũ cốc và đậu đỗ (dưới đây được gọi là “hạt”), dạng để rời hoặc đóng bao nhưng không ở dạng viên.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho việc lấy mẫu thủ công hoặc cơ học đối với khối hạt tĩnh để rời có độ sâu đến 3 m. Với khối hạt tĩnh có độ sâu trên 3m đến tối đa là 12m thì cần lấy mẫu bằng phương pháp cơ học. Với khối hạt có độ sâu trên 12 m thì cần lấy mẫu khi ở dạng dòng chảy. Phương pháp lấy mẫu khi hạt ở dạng dòng chảy này cũng được áp dụng cho tất cả các độ sâu của khối hạt (xem ISO 6644).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hạt giống, cũng không áp dụng để lấy mẫu thử nhiễm côn trùng ẩn náu và không áp dụng để lấy mẫu hạt dòng chảy.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các yêu cầu lấy các mẫu đặc thù (ví dụ: lấy mẫu vi sinh vật, độc tố vi nấm và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật). Trong các trường hợp này, nên theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

CHÚ THÍCH 1 Lấy mẫu hạt giống được quy định theo luật của Hiệp hội thử nghiệm về hạt giống quốc tế.

CHÚ THÍCH 2 Lấy mẫu sự nhiễm côn trùng ẩn náu theo TCVN 7847-2:2008 (ISO 6639-2:1987).

CHÚ THÍCH 3 Lấy mẫu dòng chảy hạt theo ISO 6644.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Chuyến hàng (consignment)

Lượng hạt được chào hàng, được gửi đi hoặc được nhận tại một thời điểm, theo các hợp đồng cụ thể hoặc các tài liệu vận chuyển; chuyến hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng.

CHÚ THÍCH Các lô hàng không quá 500 tấn được coi là chuyến hàng.

2.2. Lô hàng (lot)

Phần xác định của chuyến hàng có chất lượng cần được đánh giá.

2.3. Mẫu ban đầu (increment)

Một lượng nhỏ hạt bằng nhau được lấy từ mỗi điểm lấy mẫu riêng biệt trong lô hàng, ở khắp độ sâu trong lô hàng.

2.4. Độ đầy (laden)

Thuật ngữ mô tả mức độ đầy từng phần hoặc đầy hoàn toàn: ví dụ: đầy toa xe, xe tải, sà lan hoặc tàu.

CHÚ THÍCH xem 6.3.1.

2.5. Mẫu chung (bulk sample)

Lượng hạt thu được bằng cách gộp lại và trộn đều các mẫu ban đầu từ một lô xác định.

2.6. Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Lượng hạt được lấy ra từ mẫu chung, dùng để phân tích hoặc để kiểm tra.

3. Nguyên tắc chung

3.1. Mẫu phải được người đại diện của bên mua và bên bán lấy hoặc được lấy do người của hai bên giám sát.

3.2. Mẫu càng đại diện cho lô hàng càng tốt. Do đó, về thành phần của lô hàng hiếm khi đồng nhất nên phải lấy đủ số lượng mẫu ban đầu và trộn kỹ để có mẫu chung và bằng cách chia liên tiếp hoặc bằng cách khác để thu được mẫu phòng thử nghiệm (xem 8.3).

CHÚ THÍCH Sơ đồ lấy mẫu của chuyến hàng nhiều hơn 100 bao được đưa ra trong Phụ lục A.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh

  • Số hiệu: TCVN5451:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản