Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5258 - 90

(CODEX STAN 153 - 1985)

NGÔ (HẠT)

Maize (Corn)

Cơ quan biên soạn: Tiểu ban kỹ thuật trồng trọt.

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 733/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990

 

NGÔ (HẠT)

Maize (Corn)

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngô (hạt) để người sử dụng trực tiếp, có nghĩa là sẵn sàng để dùng làm thức ăn cho người, dưới dạng đóng gói hoặc bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với ngô răng ngựa (Zea mays indentata L.) nguyên hạt đã tách vỏ và/hoặc ngô đá (Zea mays indurata L.) đã tách hoặc các dòng lai của chúng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho ngô đã chế biến.

Tiêu chuẩn này phù hợp với CODEX STAN 153-1985.

1. Khái niệm và dạng sản phẩm

1.1. Định nghĩa sản phẩm

Ngô (hạt) là hạt đã tách vỏ của loại ngô (species) đã được xác định trong phần mở đầu.

1.2. Dạng sản phẩm

1.2.1. Ngô có thể có màu sắc như vàng, trắng hoặc đỏ hoặc một hỗn hợp các màu đỏ.

1.2.1.1. Ngô vàng

Có thể chứa không quá 5,0% khối lượng ngô các màu khác, Hạt ngô có màu vàng và/hoặc màu đỏ nhạt được coi là ngô vàng. Ngô vàng cũng có nghĩa là các hạt ngô có màu vàng và màu đỏ thẫm, với điều kiện là màu đỏ thẫm phải điểm ít hơn 50% bề mặt hạt.

1.2.1.2. Ngô trắng

Có thể chứa không quá 2,0% khối lượng ngô các màu khác. Hạt ngô có màu trắng và/hoặc màu hồng nhạt được coi là ngô trắng. Ngô trắng cũng có nghĩa là hạt ngô có màu trắng và màu hồng nhạt, với điều kiện là màu hồng nhạt phải chiếm ít hơn 50% bề mặt của hạt.

1.2.1.3. Ngô đỏ

Có thể chứa không quá 5,0% khối lượng ngô các màu khác. Hạt ngô có màu hồng và trắng hoặc màu đỏ thẫm và màu vàng thì được coi là ngô đỏ với điều kiện là màu hồng hoặc đỏ thẫm chiếm 50% hoặc nhiều hơn bề mặt của hạt.

1.2.1.4. Ngô hỗn hợp

Gồm ngô không thuộc vào các nhóm ngô trắng, ngô vàng hoặc ngô đỏ, đã được quy định ở các điều 1.2.1.1. đến 1.2.1.3.

1.2.2. Ngô còn có thể là ngô đá, ngô răng ngựa (ngô vết lõm), các dòng lai và các hỗn hợp của chúng.

1.2.2.1. Ngô đá

Gồm ngô có bất kỳ màu sắc gì, bao gồm 95% hoặc hơn khối lượng hạt ngô đá.

1.2.2.2. Ngô răng ngựa (ngô vết lõm)

Gồm ngô có bất kỳ màu sắc gì bao gồm 95% hoặc hơn khối lượng hạt ngô răng ngựa.

1.2.2.3. Ngô đá và ngô răng ngựa

Ngô có bất kỳ màu sắc gì bao gồm trên 5,0% nhưng ít hơn 95,0% là ngô đá.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Yếu tố chất lượng chung

2.1.1. Ngô không được có bất kỳ mùi không bình thường hoặc lạ nào xác định ở các mẫu đại diện của lô.

2.1.2. Ngô phải có màu sắc đồng đều hợp lý tùy theo chủng loại, nguyên hạt, sạch và thực tế không được có tạp chất và sâu mọt.

2.2. Yếu tố chất lượng riêng

2.2.1. Hàm lượng nước

Hàm lượng nước của lô ngô không được quá 15,5% tính theo khối lượng, xác định ở các mẫu đại diện của lô.

2.3. Định nghĩa về khuyết tật

2.3.1. Hạt khuyết tật là những hạt bị sâu bọ, côn trùng hoặc loài gặm nhấm phá hoại, bị bẩn, bị bệnh, bị biến màu, bị mọc mầm, bị hủy hoại do giá rét hoặc do các nguyên nhân khác.

2.3.1.1. Hạt bị sâu bọ côn trùng hoặc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:1990 (CODEX STAN 153 - 1985) về ngô (hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5258:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản