Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7857-2 : 2008

ISO 6322-2 : 2000

BẢO QUẢN NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ -

PHẦN 2: KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH

Storage of cereals and pulses –

Part 2: Practical recommendations

Lời nói đầu

TCVN 7857-2:2008 thay thế TCVN 5089-90;

TCVN 7857-2:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 6322-2:2000;

TCVN 7857-2:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7857 (ISO 6322) Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ, gồm các phần sau đây:

- TCVN 7857-1:2008 (ISO 6322-1:1996) Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc;

- TCVN 7857-2:2008 (ISO 6322-2:2000) Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 2: Khuyến nghị thực hành;

- TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3:1989) Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại.

 

BẢO QUẢN NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ -

PHẦN 2: KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH

Storage of cereals and pulses –

Part 2: Practical recommendations

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về cách lựa chọn phương pháp bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ, các khuyến nghị thực hành bảo quản tốt đối với phương pháp được chọn. Các khía cạnh khác về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ được quy định trong TCVN 7857-1 (ISO 6322-1) và TCVN 7857-3 (ISO 6322-3).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7587-1 (ISO 6322-1), Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc.

TCVN 7857-3 (ISO 6322-3), Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại.

3. Cách thức bốc xếp

Mọi hệ thống bảo quản cần có cách thức bốc xếp hàng hóa vào kho và ra khỏi kho. Cách thức bốc xếp cần được chọn để làm giảm thiểu sự hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng của hạt và các thùng chứa. Trong thực tế, các cách thức bốc xếp này phải hạn chế sự phân tán bụi trong nhà kho hoặc môi trường lân cận.

4. Bảo quản dạng hở

4.1. Yêu cầu chung

Bảo quản dạng hở có chi phí thấp nhất nhưng là phương pháp kém an toàn nhất. Ở đây có nguy cơ cao do sự phá hoại của chim, loại gậm nhấm, côn trùng và nhóm động vật nhỏ [xem TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3:1989)], sự phát triển của nấm, hư hỏng do thời tiết xấu, do trộm cắp và do những rủi ro khác. Nói chung, bảo quản dạng hở này chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Phương pháp bảo quản này có thể được sử dụng khi vụ mùa bội thu không còn đủ phương tiện để bảo quản. Cách bảo quản này phải được thực hiện ở nơi khô và mát.

4.2. Bảo quản không mái che

Bảo quản không mái che là thích hợp hơn ở các nước ôn đới, tại đây có những cơn mưa rào đột ngột, ngắn, nên chỉ ảnh hưởng đến bề mặt (tới độ sâu khoảng 5 cm) và trời nắng sau đó sẽ làm hạt khô dần hạt trở lại. Dĩ nhiên, việc phơi nắng như thế có thể dẫn đến sự hư hỏng do “biến mầu”. Cũng có thể bảo quản dưới tuyết hoặc ở nhiệt độ lạnh, vì nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sâu mọt và nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một vài loại nấm mốc sinh độc tố cũng có thể phát triển ở nhiệt độ gần vớ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-2 : 2008 (ISO 6322-2 : 2000) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 2: Khuyến nghị thực hành

  • Số hiệu: TCVN7857-2:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản