TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5089:1990
(ISO 6322/2-1981)
BẢO QUẢN NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ
YÊU CẦU CƠ BẢN
Storage of cereals and pulses
Essential requirements
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6322/2-1981 hướng dẫn cách chọn phương pháp bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ và đưa ra yêu cầu cơ bản để bảo quản tốt theo phương pháp đã chọn.1. Vận chuyểnMọi hệ thống bảo quản đòi hỏi có phương tiện vận chuyển hàng hoá vào và ra khỏi kho. Phương tiện được chọn để làm giảm tới mức tối thiểu sự hư hỏng hoặc suy giảm giá trị của hạt và các thùng chứa, và để ngăn giữ bụi, trong chừng mực có thể thực hiện được.2. Bảo quản dạng hở2.1. Khái quátBảo quản dạng hở là rẻ nhất nhưng là phương pháp kém an toàn nhất. Có nguy cơ lớn do sự phá hoại của chim, gậm nhấm côn trùng và sâu mọt, sự phá hoại của nấm, hư hỏng do thời tiết xấu, do trộm cắp, do sự hư hỏng cơ học các bao đựng và do những rủi ro khác. Nói chung, bảo quản dạng hở chỉ nên tiến hành trong thời gian ngắn.2.2. Bảo quản không mái cheBảo quản không mái che được quan tâm hơn ở các nước khô ráo, tại đây cơn mưa rào đột ngột, ngắn chỉ ảnh hưởng đến bề mặt (tới độ sâu khoảng 2 cm) và ánh nắng mặt trời sau đó sẽ làm khô dần hạt trở lại. Dĩ nhiên, sự phơi nắng như thế có thể dẫn đến hư hỏng do "biến màu". Bảo quản dưới tuyết cũng thực hiện được, bởi vì nhiệt độ thấp hạn chế sâu mọt và nấm phát triển. Mặc dù vậy, một ít loài nấm mốc sinh độc tố có thể mọc ở nhiệt độ gần lạnh đông trên hạt bị tuyết làm ướt, và do vậy phải thật cẩn thận khi áp dụng phương pháp bảo quản này.Bảo quản dạng hở có thể thực hiện:a) Trên nền đất, trong các bao tải hoặc đánh đống lớn (bảo quản ngũ cốc thu hoạch chưa đập thành dạng bó hoặc xếp đống ngày càng ít phổ biến).b) Trên nền cứng hoặc bề mặt khác được láng một lớp cách ẩm.Với hạt để rời, đôi khi có thể thực hiện thông khí nhân tạo trong các đống nhưng không thể thường xuyên được.2.3. Bảo quản có mái cheĐôi khi, một chiếc mái tạm, ví dụ như bằng tôn múi, trên sườn gỗ, có thể dựng để che đống bao hoặc đống hạt; "tường" bằng vải bao đay có thể dùng để bảo vệ thêm chống lại thời tiết.Đống hạt có thể được che phủ bằng vật liệu không thấm nước hoặc bằng rơm và đất hoặc cả hai.Ngô bắp thông thường được bảo quản trong các nhà nhỏ không vách, ví dụ như được quây bằng các tấm lưới sắt để có thể làm khô khi điều kiện môi trường thuận lợi. Có thể bảo quản ngô bắp tương đối an toàn và dễ dàng, vì không bị hư hỏng cơ học do tách hạt. Cần đặc biệt chú ý ngăn ngừa chim và loài gậm nhấm phá hoại ngô.3. Bảo quản trong kho có cấu tạo đặc biệt khác si lo3.1. Khái quátMục đích của việc đưa hạt vào kho là phòng chống thời tiết, ngăn ngừa sự xâm nhập của vật gây hại và đảm bảo an toàn. Bảo quản như thế có thể kiểm tra đượcnhiệt độ và độ ẩm để giữ được hạt càng mát, càng khô và càng đồng nhất về nhiệt độ càng tốt. Cấu trúc kho phải đượcxây dựng thích hợp để tạo điều kiện bảo quản tốt và không làm thành nơi ẩn náu của vật gây hại.3.2. Xây dựng kho3.2.1. Vị trí và nền móngHướng kho chọn sao cho bức xạ nhiệt mặt trời nhỏ nhất, nghĩa là ở vùng ôn đới thì chiều dài kho theo hướng bắc-nam, ở vùng nhiệt đới hướng đông-tây. Nền móng cần đủ vững chắc để chịu đượckhối lượng kho và hạt đổ đầy và được chống mối ở những nơi cần thiết. Môi trường xung quanh nên giữ quang đãng, không có cây cối, rác, không bị ngập nước v.v... Nên có đường vào trực tiếp cho các loại phương tiện vận chuyển thích hợp.3.2.2. SànSàn phải được nguyên vẹn, nhẵn, rắn chắc và chống ngấm hơi nước. Không dùng đất "đầm nện" làm sàn. Sàn gỗ có vết nứt, nẻ và kẽ hở là nơi chứa rác và sâu mọt. Thông thường mặt sàn rắn và nhẵn làm bằng bê tông chất lượng tốt được xử lý bằng chất phụ gia đông cứng để ngăn bụi. Tường có cấu trúc hình vòm làm cho việc quét sạch được dễ dàng. Cần đổ một lớp chống thấm dọc theo tường để ngăn không cho tường bị ẩm, thông thường là "tầng kẹp" trong bê tông.3.2.3. TườngTường phải nguyên vẹn và nhẵn và nếu luật lệ địa phương cho phép, có màu nhạt (hoặc có bề mặt phản xạ cao) ở mặt ngoài. Tại các nước vùng nhiệt đới, có thể có cách nhiệt. Khi xây dựng cần tránh "những vị trí chết" và lớp trát mặt trong tường không được có vết nứt, rạn. Tường của kho thông thường bằng gỗ (không khuyến khích), gạch nung, hoặc đá khối, xi măng amiăng, sắt tây, nhôm, gạch hoặc xây nề, bê tông đổĐÂY LÀ NỘI DUNG CÓ THU PHÍ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6130:1996 (ISO 6639/4:1987) về ngũ cốc và đậu đỗ - xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - các phương pháp nhanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4995:1989 (ISO 5527/1-1979)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5581:1991 (ISO 6322-3: 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu hạt - kiểm tra sự xâm nhập của vật gây hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4994:1989 về rây thử cho ngũ cốc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4997:1989 về ngũ cốc và đậu đỗ - Phương pháp thử sự nhiễm sâu mọt bằng tia X do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-1:2008 (ISO 6322-1 : 1996) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3 : 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5619:1991 về ngũ cốc - Phương pháp xác định dư lượng diclovot
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) về Ngũ cốc và đậu đỗ bảo quản - Hướng dẫn phát hiện nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6130:1996 (ISO 6639/4:1987) về ngũ cốc và đậu đỗ - xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - các phương pháp nhanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4995:1989 (ISO 5527/1-1979)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5581:1991 (ISO 6322-3: 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu hạt - kiểm tra sự xâm nhập của vật gây hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4994:1989 về rây thử cho ngũ cốc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4997:1989 về ngũ cốc và đậu đỗ - Phương pháp thử sự nhiễm sâu mọt bằng tia X do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-1:2008 (ISO 6322-1 : 1996) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3 : 1989) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5619:1991 về ngũ cốc - Phương pháp xác định dư lượng diclovot
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-2 : 2008 (ISO 6322-2 : 2000) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 2: Khuyến nghị thực hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) về Ngũ cốc và đậu đỗ bảo quản - Hướng dẫn phát hiện nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy
HIỆU LỰC VĂN BẢN
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5089:1990 (ISO 6322/2-1981) về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - yêu cầu cơ bản
- Số hiệu: TCVN5089:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/11/1990
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản