Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7847-3:2008

NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ - XÁC ĐỊNH SỰ NHIỄM CÔN TRÙNG ẨN NÁU – PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN

Cereals and pulses – Determination of hidden insect infestation – Part 3: Reference method

Lời nói đầu

TCVN 7847-3:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 6639-3:1986;

TCVN 7847-3:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7847 (ISO 6639) Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu, bao gồm các phần sau đây:

- TCVN 7847-1:2008 (ISO 6639-1:1986) Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Phần 1: Nguyên tắc chung;

- TCVN 7847-2:2008 (ISO 6639-2:1986) Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Phần 2: Lấy mẫu;

- TCVN 7847-3:2008 (ISO 6639-3:1986) Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Phần 3: Phương pháp chuẩn;

- TCVN 6130:1996 (ISO 6639/4:1987) Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Phương pháp nhanh.

 

NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ - XÁC ĐỊNH SỰ NHIỄM CÔN TRÙNG ẨN NÁU – PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN

Cereals and pulses – Determination of hidden insect infestation – Part 3: Reference method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ. Mục đích là để đếm tất cả từng cá thể ở mọi giai đoạn sống của mỗi loài côn trùng thường lấy thức ăn và phát triển bên trong hạt ngũ cốc và đậu đỗ.

Phương pháp này chậm vì nó cho phép côn trùng hoàn thành chu kỳ phát triển và vũ hóa từ hạt trước khi thoát ra. Phương pháp này có thể sử dụng đối với các loài đục trong hạt nhưng không sử dụng đối với các loài thường ăn qua lỗ hoặc vết nứt của hạt. Có thể loại bỏ chúng bằng cách lắc hạt hoặc gây nhiễu loạn ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ sống và một số có thể bị chết. Do đó, số lượng côn trùng này không đánh giá được chính xác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4994:2008 (ISO 5223:1995), Rây thử ngũ cốc.

ISO 712, Cereals and cereal products – Determination of moisture content – Routine reference method (Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Xác định độ ẩm – Phương pháp chuẩn).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa nêu trong TCVN 7847-3:2008 (ISO 6639-1:1986).

4. Nguyên tắc

Duy trì mẫu thử ở nhiệt độ kiểm soát và độ ẩm tương đối sao cho số côn trùng có mặt trong mẫu phát triển đến giai đoạn trưởng thành, với số lượng lớn nhất có thể. Loại bỏ côn trùng vũ hóa từ hạt, nhận dạng và đếm ở thời điểm kết thúc, xác định số lượng côn trùng có mặt ban đầu.

5. Dụng cụ

Sử dụng dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1. Vật chứa kín khí, để bảo quản mẫu trước khi xác định độ ẩm (xem ISO 712).

5.2. Cân, chính xác đến 1 g và có thể cân ít nhất 300 g.

5.3. Vật chứa trong suốt, tốt nhất làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo, có thể chứa đến 300 g mẫu thử, với một lớp sâu không quá 50 mm.

5.4. Nắp, có thể lắp kín được và có thể tháo ra để thay đổi không khí, nhưng phải ngăn ngừa được côn trùng và nhóm động vật nhỏ khi lắp hoặc tháo ra khỏi vật chứa.

CHÚ THÍCH: Nên dùng giấy lọc để gắn kín thay vì dùng sáp paraphin.

5.5. Rây, có cỡ lỗ thích hợp để giữ lại hạt nhưng cho phép côn trùng lọt qua.

CHÚ THÍCH: Đối với ngũ cốc rây có cỡ lỗ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7847-3:2008 (ISO 6639-3:1986) về ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - Phần 3: Phương pháp chuẩn

  • Số hiệu: TCVN7847-3:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản