Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7083:2010

ISO 11870:2009

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO - HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DÙNG DỤNG CỤ ĐO CHẤT BÉO
Milk and milk products - Determination of fat content - General guidance on the use of butyrometric methods

Lời nói đầu

TCVN 7083:2010 thay thế TCVN 7083:2002;

TCVN 7083:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 11870:2009/IDF152:2009;

TCVN 7083:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO - HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO CHẤT BÉO

Milk and milk products - Determination of fat content - General guidance on the use of butyrometric methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về:

a) các phương pháp đã chuẩn hóa hiện hành (phương pháp chuẩn và phương pháp sử dụng dụng cụ đo chất béo) để xác định chất béo trong các sản phẩm sữa khác nhau;

b) các nguyên tắc này ưu tiên cho phép phân tích chất béo có sử dụng axit (acid-butyrometric) và các yêu cầu thao tác cơ bản;

c) quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp sử dụng dụng cụ đo chất béo so với phương pháp chuẩn có liên quan.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5504 (ISO 2446), Sữa - Xác định hàm lượng chất béo.

TCVN 8172 (ISO 3433), Phomat – Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp Van Gulik.

3. Nguyên tắc

Nguyên tắc của phương pháp sử dụng dụng cụ đo chất béo bất kỳ đều không thay đổi, không phụ thuộc vào sản phẩm cần phân tích. Protein được phân hủy bằng axit sulfuric. Chất béo trong sản phẩm được tách ra bằng cách ly tâm trong dụng cụ đo chất béo. Để tách chất béo được tốt hơn, nên cho thêm một lượng nhỏ cồn iso-amyl. Lấy số đọc trực tiếp trên thang đo của dụng cụ đo chất béo có hoặc không hiệu chỉnh.

4. Các phương pháp xác định hàm lượng chất béo

Các phương pháp xác định hàm lượng chất béo được dựa trên phương pháp sử dụng dụng cụ đo chất béo sử dụng axit (axit butyrometric) và phương pháp khối lượng chuẩn.

Phương pháp Gerber được quy định trong TCVN 5504 (ISO 2446) và phương pháp Van Gulik được quy định trong TCVN 8172 (ISO 3433). Các phương pháp sử dụng dụng cụ đo chất béo và phương pháp chuẩn hiện hành áp dụng hầu hết cho các sản phẩm sữa được liệt kê trong Bảng A.1.

5. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng là nước đã loại khoáng hoặc nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương.

5.1. Axit sulfuric, tinh khiết, không màu hoặc màu hổ phách nhạt và không có tạp chất.

5.2. Cồn iso-amyl. Cồn iso-amyl ít nhất là 99 % phần thể tích bao gồm các alcohol bậc một 3-metylbutan-1-ol và 2-metylbutan-1-ol chỉ cho phép có tạp chất của 2-metylpropan-1-ol và butan-1-ol. Không được chứa các pentanol bậc 2, 2-metylbutan-2-ol, fural-2-al (furfural, furan-2-carboxaldehyt, 2-furaldehyt), gasolin (dầu mỏ) và các dẫn xuất của benzen. Không được chứa nước.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bi, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7083:2010 (ISO 11870:2009) về Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hàm lượng chất béo - Hướng dẫn chung về phương pháp dùng dụng cụ đo chất béo

  • Số hiệu: TCVN7083:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản