Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6663-6:2018

ISO 5667-6:2014

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 6: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU NƯỚC SÔNG VÀ SUỐI

Water quality - Sampling Part 6: Guidance on sampling of rivers and streams

Lời nói đầu

TCVN 6663-6:2018 thay thế TCVN 6663-6:2008.

TCVN 6663-6:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-6:2014.

TCVN 6663-6:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6663 (ISO 5667) Chất lượng nước - Lấy mẫu gồm có các phần sau:

- Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu từ hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

- Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý nước và hệ thống phân phối nước bằng đường ống.

- Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu của sông và suối.

- Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi.

- Phần 8: Hướng dẫn lấy mẫu cặn ướt.

- Phần 9: Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

- Phần 10: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

- Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

- Phần 12: Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích đáy.

- Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn.

- Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng lấy mẫu nước môi trường và xử lý mẫu nước môi trường.

- Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

- Phần 16: Hướng dẫn thực hiện phép thử sinh học mẫu nước.

- Phần 17: Hướng dẫn lấy mẫu chất rắn lơ lửng.

- Phần 19: Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích biển.

- Phần 20: Hướng dẫn sử dụng dữ liệu lấy mẫu để ra quyết định - Phù hợp với ngưỡng và các hệ thống phân loại.

- Phần 21: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống được phân phối bằng xi-téc hoặc bằng các phương tiện khác ngoài bằng đường ống.

- Phần 22: Hướng dẫn thiết kế và lắp đặt các điểm quan trắc nước ngầm.

- Phần 23: Hướng dẫn lấy mẫu thụ động trong nước bề mặt.

Lời giới thiệu

Để xác định nguyên tắc áp dụng cho việc lấy mẫu cụ thể, mục đích lấy mẫu là điều quan trọng nhất. Một số ví dụ về mục đích của các chương trình lấy mẫu thường được phân chia ra cho lấy mẫu ở sông và suối như sau đây:

a) Để xác định tính phù hợp của chất lượng nước sông hoặc suối cho mục đích sử dụng cụ thể trong phạm vi một lưu vực sông, như:

1) Nguồn nước uống;

2) Để sử dụng cho nông nghiệp (ví dụ tất cả các loại nước thủy lợi, cấp nước cho chăn nuôi gia súc);

3) Để duy trì và phát triển nghề cá;

4) Để thay đổi mục đích sử dụng nước (ví dụ thể thao nước và bơi lội);

b) Để đánh giá tác động từ các hoạt động của con người đến chất lượng nước, như:

1) Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải hoặc sự cố đổ tràn đến nguồn nước tiếp nhận,

2) Đánh giá tác động của việc sử dụng đất đối với chất lượng nước sông và suối,

3) Đánh giá ảnh hưởng của sự tích tụ và thoát ra của các chất, kể cả các chất nhiễm bẩn từ trầm tích đáy, đến sinh cảnh thủy sinh trong phạm vi thủy vực, hoặc trầm tích đáy;

4) Nghiên cứu ảnh hưởng của việc hút nước, điều tiết nước của sông và nước chảy từ sông này sang sông khác đến chất lượng hóa học của nước sông và sinh cảnh thủy sinh của nó; và

5) Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng trên sông đến chất lượng nước sông (ví dụ dỡ bỏ hoặc xây thêm đập, thay đổi luồng chảy hoặc cấu trúc đáy sông).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối

  • Số hiệu: TCVN6663-6:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản