Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6663-7 : 2000

ISO 5667-7 : 1993

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 7: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU VÀ HƠI NƯỚC TẠI XƯỞNG NỒI HƠI

Water quality – Sampling - Part 7: Guidance on sampling of water and steam in boiler plant

Lời nói đầu

TCVN 6663 - 7 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-7 : 1993

TCVN 6663 - 7 : 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi

Water quality – Sampling - Part 7: Guidance on sampling of water and steam in boiler plants

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày các quy trình và thiết bị để lấy mẫu nước và mẫu hơi nước từ phân xưởng nồi hơi, kể cả các thí dụ về dụng cụ lấy mẫu, nhằm cung cấp mẫu đại diện để phân tích lý hóa của vùng nước chính hoặc của hơi nước ở nơi lấy mẫu.

Quy trình lấy mẫu nước áp dụng cho:

- Nước thô

- Nước pha thêm

- Nước cung cấp cho nồi hơi

- Nước ngưng tụ

- Nước nồi hơi

- Nước làm lạnh

Qui trình lấy mẫu hơi nước bao gồm cả hơi nước bão hòa và hơi nước quá nhiệt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lấy mẫu nước và hơi nước ở các nhà máy điện hạt nhân. Hình 2 đến hình 6 chỉ là những thí dụ về các thiết bị lấy mẫu.

2 TIêu chuẩn trích dẫn

- ISO 5667-1: 1980. Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu

- TCVN 5992-1995 (ISO 5667-2:1991) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu

- TCVN 5993-1995 (ISO 5667-3: 1985) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

- TCVN 5980-1995 (ISO 6107-1:1986). Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 1

- TCVN 5981-1995 (ISO 6107-2:1989). Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2

- ISO 8199:1988. Chất lượng nước - Hướng dẫn chung về cách đếm các vi sinh vật bằng nuôi cấy.

3 Định nghĩa

Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho tiêu chuẩn này:

3.1 lấy mẫu đẳng tốc: Là kỹ thuật lấy mẫu trong đó mẫu lấy từ một dòng nước hoặc hơi nước chảy qua miệng của đầu lấy mẫu có tốc độ bằng tốc độ của dòng chảy ở chỗ kề ngay với đầu lấy mẫu [TCVN 5981-1995 (ISO 6107-2)].

3.2 dụng cụ lấy mẫu: Dụng cụ dùng để lấy mẫu nước hoặc hơi nước, gián đoạn hoặc liên tục, nhằm kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định [TCVN 5981-1995 (ISO 6107-2)]

3.3 điểm lấy mẫu: Vị trí chính xác trong một hệ thống nơi mẫu được lấy [TCVN 5981-1995 (ISO 6107- 2)]

3.4 đầu lấy mẫu: Bộ phận của thiết bị lấy mẫu được nhúng vào trong một vùng nước hoặc hơi nước và mẫu nước sẽ chảy qua đó đầu tiên [TCVN 5981-1995 (ISO 6107-2)]

3.5 ống lấy mẫu: ống dẫn từ đầu lấy mẫu đến điểm chuyển giao mẫu hoặc đến thiết bị phân tích  [TCVN 5981-1995/ISO 6107-2]

3.6 điểm chuyển giao mẫu: Đoạn cuối của ống lấy mẫu, thường cách xa đầu lấy mẫu, nơi mẫu được lấy đi, gián đoạn hoặc liên tục, để kiểm tra.

3.7 nước thô: Nước chưa qua bất kỳ xử lý gì, hoặc nước được đưa vào nhà máy để xử lý thêm [TCVN 5980-1995 (ISO 6107-1)]

3.8 nước pha thêm: Nước cần phải thêm vào hệ thống để bù vào phần nước bị mất đi.

3.9 nước ngưng tụ: Hơi nước ngưng tụ từ các nhà máy điện hoặc quá trình dùng năng lượng, và không bị lẫn với các loại nước khác.

3.10 nước nồi hơi: Nước có trong nồi hơi đan

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-7:2000 (ISO 5667-7 : 1993) về chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 7- Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6663-7:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản