Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5997:1995
ISO 5667-8: L993

CHẤT LƯỢNG NƯỚC- LẤY MẪU – HƯỚNG DẪN LẤY MẪU NƯỚC MƯA
Water quality - Sampling - Guidance on the sampling of rain water

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu  chuẩn  này  cung  cấp  hướng  dẫn  lập  các  chương  trình  lấy  mẫu  và  chọn  phương diện  kĩ  thuật  lấy  mẫu  nước  mưa  (lắng  ướt).  Nó  không  bao  gồm  việc  đo  chất  lượng nước mưa.

Tiêu chuẩn này không bao gồm những chất lắng khô và  các loại lắng ướt khác như sương mù, mây chứa nước (cloudwater) vì cách đo chúng còn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng có tầm quan trọng không kém nước mưa. Bởi vậy, chỉ riêng số liệu về nước mưa là không đủ để tính toán tải lượng tổng thể.

Các đối tượng chính được nêu rõ ở l.l và l.2.

1.1. Kiểm soát thải vùng

Xác định tải lượng (nghĩa là khối lượng/diện tích/thời gian) của lắng ướt đối với một hệ sinh thái xác định đòi hỏi thông tin về thải, chuyển hóa và vận chuyển các chất ô nhiềm từ các nguồn điểm hay nguồn mặt. Thông tin này, cùng với đánh giá tải lượng tương đối theo khoảng cách và các nguồn vùng, đồng thời kết hợp với các nghiên cứu  về  tác  động  của  chất  gây  ô  nhiễm  tới  hệ  sinh  thái,  có  thể  dùng  để  xác  định những quy định kiểm soát thải.

1.2. Sự vận chuyển đi xa của các chất ô nhiễm không khí

Xác định những thay đổi theo không gian và thời gian của những thành phần lắng trên phạm vi vùng đòi hỏi các trạm được chọn phải có tính chắt đại diện và phải ở xa nguồn thải.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Những tiêu chuẩn sau đây áp dụng cùng tiêu chuẩn này:

ISO 5667- l: 1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần l: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu.

TCVN  5992:  1995,  (ISO  5667-2:  1991),  Chất  lượng  nước.  Lầy  mẫu.  Hướng  dẫn  kĩ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995, (IS05667- 3: 1985), Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu.

TCVN 5981: 1995. (I'SO 6107-2: 1989), Chất lượng nước. Thuật ngữ- Phần 2.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, những định nghĩa sau đây được áp dụng:

3.1. Lắng   ướt:   Nước   ngưng   tụ   từ   không   khí   ở   trạng   thái   lỏng   (mưa)   hoặc   rắn

(tuyết/băng).

Chú thích: ở vùng thời tiết lạnh, vào mùa đông, Lắng ướt thường ở trạng thái rắn. Lắng ướt có thể gồm những chất ô nhiêm lỏng lẫn vào nước. Ngoài những khó khớn phải tính đến khi lấy mẫu tuyết (6.4.2), còn có những yếu tố hhác cần chú ý khi giải trình kết quả.

3.2. Lắng khô: Lắng khô là sự kết tủa của tất cả các chất, trừ nước, ở trạng thái khí, lỏng hoặc hạt rắn dưới tác dụng của trọng trường hoặc các quá trình chuyển động rối.

4. Các chất cần xác định

4.1. Các thành phần chính

Đại đa số các mạng lưới giám sát chất lắng hiện có đều nhằm đo đạc các thành phần chính như các ion, các chất dinh dưỡng chính, và một số thông số khác như pH, độ axit, độ dẫn điện.

4.2. Vết các hợp chất vô cơ và hữu cơ

Nhiều vết các chất vô cơ, kể cả các chất phóng xạ, được đa vào không khí do đốt nhiên liệu và những hoạt động công nghiệp. Nhiều vết các kim loại bị hấp phụ bởi các hạt tro bay và tro dễ dàng kết tủa xuống mặt đất do tác dụng của trọng lực.

Vết các hợp chất hữu cơ là rất quan trọng vì phần lớn chúng là những chất độc cho các loài thủy sinh. Mặc dầu kết tủa với tốc đó chậm nhưng quá trình là liên tục và có thể dẫn đến sự tích tụ lớn theo năm tháng. Di chuyển theo không khí là một trong những con trường chính để lan toả các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường. Vết các  dơn  chất  cũng  như  các  hạt  và  hơi  trong  không  khí  có  thể  được  loại  đi  bằng phương pháp ướt khi chúng tạo nhân thích hợp để sinh ra những giọt nước (khi đó các chất ở dạng các hạt hoặc sol khí).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5997:1995 (ISO 5667-8: 1993) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước mưa

  • Số hiệu: TCVN5997:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản