Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5995: 1995

ISO 5667 – 5: 1991

CHẤT  LƯỢNG  NƯỚC  -  LẤY  MẪU  –  HƯỚNG  DẪN  LẤY  MẪU  NƯỚC UỐNG VÀ NƯỚC DÙNG ĐỂ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
Water quality - Sampling - Guidance on sampling of drinking water and used water for food and beverage processing

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này nêu những nguyên tắc chi tiết dùng cho việc lập chương trình lấy mẫu kĩ thuât lấy mẫu, xử lí và bảo quản mẫu nước uống và nước dùng chế biến thực phẩm và đồ uống (gọi tắt là nước uống). Nó gồm các quá trình xử lí nước ở nhà máy (trạm) xử lí (gồm ca phân tích nước thô), giám sát nhả máy (tram) xử lí và hệ thống phân phối và tìm hỏng hóc trong hệ thống.

Tiêu chuẩn này không bao gồm việc lấy mẫu ở các nguồn như nước ngầm, giếng, hồ, ao tự nhiên và nhân tạo, mặc dầu nước từ các nguồn này có thể dùng nước thô cho nhà máy (trạm) xử lí. Nếu cần lấy mẫu ở các nguồn đó, thí dụ để tìm nguồn ô nhiễm của nước thô, thì lấy mẫu theo phần tương ứng của ISO 5667. Lấy mẫu là phần quy định của chương trình kiểm soát nước uống. Điều quan trọng là mục đích lấy mẫu cần được xác định chính xác và các phép do cung cấp được thông tin hữu ích nhất và đại diện nhất về mặt thống kê. Cần dành thời gian và cố gắng thích đáng cho lập kế hoạch và vạch các chương trình lấy mẫu, kế hoạch chu đáo sẽ đem lại kết quả mĩ mãn.

Thí dụ về mục đích lẫy mẫu:

- Xác định hiệu qủa chất lượng nước ra khỏi nhà máy (trạm) xử lí nước uống hoặc một phần của nhà máy (trạm) (oxi hoá, khử trùng);

- Kiểm soát chất lượng nước ra khỏi nhà máy (trạm) xử lí;

- Kiểm soát chất lượng nước trong hệ thống phân phối;

- Tìm nguyên nhân ô nhiễm của hệ thống phân phối (những than phiền của người dùng);

- Kiểm soát khả năng ăn mòn của nước uống trong đường ống dân dụng do chì;

- Đánh giá tác dụng của các vật liệu tiếp xúc với nước tới chất lượng nước

- Kiểm soát nước vào và các giai đoạn xử lí khác nhau ở nhà máy (trạm) xử lí nước uống, bao gồm cả những bước xử lí cần thiết.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Những tiêu chuẩn sau đây áp dụng cùng tiêu chuẩn này.

ISO 2859-l: 1989, Các phương pháp lấy mẫu để thanh tra - Phần 1: Kế hoạch lấy mẫu dựa trên "mức độ chất lượng chấp nhận được (AQL) cho thanh tra theo lô.

ISO  5667-  1:  1980,  Chất  lượng  nước  –  Lấy  mẫu  -  Phần  1:  Hướng  dẫn  thiết  kế  các chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dần kĩ thuật lấy mẫu (ISO 5667-2: 1991)

TCVN 5993: 1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu

(ISO 5667- 3: 1985) ISO 8199: 1988, Chất lượng nước - Hướng dẫn chung về đếm sinh vật bằng nuôi cấy.

3. Thiết bị lấy mẫu

Cần tham khảo TCVN 5992 (ISO 5667- 2) về thiết L: lấy mẫu và những yêu cầu đối với vật liệu tiếp xúc với nước và TCVN 5993 (ISO 5667- 3) về làm sạch bình chứa mẫu.

4. Cách lấy mẫu

4.1. Đặc đểm lấy mẫu

Hướng dẫn chi tiết bao gồm cả xem xét thống kê nêu trong ISO 5667- 1.

Địa điểm lấy mẫu và các quy tắc an toàn địa phương (xem mục 6) ảnh hưởng đến phương pháp lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu cần quyết định xem có phép phân tích nào được làm tại cho không. Phân tích tại chỗ nên tiến hành với các chỉ tiêu mùi vị pH, clo, ozon, oxi hòa tan, axit (bazơ), CO2, độ dẫn diện, nhiệt độ nước và không khí xung quanh và quan sát mẫu nước. Cần chú ý điều luật quốc gia về yêu cầu phân tích tại chỗ.

Trước khi vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm, cần tiến hành bảo quản mẫu phù hợp với hướng dẫn trong TCVN: 5993 (ISO 5667- 3) và những tiêu chuẩn phân tích thích hợp.

4.1.1. Bể chứa

Mẫu cần được lấy từ ống vào và ống ra của bể chứa và càng gần bể càng t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5995:1995 (ISO 5667 – 5: 1991) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống

  • Số hiệu: TCVN5995:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản