Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
General requirements for bodies operating product certification systems
Lời nói đầu
TCVN 7457 : 2004 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 65 : 1996.
TCVN 7457 : 2004 thay thế TCVN 5995 : 1995 (ISO/CASCO 228 : 1994).
TCVN 7457 : 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
Chứng nhận sản phẩm (bao gồm cả quá trình hoặc dịch vụ) là một biện pháp đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm đó với các tiêu chuẩn và các tài liệu quy chuẩn khác đã được quy định. Một số hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm cả thử nghiệm sản phẩm ban đầu và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức được chứng nhận, sau đó là giám sát với sự lưu ý tới hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp và việc thử nghiệm mẫu được lấy từ xí nghiệp và ngoài thị trường. Các hệ thống khác dựa vào thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm giám sát song vẫn có những hệ thống chỉ yêu cầu thử nghiệm điển hình.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu mà việc tuân thủ chúng đảm bảo rằng các tổ chức chứng nhận điều hành những hệ thống chứng nhận phù hợp và đáng tin cậy, từ đó thúc đẩy việc chấp nhận các tổ chức đó ở mức độ quốc gia và quốc tế và tăng cường thương mại quốc tế.
Các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này, trước hết, được xem là những chuẩn mực chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm; các yêu cầu này có thể cần được chi tiết hóa hơn nữa khi chúng được các ngành công nghiệp cụ thể hoặc các ngành khác sử dụng hoặc khi cần lưu ý đến những yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như yêu cầu về sức khỏe và an toàn.
Xác nhận về sự phù hợp đối với các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu quy chuẩn thích hợp sẽ được thể hiện dưới hình thức các chứng chỉ hoặc dấu phù hợp. Các hệ thống chứng nhận sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể so với những tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác đã được quy định, trong nhiều trường hợp, đòi hỏi phải có các tài liệu giải thích kèm theo.
Mặc dù tiêu chuẩn này liên quan đến các tổ chức chứng nhận bên thứ ba nhưng nhiều điều khoản trong đó có thể sử dụng hữu ích trong những thủ tục đánh giá sự phù hợp của bên thứ nhất và bên thứ hai.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “Tổ chức được chứng nhận (certified organization)” (3.1) được sử dụng để thay thế cho thuật ngữ “Nhà cung ứng (supplier)” trong ISO/IEC Guide 65 : 1996, để phù hợp với TCVN ISO 9000 : 2000. Trong một số ngữ cảnh cụ thể, “tổ chức được chứng nhận” cần được hiểu là tổ chức có sản phẩm được chứng nhận.
YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
General requirements for bodies operating product certification systems
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung mà bên thứ ba Điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng nếu tổ chức này được thừa nhận là có năng lực và đáng tin cậy.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “tổ chức chứng nhận” được sử dụng với hàm ý là mọi tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm. Từ “sản phẩm” được sử dụng với nghĩa rộng nhất về mặt từ vựng và bao gồm cả các quá trình và các dịch vụ: từ “tiêu chuẩn” được sử dụng để bao gồm cả các tài liệu quy chuẩn khác như quy định kỹ thuật hoặc văn bản pháp quy kỹ thuật.
1.2 Hệ thống chứng nhận được tổ chức chứng nhận sử dụng có thể bao gồm một hoặc nhiều hoạt động dưới đây mà có thể được thực hiện kết hợp với hoạt động giám sát hoặc đánh giá sản xuất và giám sát hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức được chứng nhận hoặc cả hai như mô tả ở ISO/IEC Guide 53:
a) thử nghiệm hoặc kiểm tra điển hình;
b) thử nghiệm hoặc kiểm tra m
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5995:1995 (ISO 5667 – 5: 1991) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000) về hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 19011:2003 về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020 : 1998) về Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6708:2000 (ISO/IEC GUIDE 7 : 1994) về Hướng dẫn soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6450:1998 (ISO/IEC GUIDE 2 : 1996) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC17025:2001 (ISO/IEC 17025:1999) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 (IEC/ISO 17065: 2012) về Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7457:2004 (ISO/IEC GUIDE 65 : 1996) về Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7457:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra