Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6708 : 2000
ISO/IEC GUIDE 7 : 1994
HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO TIÊU CHUẨN DÙNG CHO ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Guidelines for drafting of standards suitable for use for conformity assessment
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này trình bày những hướng dẫn nhằm giúp các ban kỹ thuật soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.
Tiêu chuẩn này cũng có thể sử dụng để soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp của quá trình của dịch vụ.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996) – Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Thuật ngữ chung và định nghĩa.
ISO/IEC Directives, Part 2 : 1992 - Phương pháp luận xây dựng Tiêu chuẩn Quốc tế.
ISO/IEC Directives, Part 3 : 1989 - Soạn thảo và trình bày Tiêu chuẩn Quốc tế.
3. Định nghĩa
Theo tiêu chuẩn này các định nghĩa liên quan trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2 : 1996) và các định nghĩa sau đây được áp dụng.
3.1. Đánh giá sự phù hợp: Mọi hoạt động liên quan đến xác định trực tiếp hoặc gián tiếp các yêu cầu tương ứng được đáp ứng.
Chú thích 1 – Ví dụ về hoạt động đánh giá sự phù hợp là lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, kiểm tra xác nhận và đảm bảo sự phù hợp (công bố của người cung ứng, chứng nhận), đăng ký, công nhận và phê duyệt cũng như sự kết hợp các hoạt động đó.
4. Khái quát
4.1. Để đánh giá sự phù hợp, một số khía cạnh mà các tiêu chuẩn phải tuân thủ, chẳng hạn như các khía cạnh được nêu trong ISO/IEC Directives, Part 2 : 1992, kể cả phụ lục cần được nhấn mạnh. Điều này liên quan đến việc có hay không có các điều khoản cụ thể trong tiêu chuẩn, nhằm bảo đảm tính phù hợp của các tiêu chuẩn dùng cho việc đánh giá sự phù hợp. Vì vậy, các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia nên có những chuyên gia giàu kinh nghiệm về đánh giá sự phù hợp trong các nhóm cố vấn và các đại biểu tham dự các cuộc họp ban kỹ thuật liên quan.
4.2. Tiêu chuẩn thích hợp dùng cho việc đánh giá sự phù hợp nên được soạn thảo để các đối tượng sau có thể áp dụng được:
- nhà sản xuất hoặc người cung ứng (bên thứ nhất);
- người sử dụng hoặc người mua (bên thứ hai);
- tổ chức độc lập (bên thứ ba).
4.3. Tiêu chuẩn mà ban kỹ thuật chịu trách nhiệm biên soạn cho là thích hợp để đánh giá sự phù hợp thì nên trình bày rõ việc áp dụng này trong phần phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.
4.4. Các bên sử dụng tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp có thể lĩnh hội từ nội dung của tiêu chuẩn sự thông hiểu chung về ý nghĩa và dự định của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phải được trình bày rõ ràng, chính xác và tạo ra được sự thông hiểu thống nhất và chuẩn xác.
4.5. Tiêu chuẩn phải định rõ yêu cầu hay phương pháp thử sử dụng cho một trong những mục đích sau:
- đánh giá điển hình;
- sản xuất hàng ngày;
- giám sát.
4.6. Những yêu cầu về chọn mẫu liên quan đến đánh giá sự phù hợp nên được trình bày trong phụ lục hoặc trong một tài liệu riêng và được trích dẫn trong tiêu chuẩn.
Cần nói rõ có hay không các yêu cầu về lấy mẫu mang tính chất quy định hay tham khảo. Yêu cầu lấy mẫu có thể bao gồm việc lấy mẫu thống kê theo quy định và thời gian biểu phải thực hiện.
4.7. Những điều khoản sau có thể đưa vào phụ lục tham khảo hoặc lời nói đầu của tiêu chuẩn và không nên mang tính chất quy định, trừ phi tiêu chuẩn này được xác định dùng cho hệ thống đánh giá chất lượng như IECQ1), trong trường hợp đó, một hay nhiều điều khoản sau có thể mang tính chất quy định:
a) các vấn đề liên quan đến dấu hay nhãn phù hợp, chứng chỉ phù hợp, hay công bố sự phù hợp của nhà sản xuất hoặc người cung ứng;
b) thời gian áp dụng hay phân định trách nhiệm cho các bên khác nhau khi sử dụng tiêu chuẩn;
c) các yêu cầu đối với quá trình sản xuất, nếu không làm n
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7776:2008 (ISO/IEC GUIDE 28:2004) về đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về hệ thống chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7778:2008 (ISO/IEC GUIDE 53 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7779:2008 (ISO/IEC GUIDE 67 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7780:2008 (ISO/IEC GUIDE 68 : 2002) về Thoả thuận thừa nhận và chấp thuận kết quả đánh giá sự phù hợp
- 1Quyết định 1891/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7776:2008 (ISO/IEC GUIDE 28:2004) về đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về hệ thống chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7778:2008 (ISO/IEC GUIDE 53 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7779:2008 (ISO/IEC GUIDE 67 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7780:2008 (ISO/IEC GUIDE 68 : 2002) về Thoả thuận thừa nhận và chấp thuận kết quả đánh giá sự phù hợp
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6450:1998 (ISO/IEC GUIDE 2 : 1996) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17007:2011 (ISO/IEC 17007:2009) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn biên soạn tài liệu quy định sử dụng để đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6708:2000 (ISO/IEC GUIDE 7 : 1994) về Hướng dẫn soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp
- Số hiệu: TCVN6708:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra