Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5993:1995
ISO 5667-3: 1985

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU – HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ XỬ LÍ MẪU
Water quality - Sampling - Guidance on curing and treatment of samples

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề ra những hướng dẫn chung về những việc cần làm khi bảo quản và vận chuyển mẫu nước .

Những hướng dẫn này đặc biệt thích hợp khi mẫu (mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp) không thể được phân tích tại chỗ mà phải vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

2.Tiêu chuẩn trích dẫn

Những tiêu chuẩn sau đây áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:

ISO 5667- l: 1980, Chất lượng nước . Lấy mẫu. Phần l: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2: 1991): Chất lượng nước . Lấy mẫu. Hướng dẫn thuật lấy mẫu.

TCVN 5997: 1995 (ISO 5667-8: 1993): Chất lượng nước . Lấy mẫu. Hướng dẫn mẫu nước m|a.

3.Bảo quản mẫu

3.1.Đại cương

Các loại nước , đặc biệt là nước mặt và nước thải, thường bị biến đổi ở những mức khác nhau do các tác động lí, hóa và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu khi phân tích: Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như  không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích.

Nếu có nghi ngờ, cần tham khảo ý kiến các nhà phân tích và các nhà khoa học trước khi chọn phương pháp bảo quản và xử lí mẫu.

Nguyên nhân gây biến đổi có rất nhiều, một vài nguyên nhân trong số đó là:

-Vi khuẩn, tảo và các sinh vật khác có thể tiêu thụ một số thành phần có trong mẫu; chúng cũng có thể làm biến đổi bản chất của các thành phần và tạo ra các thành phần mới. Hoạt động sinh học này ảnh h|ởng đến, thí dụ, hàm lượng oxi hoá tan, cacbon dioxit, các hợp chất nitơ, photpho và đôi khi cả silic;

-Một số hợp chất có thể bị oxi hóa bởi ôxi hòa tan trong mẫu hoặc oxi không khí

(thí dụ như  các hợp chất hữu cơ, sắt (II), sunfua);

-Một số chất có thể kết tủa (thí dụ như  CaCO3  Al(OH)3, Mg3(PO4)2) hoặc bay hơi

(thí dụ như  oxi, thủy ngân, xianua);

-pH,  độ  dẫn,  hàm  lượng  cacbon  dioxit  có  thể  bị  thay  đổi  do  hấp  thụ  cacbon dioxit từ không khí.


-Các kim loại hòa tan hoặc ở dạng keo cũng như  một số hợp chất hữu cơ có thể

bị hấp phụ hoặc hấp thụ không thuận nghịch lên thành bình chứa hoặc lên các hạt rắn có trong mẫu.

-Các sản phẩm polyme hóa có thể bị depolyme hóa; ngược lại các hợp chất đơn giản có thể polyme hóa.

Mức độ của các tác động này phụ thuộc vào bản chất hóa học và sinh học của mẫu, vào nhiệt độ, sự tiếp súc với ánh sáng và vật liệu làm bình chứa mẫu,vào thời gian lưu  giữ  mẫu,  và  vào  các  điều  kiện  khác  (thí  dụ  để  yên  hoặc  lắc  trong  khi  vận chuyển)…

Những biến đổi liên quan đến một chất riêng biệt có khi thay đổi cả về mức độ lẫn tốc độ, không những phụ thuộc vào loại nước mà còn vào những điều kiện về mùa.

Hơn nữa cần nhấn mạnh rằng những biến đổi này thường đủ nhanh và làm mẫu thay đổi trương vòng ít giờ. Bởi vậy trong mọi trường hợp phải hết sức ch

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

  • Số hiệu: TCVN5993:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản